Suy Niệm Thánh Vịnh 62 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Thứ ba - 29/08/2023 23:10  321
Suy Niệm Thánh Vịnh 62
1 Thánh vịnh. Của vua Đa-vít. Khi ông ở trong sa mạc Giu-đa.
2          Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
            ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
            Linh hồn con đã khát khao Ngài,
            tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
            như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
 
3          Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
            để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
4          Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
            miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương.
 
5          Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng,
            và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.
6          Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
            môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.
 
7          Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ,
            suốt năm canh thầm thĩ với Ngài.
8          Quả thật Ngài đã thương trợ giúp,
            nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui.
9          Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó,
            giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì.
 
10        Còn những kẻ tìm hại mạng sống con,
            ước gì chúng phải xuống vực sâu lòng đất,
11        bị gươm giáo phanh thây, làm mồi cho muông sói.
 
12        Đức Vua sẽ vui mừng trong Thiên Chúa.
            Ai lấy danh Chúa mà thề sẽ được hiên ngang ;
            còn người nói dối phải câm miệng.

Cùng Đọc Với Israel
Bốn khổ thơ đầu ca tụng niềm vui của Người khách trọ nhà Đức Chúa, người yêu thích viếng thăm nhà Thiên Chúa, Đền Thờ, và lưu lại đó như một thầy Lêvi. Đó là niềm vui được sống thân tình với Thiên Chúa, niềm vui nguyện cầu. Đặc biệt lưu ý kiểu xưng hô (toi-moi) thân mật: Ngài là Chúa con thờ….( mười bảy nhân vật đại danh từ hoặc sở hữu từ ở ngôi thứ hai). Một trong những cách cầu nguyện thánh vịnh này là bắt chước kiểu dùng ngôn từ này, bằng cách nhấn mạnh cách nội tâm trên các đại từ này: ‘Ngài ở đó, lạy Chúa, Ngài phán, con lắng nghe’.
Hai khổ thơ cuối (lưu ý chất giọng: không còn dùng kiểu xưng hô thân mật đó nữa với Thiên Chúa, gợi lên cuộc chiến đấu cánh chung để loại trừ điều dữ ra khỏi trái đất. Vài nhà chú giải nghĩ rằng cả hai khổ thơ này không thuộc về phần đầu của thánh vịnh.  Có thể gây sốc đối với người không biết trước ý nghĩa sâu xa của chúng (cụm từ chỉ bạo lực có thể đối nghịch với não trạng khoan dung hiện nay, với chủ thuyết không bè phái). Nhưng thực ra, đa số các thánh vịnh nói lên sự thân tình với Thiên Chúa lại thường có đoạn chuyển đổi này, chống lại các địch thù của Thiên Chúa: tình yêu đối với một ai đó đòi hỏi, tận sâu thẳm bên trong, những kẻ làm điều dữ cho người mình yêu phải biến mất. Điều đó cho thấy rằng, trong mọi trường hợp, hạnh phúc được ở với Thiên Chúa không được hiểu như một cuộc trốn chạy, một nơi nương tựa biếng nhác…nhưng như một khuyến khích bổ túc cho sự dấn thân toàn vẹn, cho cuộc chiến mỗi ngày chống lại điều dữ. Lời cầu nguyện, nơi Israel, không bao giờ tách lìa với cuộc sống.
Trên bình diện văn chương, nên biết cảm nếm phẩm chất thi vị của những hình ảnh cụ thể trải đầy trong bài thơ: khát khao…mảnh đất hoang khô cằn không giọt nước…dự tiệc…như chim con nép mình dưới cánh…đôi tay phù trì…’ Tình Yêu Người đáng giá hơn sự sống! Biểu thức mạnh mẽ của Giao Ước. Có một từ chìa khóa để chỉ Giao ước: tình yêu của Người, Hessed.
Cùng Đọc Với Đức Giêsu
Chẳng khó gì đặt những lời thánh vịnh này lên môi miệng của Đức Giêsu.
Đêm tối, tôi nhớ đến Người…Hừng đông tôi tìm kiếm Người’. Đoạn tin mừng thánh Mátcô (Mc 1,35) cho ta biết Đức Giêsu cũng làm như thế: ‘Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt. Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó’.
Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc. Đức Giêsu thường dùng hình ảnh này để nói đến bữa tiệc cánh chung sắp đến (Mt 22,4; Mc 2,19). Và chính Người đã chuẩn bị sẵn bữa ăn để cho ta thông phần Mình, Máu Người: ‘Hãy cầm lấy mà ăn…Hãy cầm lấy mà uống’.
Tôi nhớ đến Chúa.  Đức Giêsu cũng mời gọi ta nhớ đến Người: ‘Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy…’
Tay hữu Người ôm ghì con. Đức Giêsu đã trình bày hình ảnh người cha đáng kính ôm lấy cổ đứa con trở về nhà mà hôn nó hồi lâu. Và thánh Gioan cũng được vinh dự là người môn đệ được Chúa Giêsu yêu, ngồi gần bên Chúa trong bữa ăn cuối cùng’ (Ga 13,23; 21,20).
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống. Không ai đã sống tình thân mật với Thiên Chúa hơn chính Đức Giêsu. ‘Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu anh em’. Dĩ nhiên ta đọc lại Thánh vịnh này cùng với Đức Giêsu, vì Ngài đến để dẫn đưa chúng ta sống thân tình với Chúa Cha, Cha của Ngài.
Bị gươm giáo phanh thây. Không! Dừng lại đây! Đức Giêsu đã không nói điều này. Ngài nói điều ngược lại lúc các địch thủ đến bắt Ngài trong vườn Cây Dầu: ‘Hãy xỏ gươm vào vỏ’ và : ‘Xin hãy tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm’. Nếu ta muốn xem hai khổ thơ cuối như lời nguyền rủa, cần phải chuyển chúng về bình diện cánh chung, bằng cách cầu xin Thiên Chúa cho sự dữ biến mất. Và theo hướng ấy, ta gặp thấy lời kinh nguyện của Đức Giêsu: ‘Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’.
Con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện. Con để ra hàng giờ để thân thưa với Chúa. Đức Giêsu đã dám nói rằng đền thờ đích thực, nơi duy nhất của sự hiện diện của Thiên Chúa, giờ đây chính là Thân thể của Ngài: ‘Cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại’ (Mt 26,61). Cầu nguyện với thánh vịnh này trước nhà tạm là điều hợp lý nhất!
Cùng Đọc Với Người Thời Nay
Thời đại chúng ta hình như tái khám phá lời cầu nguyện thân tình. Thánh vịnh 62 này diễn tả lời cầu nguyện của một người có kinh nghiệm trong cuộc sống cầu nguyện: những thái độ tôn giáo mà người đó khẳng định hình như quá cao, và hết sức huyền nhiệm…đến nỗi ta có cảm giác thiếu trung thực khi nói về chính chúng ta. Ai trong chúng ta có thể nói cách trung thực: ‘Tôi dành hàng giờ để thưa với Ngài, lạy Thiên Chúa’ Hoặc là: Con tìm kiếm Ngài ngay hừng đông… và linh hồn con khao khát Chúa…’ Thường là điều ngược lại, ta quên cả cầu nguyện ban sáng và sống cách thờ ơ lãnh đạm.
Nhưng chính trong bối cảnh vật chất của thế giới hiện đại, có lẽ nhờ đọc và lập lại những lời nóng bỏng của thánh vịnh (là những từ được Thiên Chúa linh ứng), mà lòng chúng ta cảm thấy dần dần được biến đổi, và ‘niềm vui của đôi môi’, đôi tay giơ lên’ tiếng kêu của niềm vui, đôi mắt rực cháy nhờ chiêm ngắm nhà tạm…cuối cùng bằng huấn luyện con tim sâu thẳm.
Biểu thức của thánh vịnh là tất cả những ‘biểu thức có tính thể lý’, như những bọn trẻ ngày nay thường nói. Thực ra chúng ta không thể coi khinh thân xác mình và chúng ta cần phải tái khám phá thân xác mình, những tư thế giúp ta dễ dàng cầu nguyện. Trước mặt Thiên Chúa, đôi lúc chỉ có thân xác chúng ta còn cầu nguyện, trong khi tinh thần đã lang thang nơi nào rồi, trong khi chúng ta luôn vẫn còn đang quỳ gối, hoặc sấp mình…Sau cùng, việc hiệp thông bánh Hằng sống, cử chỉ hết sức thể lý, cũng thuộc bình diện này: là một dấu chỉ hữu hiệu của tình thân trước sự hiện diện của Đức Kitô, đấng là một thực thể siêu vượt khỏi điều có thể nhận thức và thuộc lý tính.
Cha Rimaud khiêm tốn giải thích như sau: ‘Lạy Chúa, còn đâu những bài hát về nhà của Ngài? Còn đâu bữa tiệc? Và trong những sa mạc khô cháy mà con đang dấn bước, đâu là những dòng nước bí tích thanh tẩy của con? Xin giúp con, lạy Chúa, con khao khát Chúa’!
Noël Quesson, 50 Psaumes pour tous les jours,Tome I
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê chuyển dịch



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay39,623
  • Tháng hiện tại280,678
  • Tổng lượt truy cập53,265,713

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây