Suy niệm hằng ngày tuần XI thường niên - Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ sáu - 21/06/2024 17:33  229

Suy niệm hằng ngày tuần XI thường niên - Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ bảy sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Kính thưa ACE, với bài Tin mừng hôm qua, chúng ta đã cùng nhau suy niệm về “kho tàng” mà lòng trí chúng ta luôn hướng về; hôm nay, Lời Chúa tiếp tục mời gọi chúng ta hãy gẫm suy và nhìn lại xem, ai thực sự là “Ông Chủ - là Chúa” của chúng ta? Hay nói khác hơn, ai đã làm chủ cuộc đời chúng ta, ai mà chúng ta đã, đang và sẽ tôn thờ kính yêu và phục sự?
Trong bài đọc một thuật lại cho chúng ta câu chuyện về việc vua Gioas đã khước từ quay lưng lại mà chối bỏ Thiên Chúa là tổ phụ của mình để thờ các thần dân ngoại như thế nào. Dẫu rằng, Chúa sai các ngôn sứ đến để cảnh tỉnh, thế nhưng, vua đã không còn nghe theo, tệ hại hơn, còn sát hại các ngôn sứ nữa. Và hậu quả là: Chúa đã không còn bảo vệ và bênh đỡ vua, thế nên, vua đã bị quân Siria đến bao vây và giết chết, ngay cả xác của vua cũng không được chôn chung với các vị vua khác cho dù bị chết trong thành của Đavit. Với cái chết bất hạnh của vua Gioas, thực ra, không phải do Chúa trừng phạt, nhưng do cách thế và sự lựa chọn của vua, vì vua đã loại bỏ Chúa là Đấng bảo vệ, ban ơn che chở và chúc phúc cho mình. Thưa ACE, đây cũng chính là kinh nghiệm, là bài học để chúng ta nhìn lại cung cách lựa chọn “Ông Chủ” của chúng ta. Chúa luôn ban cho chúng ta quyền tự do để lựa chọn, vậy thì liệu rằng bấy lâu nay, trong cuộc sống, chúng ta vẫn còn có Thiên Chúa là Chúa và là Tổ Phụ của chúng ta hay không?
Tin mừng hôm nay chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và mỗi người chúng ta: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được”. Nếu được hỏi rằng, chúng ta có chọn, tiền bạc, của cải vật chất để làm chủ, làm chúa của chúng ta hay không? Thiết tưởng rằng, chúng ta sẽ trả lời chắc chắn là không? Thế nhưng, hồi tâm để gẫm suy, chúng ta hãy xem thử, từ sáng sớm mở mắt thức dậy, cho tới tối lên giường đi nghỉ, cái gì hay ai đã chiếm trọn hết trái tim, tâm hồn và lòng trí của chúng ta? Thiên Chúa Đấng tạo dựng, ban ơn và an bài mọi sự, Ngài thực sự có chỗ đứng trong cuộc đời chúng ta hay không? Hay nói đơn giản hơn, từ suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta, tất cả quy hướng về ai, vì ai và cho ai?
Thật ra, rất nhiều người trong chúng ta cũng đã chọn Chúa, tin theo Chúa, thế nhưng, với cách thế nửa vời, nghĩa là chúng ta đang có hai thái cực này: Thứ nhất là: Khi nào Chúa ban cho chúng ta điều chúng ta cầu xin, hay khi nào được mọi sự theo ý mình thì chúng ta tin Chúa. Cách nửa vời thứ hai là: Chúng ta cũng tin Chúa, nhưng lại quá lo lắng, hoang mang lo sợ, thế rồi, mình lại chọn thứ khác để thay thế Chúa để làm cho mình được an tâm hơn.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin và lòng mến Chúa cho chúng con, xin uốn nắn và biến đổi tâm hồn và lòng trí chúng con, để chúng con luôn có Chúa và được thuộc trọn về Chúa mọi ngày trong niềm tin yêu. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ sáu sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Đọc và suy niệm Lời Chúa hôm nay gợi nhắc tôi câu chuyện này: Có một người trong giờ hấp hối, nhận thấy vậy, người trong gia đình liền đi mời Cha xứ đến để ban bí tích xức dầu cho ông, thế nhưng khi Cha đến, thì ông tỏ vẻ như không muốn, vì ông cứ nằm quay mặt vào trong bức tường, người thân bảo ông quay mặt ra để đọc kinh nhưng ông nhất định không chịu. Sau khi ông qua đời, gia đình cho sơn lại phòng, nhận thấy có sự khả nghi, liền cho đục vách bức tường ra thì ngỡ ngàng phát hiện rất nhiều vàng bạc và tiền mà bấy lâu nay ông cất giấu trong một chiếc hộp và đặt trong bức tường.
Thưa ACE Tin mừng hôm nay (Mt 6,19-23) Chúa Giêsu dạy: “Kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó”. Vậy với mỗi người chúng ta, đâu là kho tàng của chúng ta, hay nói khác hơn, cái gì hay điều gì mà chúng ta trân quý nó nhất, không thể không có hay thiếu nó được? Sống trên cuộc đời chúng ta, tất nhiên ai cũng cần có tiền bạc của cải vật chất để nuôi sống bản thân và chăm lo cho những người mà mình thương yêu, phục vụ vì chúng ta không phải chỉ biết làm ăn sinh sống cho qua ngày mà thôi. Cách đặc biệt hơn với người Việt Nam, chúng ta thường tiết kiệm, cất dành, để có gì mà để lại cho gia đình con cháu, có để mà lo cho tuổi già, lo lúc đau bệnh, lo hậu sự…Có một lần, tôi chứng kiến một ông cụ già bị cụt hai chân hằng ngày phải bò đi ăn xin; thật tội nghiệp và đáng thương cho ông, một buổi sáng nọ ông bị xe lùi cán chết, khi ông chết, có tới năm bà đến nhận là vợ của ông, vì khi công an đến khám xét, họ phát hiện dưới đáy balo của ông có một lon nigo cất rất nhiều vàng và tiền.
Trên một bình diện khác, có rất nhiều người trong chúng ta thường đam mê thích sưu tầm đồ này vật kia…có người còn bỏ hết thời giờ, tiền bạc để làm sao càng sưu tầm, tích góp nhiều đồ mà mình say mê, yêu thích… còn với chúng ta, với Lời Chúa dạy hôm nay: “Các con đừng tích trữ cho mình kho tàng dưới đất: là nơi ten sét mối mọt sẽ làm hư nát, và trộm cướp sẽ đào ngạch lấy mất, nhưng các con hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời: là nơi không có ten sét, mối mọt không làm hư nát, trộm cướp không đào ngạch lấy mất”.
Vậy thì “Kho tàng trên trời” thực sự là gì với ACE và tôi? Hạnh phúc cho ai biết chọn Chúa là kho tàng, là sản nghiệp của mình. Thực ra, khi chọn Chúa, đến với Chúa, sở hữu Chúa, chính là chọn cách sống trong mối tương quan mật thiết, gắn kết với Chúa để nhờ ơn Chúa mà có thể thực thi thánh ý cùng huấn lệnh của Ngài. Suy cho cùng, khi có Chúa là gia nghiệp là sự khôn ngoan và hạnh phúc nhật vì Chúa là Đấng tạo dựng, ban ơn, chăm sóc, nuôi dưỡng và thánh hóa chúng ta.
Lạy Chúa, dẫu cho chúng con phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh bề bộn, nhưng xin cho chúng con đừng bao giờ bị lệ thuộc và làm nô lệ cho những gì chúng con tạo ra, tìm kiếm hay tích góp được. Xin giúp chúng con tìm kiếm Chúa, chọn Chúa là kho tàng là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ năm sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Thưa ACE, chắc hẳn nhiều lần trong cuộc đời chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều với Chúa. Chúng ta ai cũng biết lý do tại sao mình cần phải cầu nguyện, thưa đó chính là vì chúng ta thấy rõ, cũng như ý thức được thân phận mỏng giòn, yếu đuối, tội lỗi của con người mình. Nhìn lại những tháng ngày vừa qua, khi chúng ta đối diện, sống chung với dịch bệnh, con người chúng ta dường như bất lực với tài sức của mình, thế nên, cứu cánh duy nhất còn lại chính là cầu nguyện. Với những người không cùng niềm tin vào Thiên Chúa, thì họ cũng chạy đến cầu Trời, khấn Phật hay cầu xin với các vị thần mà họ cho là sẽ giúp đỡ họ. Vậy đối với chúng ta, là những người con cái Chúa, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta đã cầu nguyện như thế nào, hay nói khác hơn, chúng ta có sống và cảm nghiệm được sức mạnh cùng với ơn thánh trong đời sống cầu nguyện ra sao?
Tin mừng hôm nay (Mt 6, 7-15) chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và hôm nay dạy cho mỗi người chúng ta phương cách để cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa, cho đúng với thánh ý của Chúa. “Lạy Cha chúng con ở trên trời...” Chúng ta nhận thấy rằng, là người công giáo, ngay từ tấm bé, ai cũng đều thuộc lòng lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu đã dạy. Chúng ta thuộc, chúng ta đọc kinh hằng ngày, đọc rất nhiều, thế nhưng, điều mà Lời Chúa hôm nay mời gọi và gợi lên để chúng ta gẫm suy và nhận định lại về phương cách cầu nguyện của chúng ta có giúp làm cho chúng ta thăng tiến trên con đường ân sủng của Chúa không?
Có rất nhiều con đường tu đức hay linh đạo để giúp cho chúng ta cầu nguyện và thăng tiến trên con đường nhân đức, thế nhưng chung quy lại, tất cả đều nhằm giúp chúng ta hướng lòng lên cùng Thiên Chúa, sống kết hiệp mật thiết với Ngài để nhờ đó mà nghe được, nhận ra được thánh ý cùng huấn lệnh Chúa để sống trọn vẹn cho Ngài và làm lan tỏa tình thương cùng ân sủng mà chúng ta đón nhận được từ Chúa cho tha nhân. Thực ra, cách đơn giản nhất trong đời sống cầu nguyện chính là sự khiêm tốn, cởi mở, thân thiết của chúng ta với Chúa, để chúng ta có thể trình bày, thưa chuyện với Chúa trong tâm tình con thảo. Vậy thì, khi cầu nguyện phải chúng ta có cần cầu xin ơn ban không? Chắc chắn là có, đó là cách mà chúng ta cầu xin ơn của Chúa để nhờ ơn Chúa giúp sức, trong tất cả mọi sự chúng ta mới có thể sống đẹp lòng Chúa và sinh ơn ích cho tha nhân.
Bài đọc một trong sách Huấn ca tường thuật cho chúng ta cách sống đẹp lòng Chúa của Tiên tri Êlia và Êlisê, vì luôn vâng nghe và thực thi thánh ý cùng huấn lệnh Chúa, nên khi các Ngài cầu xin đều gì, Thiên Chúa cũng đều ban cho. “Khi còn sống, người đã làm những phép lạ, và khi đã qua đời, người đã làm những việc kỳ diệu”. Thực ra, những phép lạ xảy ra không phải là do bởi tài năng hay sức mạnh của con người của các Tiên tri, nhưng do bởi tình thương ơn thánh và sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Do đó, thật hạnh phúc cho ai biết khiêm tốn để vâng nghe thánh ý Chúa, biết nhận ra và thực thi ý Chúa trong cuộc đời.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con sống tâm tình đơn sơ thảo hiếu với Chúa như người con với Người Cha, để danh Chúa luôn được cả sáng. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ tư sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Thưa ACE, dưới ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa hôm nay, có gợi lên trong tâm hồn và lòng trí chúng ta điều gì hay không? Như ACE biết, ngày nay với công nghệ thông tin hiện đại thời 4.0, “chỉ cần một cái nhấp chuột” là cả thế giới ai cũng đều biết điều mà mình muốn nói hay vừa đăng tải. Dẫu tiện lợi và hữu ích, thế nhưng, với mặt trái của mạng xã hội này, chúng ta lại thấy, cái gì người ta cũng đăng tải và tung lên mạng, bất luận là chuyện tốt xấu, chuyện riêng tư hay công khai. Thú thật với ACE, từ ban đầu tôi cũng rất ngại, phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi sử dụng facebook và zalo để đăng bài. Sau một thời gian sử dụng mạng xã hội để đăng tải về các công việc mục vụ, đặc biệt hơn là việc chia sẻ, suy niệm Lời Chúa “Thức Ăn Cho Tâm Hồn”, tôi cảm nhận được rằng, sức mạnh của Lời Chúa đã lan tỏa và sinh ơn ích rất hữu hiệu, đắc lực cho rất nhiều người qua phương tiện thông tin này. Thế nhưng thưa ACE, như vậy, chúng ta có quá phô trương hay tự hào về những việc mình làm không? Hay nói khác hơn, các công việc chúng ta làm có đúng với những gì mà Chúa dạy và mời gọi trong bài Tin mừng (Mt 6, 1-6. 16-18) hay không?
Thực ra chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và mỗi người chúng ta về cung cách sống khiêm tốn và thật lòng trước mặt Chúa cùng với tha nhân từ các công việc đạo đức-bác ái, đến đời sống cầu nguyện và ăn chay hãm mình; tất cả đều phải quy hướng về Thiên Chúa để tôn vinh chúc tụng Ngài và hướng đến lợi ích tốt lành cho tha nhân. “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời”.
Làm sao những việc chúng ta làm mà không phô trương hay làm sao để dẹp bỏ, loại trừ “Cái Tôi” của chúng ta? Thật là khó, vì theo tâm lý thông thường, mỗi khi làm được điều gì thành công, tốt đẹp, chúng ta cũng muốn cho người khác biết, muốn người khác ghi nhận, trân trọng và cám ơn…hoặc nếu chưa được ghi nhận, chưa được sự quan tâm, cám ơn… thì rất nhiều lần chúng ta buồn, chán nản và có thể rút lui. Như vậy, mới cho chúng ta thấy con người đầy mỏng giòn và giới hạn của chúng ta. Vậy thì làm sao chúng ta có thể sống và thực hành theo cung cách và mẫu gương mà Chúa Giêsu đã dạy và thực thi. Đó là: Hãy làm mọi sự theo thánh ý tốt lành, yêu thương mà Chúa soi sáng chỉ dạy cho, hay nói đơn giản hơn, cứ điều tốt mà làm. “Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con”. Đây chính là điều cốt lõi mà chúng ta cần khiêm tốn để thực thi và trên hết, đây chính là mẫu gương mà Chúa đã sống và nêu gương cho chúng ta noi theo. Thật vậy, Chúa Giêsu vì yêu thương, vì làm theo thánh ý Chúa Cha, để làm đẹp lòng Chúa Cha, Ngài đã sống tự hiến, tha thứ và cứu sống, ngay cả khi con người cứng lòng không tin, quay lưng chối từ, Ngài vẫn thực thi sứ vụ yêu thương của mình.
Lạy Thánh Tâm rất khiêm nhu dịu hiền của Chúa, xin cũng uốn nắn lòng trí chúng con, xin biến đổi chúng con trở nên người con biết sống khiêm cung và tràn đầy tình yêu thương. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ ba sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Kính thưa ACE, mang thân phận con người, không ai mà không có những giới hạn, yếu đuối, sa ngã và phạm tội. Nhưng điều đáng trân quý nơi con người đó chính là sự khiêm tốn, biết thống hối ăn năn để quay trở về sống đúng với căn tính tốt lành mà Thiên Chúa đã yêu thương tạo dựng nên chúng ta. Đây cũng chính là sứ điệp mà hai bài đọc Lời Chúa hôm nay soi sáng hướng dẫn để chúng ta biết tín thác, cậy trông vào ơn Chúa mà sống theo những huấn lệnh của Chúa.
Bài đọc một (1 V 21, 17-29) tường thuật cho chúng ta thái độ thống hối ăn năn của vua Acáp khi được Chúa sai tiên tri Êlia đến khuyến cáo cho vua về tội lỗi mà vua đã phạm khi đồng lõa nhẫn tâm giết hại Naboth để cướp lấy đất đai tài sản của ông. Tệ hại hơn, là vua đã từ bỏ Chúa để theo thờ các thần của dân ngoại.
Tạ ơn Chúa, sau khi nghe những lời tố cáo của Êlia, vua đã nhận ra tội lỗi của mình mà ăn năn thống hối: “Khi Acáp nghe những lời này, mặc áo nhặm, ăn chay, vấn bao bố mà ngủ và ăn ở khiêm nhường. Có lời Chúa phán với Êlia người Thesbê rằng: Ngươi có thấy Acáp hạ mình trước mặt Ta không? Thưa ACE, qua con người yếu đuối tội lội cũng như hành động sám hối ăn năn của vua Acap, mời gọi chúng ta hãy nhìn lại chính thái độ và hành động sống của chúng ta. Hạnh phúc cho những ai được Lời Chúa và giáo huấn của Chúa chỉ dạy để nhận ra cung cách sống và hành động yếu đuối tội lỗi của mình. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có khiêm tốn để nhận ra những yếu đuối, tội lỗi mà quay trở về với Thiên Chúa hay không?
Thật ra thưa ACE, rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta thường nghĩ và cho rằng: “Tôi đâu có làm gì nên tội, vì tôi đâu có cướp của giết người…” nhưng thực ra, chúng ta vẫn còn sống ghen ghét, thù hận, chúng ta chưa sống bác ái yêu thương và tha thứ. Tin mừng hôm nay (Mt 5, 43-48) Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần của người con cái Chúa, nghĩa là hãy tập sống và mặc lấy cung cách, hành động sống của Chúa Giêsu. Đó chính là cách sống khiêm nhu-tự hạ, đó chính là yêu thương-tha thứ. “Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo”. Chúng ta sẽ tự hỏi: “Làm sao tôi có thể thực thi và sống như Chúa dạy được? Vì yêu thương người thân quen đã là khó, làm sao mà yêu thương kẻ thù và làm ơn cho người ghét mình được?” Đúng vậy, với tài sức và giới hạn yếu đuối, hạn hẹp của con người, chúng ta không thể nào sống như Chúa dạy được. Nhưng, nếu chúng ta biết khiêm tốn mở lòng để sống tín thác cậy trông vào Chúa, thì chính Chúa sẽ ban ơn giúp sức và chính Ngài làm cho và biến đổi chúng ta được nên hoàn hảo giống như Chúa. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có muốn được nên giống Chúa và muốn được Chúa ban ơn và làm cho trở nên con người hoàn thiện hay không?
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy cho chúng con biết khiêm tốn mở lòng để cảm nghiệm được tình yêu thương sự tha thứ của Chúa, để nhờ đó, chúng con cũng sẽ sống chứng tá và làm lan tỏa ơn thánh Chúa cho ACE mình. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ hai sau Chúa Nhật XI Thường Niên

Cách đây hơn một năm, lúc mà “đất đai đang sốt giá” vì liên quan đến những “dự án hay các công trình ma” do các nhà đầu tư và các “cò đất” tung ra. Cũng chính vì chuyện đất đai này mà nhiều người bổng trở thành người ăn nên làm ra, giàu to-trúng mánh, nhưng cũng vì chuyện đất cát mà có người cũng phải bị tan gia bại sản, phải rơi vào vòng lao lý, tệ hại hơn, là những ACE hay người thân trong gia đình hờn giận, tranh chấp, kiện tụng nhau và từ mặt nhau… Chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao con người lại quá lệ thuộc vào chuyện đất đai như vậy? Thực ra, chuyện tranh giành, ham muốn đất đai, của cải là chuyện muôn thuở của con người.
Nếu chúng ta đọc trong Kinh Thánh thì cũng sẽ thấy rõ vấn nạn này, ngay từ ban đầu, con người luôn ham muốn và tranh chấp như vậy. Thực ra, vì con người đã hiểu sai về lời hứa của Thiên Chúa khi Ngài phán: “Ta sẽ ban cho các ngươi đất đai làm sản nghiệp”. Vì điều quan trọng chính là sở hữu Chúa, có Chúa làm gia ghiệp thì chính Ngài sẽ ban cho con người những thứ khác. Thế nhưng, con người đã không muốn có Chúa, họ lại muốn loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống mình mà chỉ muốn có đất đai và các thứ tạm bợ, chóng qua ở trần gian này.
Bài đọc một (1 V 21, 1-16) tường thuật cho chúng ta câu chuyện tranh chấp đất vườn nho của Naboth. Naboth bằng mọi giá không muốn chuyển nhượng vườn nho cho vua vì đây là sản nghiệp của tổ tiên ông để lại. Còn với vua Acap mặc dầu giàu sang phú quý, có đủ mọi thứ, nhưng vẫn cứ tham muốn và tìm cách để chiếm đoạt cho bằng được vườn nho của Naboth để làm vườn rau của mình… Chỉ vì không có được mảnh đất này mà vua đã ăn không ngon, ngủ không yên, cũng chỉ vì mảnh đất đó mà vợ vua đã tìm cách sát hại Naboth để chiếm lấy. Câu chuyện này nói lên cho chúng ta biết lòng tham vô đáy của con người, ngay cả con người bất chấp điều ác để đạt được điều mà mình mong muốn.
Vậy thưa ACE, trong cuộc sống hiện tại với ACE và tôi đang khao khát, mong muốn có được hay sở hữu điều gì nhất? Hạnh phúc cho ai đang khao khát tìm kiếm Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài để làm sản nghiệm. Nhưng tiếc thay, những thứ khác như đất đai, nhà cửa, tiền bạc-của cải hay danh vọng, địa vị lại được con người ham thích sở hữu hơn… thế nên, chúng ta đang được Lời Chúa mời gọi để nhìn lại chính cung cách, thái độ và hành động sống của chúng ta với Chúa và tha nhân.
Tin mừng hôm nay (Mt 5, 38-42) chính Chúa đang mời gọi chúng ta hãy sống và thực hành ngược lại với những cách sống của con người trần gian: “Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ”. Nghe qua, chúng ta thấy Chúa dạy như vậy thì quá vô lý, quá ngược đời, thế nên, ai mà sống theo và thực hành cho được. Thế nhưng thưa ACE, đây chính là con đường của Chúa Giêsu, con đường yêu thương, tự hiến, tha thứ và ban ơn thánh hóa. Sứ vụ của Chúa giờ đây cũng phải là cách sống của mỗi người chúng ta, người con cái Chúa, người môn đệ Chúa Kitô. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có muốn sở hữu Chúa, sống và làm theo mẫu gương như Chúa hay không?
Lạy Chúa xin ban thêm lòng tin và lòng mến của Chúa cho chúng con, để nhờ ơn Chúa giúp, trong mọi sự từ suy nghĩ, lời nói đến việc làm, chúng con đều cố gắng, nỗ lực làm cho sáng danh Chúa cả sáng và sinh ơn ích cho tha nhân. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ năm sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Thưa ACE, chắc hẳn nhiều lần trong cuộc đời chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều với Chúa. Chúng ta ai cũng biết lý do tại sao mình cần phải cầu nguyện, thưa đó chính là vì chúng ta thấy rõ, cũng như ý thức được thân phận mỏng giòn, yếu đuối, tội lỗi của con người mình. Nhìn lại những tháng ngày vừa qua, khi chúng ta đối diện, sống chung với dịch bệnh, con người chúng ta dường như bất lực với tài sức của mình, thế nên, cứu cánh duy nhất còn lại chính là cầu nguyện. Với những người không cùng niềm tin vào Thiên Chúa, thì họ cũng chạy đến cầu Trời, khấn Phật hay cầu xin với các vị thần mà họ cho là sẽ giúp đỡ họ. Vậy đối với chúng ta, là những người con cái Chúa, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta đã cầu nguyện như thế nào, hay nói khác hơn, chúng ta có sống và cảm nghiệm được sức mạnh cùng với ơn thánh trong đời sống cầu nguyện ra sao?
Tin mừng hôm nay (Mt 6, 7-15) chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và hôm nay dạy cho mỗi người chúng ta phương cách để cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa, cho đúng với thánh ý của Chúa. “Lạy Cha chúng con ở trên trời...” Chúng ta nhận thấy rằng, là người công giáo, ngay từ tấm bé, ai cũng đều thuộc lòng lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu đã dạy. Chúng ta thuộc, chúng ta đọc kinh hằng ngày, đọc rất nhiều, thế nhưng, điều mà Lời Chúa hôm nay mời gọi và gợi lên để chúng ta gẫm suy và nhận định lại về phương cách cầu nguyện của chúng ta có giúp làm cho chúng ta thăng tiến trên con đường ân sủng của Chúa không?
Có rất nhiều con đường tu đức hay linh đạo để giúp cho chúng ta cầu nguyện và thăng tiến trên con đường nhân đức, thế nhưng chung quy lại, tất cả đều nhằm giúp chúng ta hướng lòng lên cùng Thiên Chúa, sống kết hiệp mật thiết với Ngài để nhờ đó mà nghe được, nhận ra được thánh ý cùng huấn lệnh Chúa để sống trọn vẹn cho Ngài và làm lan tỏa tình thương cùng ân sủng mà chúng ta đón nhận được từ Chúa cho tha nhân. Thực ra, cách đơn giản nhất trong đời sống cầu nguyện chính là sự khiêm tốn, cởi mở, thân thiết của chúng ta với Chúa, để chúng ta có thể trình bày, thưa chuyện với Chúa trong tâm tình con thảo. Vậy thì, khi cầu nguyện phải chúng ta có cần cầu xin ơn ban không? Chắc chắn là có, đó là cách mà chúng ta cầu xin ơn của Chúa để nhờ ơn Chúa giúp sức, trong tất cả mọi sự chúng ta mới có thể sống đẹp lòng Chúa và sinh ơn ích cho tha nhân.
Bài đọc một trong sách Huấn ca tường thuật cho chúng ta cách sống đẹp lòng Chúa của Tiên tri Êlia và Êlisê, vì luôn vâng nghe và thực thi thánh ý cùng huấn lệnh Chúa, nên khi các Ngài cầu xin đều gì, Thiên Chúa cũng đều ban cho. “Khi còn sống, người đã làm những phép lạ, và khi đã qua đời, người đã làm những việc kỳ diệu”. Thực ra, những phép lạ xảy ra không phải là do bởi tài năng hay sức mạnh của con người của các Tiên tri, nhưng do bởi tình thương ơn thánh và sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Do đó, thật hạnh phúc cho ai biết khiêm tốn để vâng nghe thánh ý Chúa, biết nhận ra và thực thi ý Chúa trong cuộc đời.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con sống tâm tình đơn sơ thảo hiếu với Chúa như người con với Người Cha, để danh Chúa luôn được cả sáng. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ tư sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Thưa ACE, dưới ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa hôm nay, có gợi lên trong tâm hồn và lòng trí chúng ta điều gì hay không? Như ACE biết, ngày nay với công nghệ thông tin hiện đại thời 4.0, “chỉ cần một cái nhấp chuột” là cả thế giới ai cũng đều biết điều mà mình muốn nói hay vừa đăng tải. Dẫu tiện lợi và hữu ích, thế nhưng, với mặt trái của mạng xã hội này, chúng ta lại thấy, cái gì người ta cũng đăng tải và tung lên mạng, bất luận là chuyện tốt xấu, chuyện riêng tư hay công khai. Thú thật với ACE, từ ban đầu tôi cũng rất ngại, phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi sử dụng facebook và zalo để đăng bài. Sau một thời gian sử dụng mạng xã hội để đăng tải về các công việc mục vụ, đặc biệt hơn là việc chia sẻ, suy niệm Lời Chúa “Thức Ăn Cho Tâm Hồn”, tôi cảm nhận được rằng, sức mạnh của Lời Chúa đã lan tỏa và sinh ơn ích rất hữu hiệu, đắc lực cho rất nhiều người qua phương tiện thông tin này. Thế nhưng thưa ACE, như vậy, chúng ta có quá phô trương hay tự hào về những việc mình làm không? Hay nói khác hơn, các công việc chúng ta làm có đúng với những gì mà Chúa dạy và mời gọi trong bài Tin mừng (Mt 6, 1-6. 16-18) hay không?
Thực ra chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và mỗi người chúng ta về cung cách sống khiêm tốn và thật lòng trước mặt Chúa cùng với tha nhân từ các công việc đạo đức-bác ái, đến đời sống cầu nguyện và ăn chay hãm mình; tất cả đều phải quy hướng về Thiên Chúa để tôn vinh chúc tụng Ngài và hướng đến lợi ích tốt lành cho tha nhân. “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời”.
Làm sao những việc chúng ta làm mà không phô trương hay làm sao để dẹp bỏ, loại trừ “Cái Tôi” của chúng ta? Thật là khó, vì theo tâm lý thông thường, mỗi khi làm được điều gì thành công, tốt đẹp, chúng ta cũng muốn cho người khác biết, muốn người khác ghi nhận, trân trọng và cám ơn…hoặc nếu chưa được ghi nhận, chưa được sự quan tâm, cám ơn… thì rất nhiều lần chúng ta buồn, chán nản và có thể rút lui. Như vậy, mới cho chúng ta thấy con người đầy mỏng giòn và giới hạn của chúng ta. Vậy thì làm sao chúng ta có thể sống và thực hành theo cung cách và mẫu gương mà Chúa Giêsu đã dạy và thực thi. Đó là: Hãy làm mọi sự theo thánh ý tốt lành, yêu thương mà Chúa soi sáng chỉ dạy cho, hay nói đơn giản hơn, cứ điều tốt mà làm. “Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con”. Đây chính là điều cốt lõi mà chúng ta cần khiêm tốn để thực thi và trên hết, đây chính là mẫu gương mà Chúa đã sống và nêu gương cho chúng ta noi theo. Thật vậy, Chúa Giêsu vì yêu thương, vì làm theo thánh ý Chúa Cha, để làm đẹp lòng Chúa Cha, Ngài đã sống tự hiến, tha thứ và cứu sống, ngay cả khi con người cứng lòng không tin, quay lưng chối từ, Ngài vẫn thực thi sứ vụ yêu thương của mình.
Lạy Thánh Tâm rất khiêm nhu dịu hiền của Chúa, xin cũng uốn nắn lòng trí chúng con, xin biến đổi chúng con trở nên người con biết sống khiêm cung và tràn đầy tình yêu thương. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ ba sau Chúa Nhật XI Thường Niên
Kính thưa ACE, mang thân phận con người, không ai mà không có những giới hạn, yếu đuối, sa ngã và phạm tội. Nhưng điều đáng trân quý nơi con người đó chính là sự khiêm tốn, biết thống hối ăn năn để quay trở về sống đúng với căn tính tốt lành mà Thiên Chúa đã yêu thương tạo dựng nên chúng ta. Đây cũng chính là sứ điệp mà hai bài đọc Lời Chúa hôm nay soi sáng hướng dẫn để chúng ta biết tín thác, cậy trông vào ơn Chúa mà sống theo những huấn lệnh của Chúa.
Bài đọc một (1 V 21, 17-29) tường thuật cho chúng ta thái độ thống hối ăn năn của vua Acáp khi được Chúa sai tiên tri Êlia đến khuyến cáo cho vua về tội lỗi mà vua đã phạm khi đồng lõa nhẫn tâm giết hại Naboth để cướp lấy đất đai tài sản của ông. Tệ hại hơn, là vua đã từ bỏ Chúa để theo thờ các thần của dân ngoại.
Tạ ơn Chúa, sau khi nghe những lời tố cáo của Êlia, vua đã nhận ra tội lỗi của mình mà ăn năn thống hối: “Khi Acáp nghe những lời này, mặc áo nhặm, ăn chay, vấn bao bố mà ngủ và ăn ở khiêm nhường. Có lời Chúa phán với Êlia người Thesbê rằng: Ngươi có thấy Acáp hạ mình trước mặt Ta không? Thưa ACE, qua con người yếu đuối tội lội cũng như hành động sám hối ăn năn của vua Acap, mời gọi chúng ta hãy nhìn lại chính thái độ và hành động sống của chúng ta. Hạnh phúc cho những ai được Lời Chúa và giáo huấn của Chúa chỉ dạy để nhận ra cung cách sống và hành động yếu đuối tội lỗi của mình. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có khiêm tốn để nhận ra những yếu đuối, tội lỗi mà quay trở về với Thiên Chúa hay không?
Thật ra thưa ACE, rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta thường nghĩ và cho rằng: “Tôi đâu có làm gì nên tội, vì tôi đâu có cướp của giết người…” nhưng thực ra, chúng ta vẫn còn sống ghen ghét, thù hận, chúng ta chưa sống bác ái yêu thương và tha thứ. Tin mừng hôm nay (Mt 5, 43-48) Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần của người con cái Chúa, nghĩa là hãy tập sống và mặc lấy cung cách, hành động sống của Chúa Giêsu. Đó chính là cách sống khiêm nhu-tự hạ, đó chính là yêu thương-tha thứ. “Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo”. Chúng ta sẽ tự hỏi: “Làm sao tôi có thể thực thi và sống như Chúa dạy được? Vì yêu thương người thân quen đã là khó, làm sao mà yêu thương kẻ thù và làm ơn cho người ghét mình được?” Đúng vậy, với tài sức và giới hạn yếu đuối, hạn hẹp của con người, chúng ta không thể nào sống như Chúa dạy được. Nhưng, nếu chúng ta biết khiêm tốn mở lòng để sống tín thác cậy trông vào Chúa, thì chính Chúa sẽ ban ơn giúp sức và chính Ngài làm cho và biến đổi chúng ta được nên hoàn hảo giống như Chúa. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có muốn được nên giống Chúa và muốn được Chúa ban ơn và làm cho trở nên con người hoàn thiện hay không?
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy cho chúng con biết khiêm tốn mở lòng để cảm nghiệm được tình yêu thương sự tha thứ của Chúa, để nhờ đó, chúng con cũng sẽ sống chứng tá và làm lan tỏa ơn thánh Chúa cho ACE mình. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

“Thức Ăn Cho Tâm Hồn”
Thứ hai sau Chúa Nhật XI Thường Niên

Cách đây hơn một năm, lúc mà “đất đai đang sốt giá” vì liên quan đến những “dự án hay các công trình ma” do các nhà đầu tư và các “cò đất” tung ra. Cũng chính vì chuyện đất đai này mà nhiều người bổng trở thành người ăn nên làm ra, giàu to-trúng mánh, nhưng cũng vì chuyện đất cát mà có người cũng phải bị tan gia bại sản, phải rơi vào vòng lao lý, tệ hại hơn, là những ACE hay người thân trong gia đình hờn giận, tranh chấp, kiện tụng nhau và từ mặt nhau… Chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao con người lại quá lệ thuộc vào chuyện đất đai như vậy? Thực ra, chuyện tranh giành, ham muốn đất đai, của cải là chuyện muôn thuở của con người.
Nếu chúng ta đọc trong Kinh Thánh thì cũng sẽ thấy rõ vấn nạn này, ngay từ ban đầu, con người luôn ham muốn và tranh chấp như vậy. Thực ra, vì con người đã hiểu sai về lời hứa của Thiên Chúa khi Ngài phán: “Ta sẽ ban cho các ngươi đất đai làm sản nghiệp”. Vì điều quan trọng chính là sở hữu Chúa, có Chúa làm gia ghiệp thì chính Ngài sẽ ban cho con người những thứ khác. Thế nhưng, con người đã không muốn có Chúa, họ lại muốn loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống mình mà chỉ muốn có đất đai và các thứ tạm bợ, chóng qua ở trần gian này.
Bài đọc một (1 V 21, 1-16) tường thuật cho chúng ta câu chuyện tranh chấp đất vườn nho của Naboth. Naboth bằng mọi giá không muốn chuyển nhượng vườn nho cho vua vì đây là sản nghiệp của tổ tiên ông để lại. Còn với vua Acap mặc dầu giàu sang phú quý, có đủ mọi thứ, nhưng vẫn cứ tham muốn và tìm cách để chiếm đoạt cho bằng được vườn nho của Naboth để làm vườn rau của mình… Chỉ vì không có được mảnh đất này mà vua đã ăn không ngon, ngủ không yên, cũng chỉ vì mảnh đất đó mà vợ vua đã tìm cách sát hại Naboth để chiếm lấy. Câu chuyện này nói lên cho chúng ta biết lòng tham vô đáy của con người, ngay cả con người bất chấp điều ác để đạt được điều mà mình mong muốn.
Vậy thưa ACE, trong cuộc sống hiện tại với ACE và tôi đang khao khát, mong muốn có được hay sở hữu điều gì nhất? Hạnh phúc cho ai đang khao khát tìm kiếm Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài để làm sản nghiệm. Nhưng tiếc thay, những thứ khác như đất đai, nhà cửa, tiền bạc-của cải hay danh vọng, địa vị lại được con người ham thích sở hữu hơn… thế nên, chúng ta đang được Lời Chúa mời gọi để nhìn lại chính cung cách, thái độ và hành động sống của chúng ta với Chúa và tha nhân.
Tin mừng hôm nay (Mt 5, 38-42) chính Chúa đang mời gọi chúng ta hãy sống và thực hành ngược lại với những cách sống của con người trần gian: “Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ”. Nghe qua, chúng ta thấy Chúa dạy như vậy thì quá vô lý, quá ngược đời, thế nên, ai mà sống theo và thực hành cho được. Thế nhưng thưa ACE, đây chính là con đường của Chúa Giêsu, con đường yêu thương, tự hiến, tha thứ và ban ơn thánh hóa. Sứ vụ của Chúa giờ đây cũng phải là cách sống của mỗi người chúng ta, người con cái Chúa, người môn đệ Chúa Kitô. Vậy thì liệu rằng, chúng ta có muốn sở hữu Chúa, sống và làm theo mẫu gương như Chúa hay không?
Lạy Chúa xin ban thêm lòng tin và lòng mến của Chúa cho chúng con, để nhờ ơn Chúa giúp, trong mọi sự từ suy nghĩ, lời nói đến việc làm, chúng con đều cố gắng, nỗ lực làm cho sáng danh Chúa cả sáng và sinh ơn ích cho tha nhân. Amen.
Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay37,233
  • Tháng hiện tại95,286
  • Tổng lượt truy cập52,264,234

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây