Suy niệm Chúa Nhật 13 Thường Niên B - Lm. Xuân Hy Vọng

Thứ ba - 25/06/2024 22:36  227
CĂN NGUYÊN SINH LÃO BỆNH TỬ’

Trong đời sống, chúng ta thường tự hỏi một số câu hỏi căn tính như: Sống để làm gì? Sự chết từ đâu mà ra? Chết rồi sẽ ra sao? Tại sao phải gian nan khốn khó?…Và nhất là ngay thời điểm dịch bệnh cô-vi hoành hành khắp nơi, mọi nghi vấn, vấn nạn lại trở nên gay gắt hơn!

Lắm lúc, là người Công Giáo, chúng ta cũng hiểu sai, hiểu lầm rằng: sự chết cũng được Thiên Chúa tạo dựng chăng? Mọi bất trắc, đau khổ do Thiên Chúa làm ra để thử thách chúng ta?…Tuy nhiên, khi đọc bài đọc I trích sách Khôn Ngoan, chúng ta dám khẳng định: Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết” (Kn 1, 13). Ý định nguyên thuỷ của Ngài chẳng phải những gì đang diễn ra, vì “Ngài tạo dựng mọi sự trên mặt đất đều lành mạnh, chúng không có nọc độc sự chết, và không có địa ngục ở trần gian” (Kn 1, 14). Tác giả sách Khôn Ngoan đã xác tín, chỉ ra cho tất cả chúng ta thấy được Thánh ý của Chúa từ khởi nguyên: Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, để sống vĩnh viễn” (Kn 2, 23). Dù là Thiên Chúa quyền năng, cao cả, giàu sang phú quý, nhưng Ngài muốn chia san chân-thiện-mỹ nơi mình cho con người, và đã tạo dựng phàm nhân theo hình ảnh của Ngài, đồng thời giống như Ngài, cụ thể: con người có tự do, mọi quyền căn bản, lý trí để truy tầm sự thật, tìm ra Chân lý tối thượng chính là Thiên Chúa; và con người được ban cho ý chí, ngõ hầu biết yêu thương, cảm nhận được yêu thương, để ôm trọn chính Tình yêu tuyệt đối (là Thiên Chúa).

Thế nhưng, hạnh phúc nguyên thuỷ ấy bị tan vỡ do sự khước từ, bất trung, tính kiêu ngạo muốn trở thành chúa của bản thân để quyết định thiện-ác, tốt-xấu, sống-chết,…vốn là quyền hạn của Thiên Chúa mà thôi. Do đó, tội lỗi đã xâm nhập vào thế giới thiện lành, con người tốt lành thuở ban đầu, và sự chết, đau khổ, bệnh tật…cũng không nằm ngoài hậu quả của tội lỗi, bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó” (Kn 2, 24). Thiên Chúa thấu hiểu sự yếu đuối, hay sa ngã của con người, nhưng Ngài vẫn tin tưởng con người vốn là hình ảnh của mình, nên đã không bỏ mặc họ, hoặc trao án phạt nhãn tiền muôn đời, như Ngài đã trừng phạt Lu-ci-phe và các thiên thần sa ngã một lần mãi mãi. Thiên Chúa trung thành với lời hứa ban Đấng Cứu Độ, và Ngài chuẩn bị một cách công phu chu đáo cho chương trình yêu thương, cứu rỗi con người, bằng cách “…vào thời ấn định, Ngài đã sai Con Một đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài mà được cứu độ…” (x. Ga 3, 17). Với sứ mệnh đó, dù đi tới đâu, Đức Giê-su luôn mang niềm vui giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi bệnh tật, khỏi khổ đau, khỏi những gì con người phải chu do tội lỗi gây ra: già cỗi, bệnh tật, đau khổ, cái chết. Vì vậy, khi Đức Giê-su làm phép lạ chữa lành, không vì mục đích cho bản thân nổi tiếng, hoặc mọi người biết tới, nhưng qua giáo huấn và phép lạ, Ngài muốn cho tất cả biết rằng: Thiên Chúa hằng yêu thương, hằng nâng đỡ, chở che, tha thứ, giải thoát, cứu độ con người, dù họ chẳng xứng đáng với tình yêu ấy, vì tôi tự trời mà xuống không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi…Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy Người Con và tin vào Người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (x. Ga 6, 38. 40).

Thưa anh chị em, hôm nay, điều này được minh chứng rõ ràng trong bài Tin Mừng: trên đoạn đường đến nhà ông trưởng hội đường Giai-rô, để chữa lành cho con gái ông đang nguy tử, Đức Giê-su chứng kiến lòng tin mạnh mẽ của một người đàn bà bị bệnh băng huyết mười hai năm, và Ngài đã chữa lành cho cả hai, mang lại sự sống cho họ, mang lại niềm vui khôn tả cho họ. Mở ra con đường biết tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa, thì mọi việc, dù vô vọng đối với con người, nhưng không có gì là không thể đối với Chúa” (x. Lc 1, 37). Con người chúng ta dường như tuyệt vọng khi đứng trước giới hạn của mình, của khoa học dù phát triển vượt bậc tới đâu! Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tín thác, ký thác đường đời cho Chúa, thì vẫn hy vọng, cậy trông, chờ mong thực thi theo Thánh ý, theo thời điểm của Ngài. Cụ thể, ông trưởng hội đường Giai-rô chẳng tuyệt vọng như những người xung quanh tụ họp nơi nhà ông thốt lên rằng: Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa” (Mc 5, 35), và còn tệ hơn họ chế giễu Ngài” (Mc 5, 40) khi nghe Đức Giê-su nói: Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó” (Mc 5, 39). Ông đặt niềm tin tuyệt đối nơi Đức Giê-su, trông thấy Ngài, ông sụp lay và van xin: Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 22-23). Còn bà bị bệnh xuất huyết ròng rã mười hai năm, tin chắc khi tự nhủ với bản thân rằng: Miễn sao tôi chạm tới áo Ngài thì tôi sẽ được lành” (Mc 5, 28). Dù phải chu cực khổ đến nỗi thất vọng, tìm thầy thuốc chữa trị, tiền hết mà bệnh chẳng thuyên giảm chút nào, trái lại càng trầm trọng, nhưng bà vẫn một lòng tin tưởng vào Đức Giê-su. Khi nghe nói về Ngài, bà liền hoà mình trong đám đông, thầm ước chạm tay đến gấu áo Ngài thì sẽ được chữa lành. Đức tin vào Đức Giê-su đã khiến hai con người này vượt thắng tuyệt vọng, vốn dễ bị rơi vào khi đối diện với sự đau khổ tột cùng, bệnh tật hiểm nghèo và cái chết. Hơn nữa, lời xác quyết của Đức Giê-su khi nói với bà: Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh” (Mc 5, 34), và tiếng Ngài gọi khi chữa lành con gái ông Giai-rô đang hấp hi: Talithakum", nghĩa là: "Hi em bé, Ta truyn cho em hãy trỗi dậy!” (Mc 5, 41) cho chúng ta thấy, khi chữa lành, Đức Giê-su không đòi hỏi bất cứ điều gì ngoài niềm tín thác và lòng cậy trông vào Ngài, đồng thời phải trở nên nhân chứng bác ái-tha thứ-chia san với tha nhân.

Hành động yêu thương này phải được chứng thực cụ thể qua việc sống quảng đại, thực thi phúc đức trong dịp lạc quyên như Thánh Phao-lô nhắc nhở giáo đoàn Cô-rin-tô: “…anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành, cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong dịp lạc quyên này nữa” (2Cr 8, 7). Chẳng phải do sáng kiến rộng lượng của chúng ta mà thôi, nhưng tiên vàn vì Đức Giê-su, Chúa chúng ta đã nên thân phận nghèo khó, mặc dù giàu sang, để nhờ việc nghèo khó của Ngài, chúng ta nên giàu có, ngõ hầu chia sẻ với anh chị em khác. Sau cùng, kẻ được nhiều, thì cũng không dư; mà kẻ có ít, cũng không thiếu” (2Cr 8, 15) bắt nguồn từ bản chất ân ban-chia sẻ của Thiên Chúa đối với nhân loi, chứ chẳng giống như bao khẩu ngữ sáo rỗng của một số triết thuyết xã hội rêu rao. Thiên Chúa - Đấng rộng lượng, khoan nhân, Ngài hướng đến và chia san với con người; vì vậy, là những người tin vào Ngài, chúng ta cũng trở nên quảng đại cho đi với cả tấm lòng, và không mong đền đáp, vì “ai lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10, 8b). Ước gì, đức tin được lớn lên dựa trên đức cậy, và được biểu lộ sống động qua đức ái nơi đời sống thường nhật.

Cảm tạ Chúa với lòng tín trung
Cảm tạ Chúa với niềm trông cậy
Cảm tạ Chúa với cả yêu thương
Cảm tạ Chúa tận sâu thẳm hồn con. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay24,382
  • Tháng hiện tại678,896
  • Tổng lượt truy cập52,847,844

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây