Sự tự do hoàn hảo trong thờ phượng có nghĩa là làm một việc nào đó

Thứ bảy - 31/08/2024 04:59  203
Sự tự do hoàn hảo trong thờ phượng có nghĩa là làm một việc nào đó
 
Chúa nhật XXII Thường niên B. 
Đnl 4,1-8; Tv 15; Gc 1,17-27; Mc 7,1-23.
Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org.

 
Có những dao động qua lại trong lúc giao mùa cũng như trong đời sống phụng vụ của Giáo hội. Ví dụ, học sinh chuyển từ môi trường tự do của mùa hè sang việc học tập của năm học với sự tập trung, bài tập về nhà và thi đua nhóm. Sự chuyển động đó thể được cảm nhận bởi một số người chăm chú “lắng nghe Lời Chúa” vào Chúa nhật tuần XXII Thường niên, khi các bài đọc chuyển từ Bánh hằng sống sang một loạt các phân đoạn tập trung vào các vấn đề thực hành lề luật.

Lề luật là một trong những thuật ngữ mang nghĩa bao quát trong Kinh thánh, thường được sử dụng và áp dụng sai trong các bản văn thánh. Bài đọc I trích sách Đệ nhị luật, được gọi là “bộ luật thứ hai” vì nó lấy lại tất cả diễn từ về lề luật từ những các sách thánh  trước đó, trình bày ý nghĩa của lề luật như một thuật ngữ tổng hợp. Môsê nói với dân chúng: “Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?” (Đnl 4,8). Khi Môsê dùng cụm từ “bộ luật”, thì có thể giải thích đó là tất cả những gì trong giới hạn được chấp nhận của truyền thống lề luật bằng văn tự và truyền khẩu. Chúng ta thường nghĩ bản văn thánh ràng buộc cộng đoàn phải tuân thủ nghiêm ngặt một bộ quy tắc và tục lệ cụ thể đã được viết ra. Tuy nhiên, trong lịch sử Israel cổ đại, lề luật có nghĩa là tất cả mọi thứ, từ sự khôn ngoan của bậc cao niên, huấn lệnh của cha mẹ và tục lệ giữ chay bất thành văn của địa phương cho đến tinh thần ngôn sứ, cũng như sách Ngũ thư (Torah).

Dựa trên sự căng thẳng giữa việc tuân giữ luân lý và lễ nghi, bài Tin mừng đi vào truyền thống giải thích lề luật xa xưa, một thực hành thích hợp của người Do Thái cho đến ngày nay. Việc giữ chay của người Do Thái đang bị đe dọa, đây là mối quan tâm ngày càng lớn đối với nhiều môn đệ Chúa Giêsu không phải gốc Do Thái. Chúa Giêsu nói với đám đông đang tụ tập: “Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế.” (Mc 7,15). Mặc dù mọi của ăn đều được Chúa Giêsu chấp nhận trong đoạn văn này, nhưng điều này không làm thay đổi thực tế là các quy tắc và tập tục giữ chay vẫn tiếp tục được các cộng đoàn Do Thái giáo thực hành từ thời Kinh thánh cho đến hôm nay. Những gì chúng ta thấy trong đoạn văn này là hiện tượng phổ quát của việc phân biệt giữa tinh thần và chữ viết của lề luật. Mỗi cộng đồng nhân loại ở mọi thế hệ đều phải đấu tranh với câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của bất kỳ luật lệ nào đặt ra cho một dân tộc.

Điều có thể truyền cảm hứng cho một số người trong chúng ta là cách thánh Giacôbê trong bài đọc II cố gắng giải thích lề luật từ việc xác định tâm tình tôn giáo. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.” (Gc 1,22). Thánh Giacôbê nối kết tự do với hành động như là cốt lõi của lề luật, gọi đó là “luật tự do hoàn hảo” trong cách biện luận của mình. Lời khuyến khích có ý kêu gọi tất cả những người nghe lời Chúa hãy hành động có trách nhiệm (Gc 1,25). Ngài còn đi xa đến mức định nghĩa sự thờ phượng đích thực. “Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này.” (Gc 1,27).

Từ “đạo đức” ít thấy trong Tân ước; nó thường được sử dụng để  ám chỉ hành động thờ phượng. Ước gì việc thờ phượng, hiểu biết lề luật và cảm thức tự do của chúng ta cần đi liền với chọn lựa thần học đối với người nghèo, đúng như trong trong thư của thánh Giacôbê.

CẦU NGUYỆN
Tinh thần của lề luật có ý nghĩa gì với chúng ta?
Chúng ta áp dụng nội dung của lề luật vào cuộc sống của mình như thế nào?
Chúng ta có thể chỉ ra nơi nào mà lề luật nối kết trực tiếp với mối quan tâm đến người nghèo không?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay24,004
  • Tháng hiện tại678,518
  • Tổng lượt truy cập52,847,466

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây