Suy niệm Chúa Nhật 23 Thường Niên B - Lm. Xuân Hy Vọng

Thứ ba - 03/09/2024 21:46  209
CHỮA THÓI CÂM ĐIẾC LÀM NGƠ!

Chuyện nghe mà không hiểu, mở miệng mà chẳng thành câukhông còn lạ gì khi chúng ta ở đất khách quê người. Có dịp gặp cô tôi sinh sng xa quê hương xứ sở, tôi hỏi: "Sống ở nước ngoài, điều gì khiến cô buồn khổ nhất". Cô nhoẻn miệng cười đáp: "Khổ nhất là sống như người điếc và câm. Không biết tiếng nên ngọng nghịu, chẳng nói được gì, thành ra không ai hiểu. Người ta nói gì mình cũng chng hiu, y như người điếc vậy”.

Cảm tạ Chúa vì chúng ta được Ngài ban cho một cơ thể toàn vẹn, mọi chức năng hoạt động đúng vai trò của nó; nhưng đôi khi vì thói quen hay lí do nào đó, mà chúng ta đánh mất, hoặc xáo trộn nó, làm rối tung. Một lần nọ, cô bé Hoa hỏi bà rằng:
 
  • Bà ơi, sao con người có hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai, mà chỉ có một miệng và một lỗ mũi hỡi bà?
Và bà liền trả lời:
  • Hai tay để con lao động cật lc, hai chân để con đi xa học rộng, hai mắt để con học hỏi tìm tòi. Còn hai tai mà chỉ một lỗ mũi, một miệng, là để con không xỏ mũi vào chuyện của người khác, nói ít đi và nghe thật nhiều”!

Thật vậy, chúng ta vẫn còn may mắn nhiều hơn anh chàng bị câm điếc được người ta mang đến cho Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta vẫn còn miệng lưỡi để diễn tả những gì muốn nói, muốn trình bày; chúng ta còn cả đôi tai nguyên vẹn, chưa phải bị điếc lác, hay lãng tai, hoặc dùng đến máy trợ thính. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta chẳng may mắn hơn anh ấy, nếu chúng ta ù lì, mê mải trong thói câm điếc tâm linh', thói giả điếc làm ngơ’, hoặc câm điếc làm thinh, v.v…Vì thà rằng bị câm điếc thể lý, nhưng tâm hồn luôn rộng mở, cảm thông, lắng nghe, thấu hiểu, nói lên tiếng lòng của mình, can đảm đến với người, chia san với đời thì tốt lành thánh thiện biết bao! Vì thà rằng bị câm điếc thân xác, còn hơn bị ‘câm nín, điếc láctrước nỗi thống khổ của anh chị em, trước cảnh bất công, với bao cảnh tượng u sầu và khóc than, người người đang van xin sự giúp đỡ của chúng ta!

Từ thời Cựu ước, ngôn sứ I-sai-ah đã tuyên sấm về Con Thiên Chúa sẽ đến và cứu thoát…Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra…” (x. Is 35, 4-5), và điều này đã thành sự nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ngài chữa lành nhiều thứ bệnh tật, trừ quỷ, cho kẻ chết sống lại, cụ thể Ngài đã giải thoát cho anh chàng vừa câm vừa điếc trong bài Tin Mừng: “…đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta,…đoạn ngước mặt lên trời, thở dài và bảo: “Ê-phê-ta!” (nghĩa là "Hãy mở ra!”)” (x. Mc 7, 33-34). Thế nhưng, chúng ta có tự nguyện đến xin Đức Giê-su chữa lành cho thói đời câm nín, điếc lác' tâm linh của mình chăng? Chúng ta sẵn sàng chấp nhận cách Ngài chữa lành như đã làm cho anh câm điếc kia không? Hay vẫn mong muốn Ngài giải thoát, nhưng theo cách thức của chúng ta?

Nếu chúng ta tín thác, cậy trông, vâng phục, giao phó hoàn toàn trong tay Chúa, để Ngài tự ý chữa lành và giải thoát chúng ta, thì chắc chắn lời thán phục của dân chúng không bao giờ sai: Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!” (Mc 7, 37). Thật vậy, Chúa thực hiện mọi điều tốt lành nơi chúng ta, nơi gia đình, nơi cộng đoàn, nơi giáo xứ, ngoài xã hội và trong Giáo hi chúng ta theo phương cách của Ngài. Hơn nữa, nếu để Đức Giê-su chữa lành thói đời giả điếc làm ngơ’, giả câm làm thinh, thì ắt hẳn chúng ta nên thực hành Lời Chúa phán dạy qua thư của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ: “…là những người tin vào Đức Giê-su Ki-tô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh (chị) em đừng thiên vị” (Gc 2, 1). Nể trọng những ai giàu có, mà khinh khi hoặc xem thường người nghèo khó! Giao du, đối đãi quá mức với đại gia (VIP), dành nhiều thời gian cho họ; nhưng lại chẳng có thời giờ cho người nghèo khổ, người cùng khốn, đang cần đến sự giúp đỡ và nâng đỡ của chúng ta! Một khi sa vào thái độ này, hoặc hành vi này, chúng ta không những trở nên câm điếctâm linh, mà còn trở thành quan toà xét xử đầy tà tâm” (x. Gc 2, 4).

Tóm lại, chúng ta có thể dừng lại nơi tác phẩm Tự thuật” của Thánh Âu-gus-ti-nô, hòng nhìn nhận đôi tai đã điếc lác trước Lời ca Chúa, đôi môi câm nín làm thinh trước bất công xã hội, trước nỗi thống khổ của tha nhân trong thời gian dài. Để rồi chúng ta cùng thánh nhân thốt lên: Con yêu Chúa quá muộn, lạy Chúa là vẻ đẹp vừa rất xưa vừa mới mãi, con yêu Chúa quá muộn ! Này Chúa vẫn ở trong con, mà hồi ấy con cứ ở ngoài và cứ tìm Chúa bên ngoài…Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu toả và đã xua tan sự mù loà của con…”

Ê-phê-ta” - xin mở ra
Cho con nhận biết Chúa là chân lý.
Ê-phê-ta” - mở tâm trí
Hầu con yêu mến Thánh ý của Ngài.
Ê-phê-ta” - mở đôi tai
Cõi lòng tha thiết hỡi ai sầu buồn.
Ê-phê-ta” - xin mở hồn
Bật tung mắt mở, khơi nguồn tình yêu. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay18,833
  • Tháng hiện tại215,769
  • Tổng lượt truy cập50,628,376

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây