HỌC HỎI THÁNH KINH 100 TUẦN: TUẦN 30 VÀ 31.

Thứ bảy - 03/12/2016 21:34  1137

Tuần 30: Sách Các Vua 2 (chương 1-13)

I. ƠN GỌI CỦA ÊLISÊ (1V 19, 19-21)

Trong trình thuật về ơn gọi của Elisê, nên quan tâm đến một vài chi tiết: Áo choàng của Elia là biểu tượng quyền năng của vị tiên tri (x.2V 2, 8.14: đập áo choàng rẽ biển). Elisê đã đáp lại lời mời gọi bằng cách giết bò và lấy cày làm củi. Hành động này diễn tả quyết tâm dứt khoát từ bỏ mọi sự để theo thầy.

So sánh với Chúa Giêsu (đọc Lc 9, 57-62), Người còn đòi hỏi nhiều hơn đến độ “để kẻ chết chôn kẻ chết.” Chúa Giêsu không coi nhẹ quan hệ gia đình nhưng Người muốn cho thấy tính tuyệt đối của Nước Trời.

Những trình thuật trên giúp ta thấy rõ hơn đòi hỏi từ bỏ trong đời sống Kitô hữu, không chỉ trong đời tu mà đối với mọi tín hữu, mọi ơn gọi. Sự từ bỏ này không những được thể hiện trong những chọn lựa quan trọng của đời sống mà còn cần được thể hiện ngay trong những chọn lựa hằng ngày.

II. QUYỀN NĂNG CỦA LỜI THIÊN CHÚA

1. Elisê làm nhiều phép lạ

Tiên tri Elisê làm nhiều phép lạ: những phép lạ trên sự vật như chữa lành nước uống, lượng dầu của bà goá nghèo khổ; những phép lạ trên bệnh tật và cả thần chết. Điều cần nhấn mạnh ở đây là quyền năng của Lời Chúa, Lời chữa lành, Lời ban sự sống. Ý nghĩa này được thể hiện cách cụ thể qua phép lạ chữa lành Naaman.

2. Phép lạ chữa lành Naaman (5,1-17)

Vua Israel bất lực trước cơn bệnh của Naaman. Dù thương mến vị tướng này hết sức, nhà vua không thể giúp gì được. Như thế, quyền lực chính trị và quân sự không phải là tất cả. Rộng hơn nữa, mọi thứ quyền lực con người có trong tay đều có những giới hạn của nó. Sự giới hạn này gắn liền với chính thân phận hữu hạn của loài thụ tạo. Không biết nhìn nhận những giới hạn này là không sống đúng với sự thật về con người, và có thể dẫn đến những hành động tai hại.

Thái độ của Naaman: Ông từ chối đi tắm ở sông Giođan theo yêu cầu của tiên tri Elisê vì lập luận rằng có nhiều dòng sông ở quê ông còn tốt hơn. Chính ở đây, độc giả khám phá ý nghĩa của bản văn: vấn đề không phải là dòng sông mà là lời của vị tiên tri dạy, đúng hơn là Lời Thiên Chúa phán qua miệng vị tiên tri. Chính Lời Thiên Chúa làm cho nước sông Giođan có khả năng chữa lành, chính Lời Thiên Chúa chữa lành và ban sự sống.

Những chi tiết trên giúp ta suy nghĩ về đức tin và đời sống Kitô hữu của mình.

Nước sông Giođan là hình ảnh nước rửa tội: Bệnh phong là hình ảnh của tội lỗi (thân phận người phong trong Israel mô tả ý nghĩa của tội lỗi: mất hiệp thông với Thiên Chúa, với cộng đoàn, bị xa cách). Naaman nhờ nước sông Giođan mà được sạch, da thịt trở nên đẹp đẽ như da đứa trẻ. Cũng vậy, nước rửa tội ban cho ta ơn tái sinh, dẫn ta vào sự hiệp thông đã mất.

Ý nghĩa của cử hành bí tích: Trong mọi cử hành bí tích đều có Lời và chất liệu như nước, dầu, bánh... Đây chỉ là những chất liệu bình thường trong cuộc sống nhưng Lời Thiên Chúa (qua thừa tác viên) làm cho chất liệu mang nội dung mới. Cả linh mục cũng như giáo dân đều cần quan tâm đến ý nghĩa này để cử hành bí tích với ý thức đức tin, không biến bí tích thành ma thuật.

Một chi tiết cần lưu ý vì có thể gây thắc mắc là câu chuyện Elisê nguyền rủa đám trẻ con khiến chúng chết. Hành động đó không phát xuất từ sự độc ác của vị tiên tri nhưng để làm nổi bật lời cảnh giác: đừng coi nhẹ lời ngôn sứ.

III. TRUNG TÍN VỚI LỜI CHÚA

Tiên tri là người được Chúa sai đi để công bố Lời Chúa cho dân, vì thế các ngài nhấn mạnh rất nhiều đến việc trung tín với Lời Chúa. Có thể lấy một vài câu chuyện trong Sách Các Vua để minh hoạ.

1. Truyện bà Jezabel

Vì lòng tham, hai vợ chồng vua Achaz sử dụng mọi thủ đoạn tồi tệ nhất để chiếm đoạt vườn nho của Nabot. Nabot bị tố cáo tội phạm thượng đến Thiên Chúa và Đức Vua, và ông bị ném đá chết. Và nhà vua ung dung chiếm đoạt vườn nho của Nabot (1V 21, 4-15). Thế nhưng tiên tri Elia được Chúa sai đến tuyên án lệnh của Thiên Chúa, một án lệnh khủng khiếp: “Ta sẽ giáng tai hoạ xuống trên ngươi, Ta sẽ xoá sạch hậu duệ ngươi… Chó sẽ ăn thịt Jezabel…” 1V 21,23. Và án lệnh đã được thi hành: vì vua Achaz bày tỏ lòng sám hối nên Chúa phán, “Vì nó đã hạ mình trước mặt Ta, nên Ta sẽ không giáng họa trong buổi sinh thời của nó, nhưng đến đời con nó, Ta sẽ giáng họa xuống nhà nó” (21,29). Nhưng bà Jezabel đã phải chịu hình phạt như Lời Chúa phán (2V 9, 30-37).

2. Truyện Vua Ahaziah

Nhà vua đau ốm và sai người đi thỉnh ý thần Baal xem có qua nổi cơn bệnh không (2V 1,2). Quả là một cử chỉ tỏ tường cho thấy nhà vua đã bỏ Chúa để tin theo các thần tượng ngoại giáo. Vì thế Chúa phán qua miệng tiên tri Elia: “Ở Israel không có Thiên Chúa hay sao, mà các anh lại đi thỉnh ý Baal… Vì thế Đức Chúa phán thế này: ngươi sẽ không xuống khỏi giường mà ngươi đã lên nằm, vì thế nào ngươi cũng chết” (2V 1, 3-4). Và án lệnh của Thiên Chúa đã được thi hành (2V 1,17).

Hai câu truyện trên và nhiều sự kiện khác trong sách đều nhằm làm nổi bật đòi hỏi trung tín với Thiên Chúa và với giao ước. Đây không phải là lời đe doạ nhưng là lời mời gọi cho tất cả các tín hữu, để mỗi người cố gắng sống trung tín với ơn gọi đã lãnh nhận: ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi gia đình, ơn gọi linh mục tu sĩ. Cuộc sống ta sẽ chỉ có hạnh phúc thật sự sâu xa và bền vững khi sống sự trung tín này.

ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Nguồn: tgpsaigon.net

Tuần 31: Tổng kết sách Các Vua

A1A2A3A4A5

ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Nguồn: Đường về Emmaus

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay24,621
  • Tháng hiện tại684,527
  • Tổng lượt truy cập52,853,475

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây