Một hướng đi cho Người Tôi Trung tài giỏi

Thứ bảy - 14/09/2024 05:54  178
Một hướng đi cho Người Tôi Trung tài giỏi
 
Victor Cancino, S.J.
Chúa nhật XXIV Thường niên B
Is 50,5-9; Tv 116; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35
 
Sách ngôn sứ Isaia có bốn lời sấm về “Người Tôi Trung của Thiên Chúa.” Những lời sấm này cũng được biết đến như “bốn bài ca về Người Tôi Trung đau khổ,” qua đó cho thấy những điều mà người môn đệ tài giỏi có thể phải đối mặt. Bài đọc I Chúa nhật XXIV Thường niên B nêu bật bài ca thứ ba với câu hỏi mở đầu được Người Tôi Trung thốt lên: “Ai còn tranh tụng với tôi được?” (Is 50,8).

Người Tôi Trung vô danh này có quyền lên tiếng vì chính ông trước tiên đã học cách lắng nghe: “Thiên Chúa đã mở tai tôi mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui” (Is 50,5). Hình ảnh Người Tôi Trung vẫn còn được mở đôi tai tiếp tục chủ đề Ephphatha (“hãy mở ra”) của Chúa nhật trước với việc nhấn mạnh vào sự hoán cải hoặc đổi mới nhận thức để nhìn thế giới từ góc nhìn của Thiên Chúa. Trong bài đọc I, Người Tôi Trung tuyên bố quyền được vô tội. Ông quyết tâm không thỏa hiệp trước những khó khăn: “Tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn” (Is 50,7). Người Tôi Trung sẽ phải chịu nhiều đau khổ vì ơn gọi đặc biệt của mình đã đưa ông đến thời điểm độc nhất này để đáp lại. “Tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui” (Is 50,5).

Không ai có thể phủ nhận điều tốt lành của sự đáp trả nơi Người Tôi Trung. Do đó, ông có quyền hưởng bốn điều: quyền chịu đau khổ vì điều gì đó mà người ta tin tưởng; quyền đón lấy khó khăn như một kết quả trực tiếp của ơn gọi đặc biệt trong đời sống; quyền tiếp tục trên con đường nguy nan nếu được gọi; và quyền giữ vững niềm tin vào sự trợ giúp của Thiên Chúa trong lúc đau khổ. Những “quyền” này hiếm khi được nghe thấy trong xã hội của chúng ta, và nếu có, thì thường liên quan đến một lợi ích cụ thể như giàu sang, danh vọng hay uy thế. Isaia nói về đặc ân phục vụ, bất chấp ẩn tàng mối nguy thực sự.

Bài thánh vịnh đáp ca mang theo một cảm thức tương tự bài đọc I. Vịnh gia kêu lên: “Tôi yêu mến Chúa, vì Chúa đã nghe tiếng tôi cầu khẩn” (Tv 116,1). Lời ca này hát về việc tiến bước trong miền đất của người sống, nhưng chỉ vì trước đó vịnh gia đã trực tiếp cảm nghiệm “màng lưới âm phủ” (Tv 116,3). Sự khôn ngoan của bài Thánh vịnh cung cấp một manh mối về Người Tôi Trung tài giỏi trong Isaia: “Chúa hằng gìn giữ những ai bé mọn, tôi yếu đuối, Người đã cứu tôi” (Tv 116,6). Việc nắm bắt lý lẽ của bài Thánh vịnh là chìa khóa để hiểu được sự trưởng thành của Người Tôi Trung tài giỏi từ bốn bài ca. Người Tôi Trung biết, thậm chí đoán trước, rằng mình sẽ gặp đau khổ. Nhưng Người Tôi Trung của Isaiah cũng thấy trước rằng Thiên Chúa sẽ cứu Ngài. Bám chặt vào cả hai điều này là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành tâm linh. Có vẻ như “những người chất phác” không quá ngây thơ nhưng khá khôn ngoan.

Trước khi Tin mừng được công bố, các bài đọc đã giúp cho các tín hữu nhiệt tâm sẵn sàng cùng với Phêrô xem xét lời tiên báo lần thứ nhất về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu có ý nghĩa gì đối với người môn đệ. “Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều” (Mc 8,31). Biểu lộ lo sợ của Phêrô trước việc Đấng Mêssia của ông phải chịu đau khổ cho thấy ông còn thiếu khôn ngoan thiêng liêng. Phêrô còn một chặng đường dài phía trước để trưởng thành, để có thể đứng vững trước cuộc khổ nạn của Đức Kitô với khả năng cứu rỗi của chính cuộc khổ nạn này. Đức Giêsu quở trách: “Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mc 8,33).

Cảnh tượng mạnh mẽ mang chiều sâu thần học này chứa đựng lời tiên báo lần thứ nhất về cuộc khổ nạn diễn ra trong một khung cảnh đặc biệt. Tường thuật cho biết cuộc trò chuyện diễn ra gần các làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Ở đây có một địa điểm nổi tiếng để hành hương và hiến tế cho thần Pan, vị thần của thiên nhiên đã hứa ban sự tái sinh và sự sống mới cho những ai trung thành sùng bái. Chính trong bối cảnh này, Đức Giêsu bắt đầu dạy dỗ về con đường dành cho người môn đệ tài giỏi của Đức Kitô, chứ không phải là môn đệ của thần Pan.

Tập họp đám đông dân chúng lại, Đức Giêsu phán: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mc 8:34). Những ai muốn cứu mạng sống quý giá của mình phải sẵn sàng liều mất nó hoàn toàn. Đây là bài học thực sự ý nghĩa đối với Người Tôi Trung tài giỏi. Ước mong tất cả chúng ta đều trưởng thành trong đức tin, bất kể điều gì đang đợi phía trước.


Cầu nguyện
Phục vụ trong thánh chức là một đặc ân theo nghĩa nào?

Chúng ta đã có những trải nghiệm khó khăn như thế nào vì đức tin của mình?

Hành trình bước theo Đức Kitô đòi buộc chúng ta dấn bước đến nơi nào?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay26,079
  • Tháng hiện tại378,244
  • Tổng lượt truy cập51,709,579

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây