Chúa Giêsu vẫn luôn là tâm điểm

Thứ bảy - 25/05/2024 06:09  497
CHÚA GIÊSU VẪN LUÔN LÀ TÂM ĐIỂM
 
Đnl 4,32-40; Tv 33; Rm 8,14-17; Mt 28, 16-20
Victor Cancino S.J
Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ AmericaMagazine.org

 
Đâu là tương quan đích thực giữa ba ngôi trong Thiên Chúa Ba Ngôi? Đây vẫn là một mầu nhiệm. Dẫu vậy, các bài đọc Chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi đưa ra cái nhìn sâu sắc giúp chúng ta gặp gỡ mầu nhiệm này và biến nó trở nên thích hợp.

Các bài đọc nhấn mạnh những tương đồng mà con người chia sẻ với Thiên Chúa, đặc biệt qua hai [hình ảnh] ẩn dụ về “hơi thở” và “thần khí.” Những tương đồng này cũng dẫn chúng ta đến vai trò trung tâm của Đức Kitô trong bản chất niềm tin vào Ba Ngôi của chúng ta cũng như trong tương quan với Thiên Chúa. Kitô hữu có thể thường tiếp cận những quan niệm về Chúa Ba Ngôi như những đề tài tín lý phức tạp, ví dụ như cuộc tranh luận về “filioque”
[1]. Tuy nhiên, suy tư về Thiên Chúa Ba Ngôi cũng có thể giúp người tín hữu đổi mới hiểu biết cách thức nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã nối kết giữa yếu tố nhân loại và thần linh của Giáo hội được gắn chặt trong Đức Kitô.

Bài thánh vịnh lễ Chúa Ba Ngôi nói về việc sử dụng uy lực và khả  năng sáng tạo và giống con người của Thiên Chúa.  “Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng đều do hơi thở miệng Ngài” (Tv 33,6). Thiên Chúa phán và mọi thụ tạo được tạo thành. Thiên Chúa thổi hơi và vô số vì sao sống động cả bầu trời đêm, mà vịnh gia gọi là “cơ binh trên trời.” Bài Thánh vịnh đã mang lại sức sống cho bầu trời đêm được thắp lên nhờ sáng kiến của Thiên Chúa. Đây là một hình ảnh hoàn toàn tích cực về một trái đất sinh động tràn đầy quyền năng Thiên Chúa. Vịnh gia đang gợi lên một hình ảnh thú vị về vũ trụ, làm cho người đọc chú ý đến chương đầu của sách Sáng Thế khi Thiên Chúa chỉ phán và mọi thụ tạo trên trái đất liền được tạo thành.

Trong chương II sách Sáng Thế, Thiên Chúa nặn ra con người từ bùn đất, và với ân sủng hơi thở của Thiên Chúa, con người trở nên một hữu thể sống động. “Đức Chúa là Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Hình ảnh này thật phong phú và gói trọn ý nghĩa của hơi thở thần linh như “thần khí Thiên Chúa.” Trong Tin mừng Lễ Hiện xuống, chính Đức Giêsu đã thực hiện hành động sáng tạo của Thiên Chúa khi Ngài trao ban Thánh Thần qua việc thổi hơi. “Người thổi hơi và phán bảo các ông: ‘Các con hãy nhận lấy Thánh Thần’” (Ga 20,22). Cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện hiện qua khung cảnh này: Chúa Cha hiện diện kín ẩn trong hành vi của Chúa Con, và Chúa Thánh Thần hiện diện trong hơi thở của Chúa Con.

Tất cả hình ảnh mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi nổi bật nơi bài thánh vịnh, trở nên rõ hơn nơi các bài đọc với những dấu chỉ về hoạt động của Thiên Chúa. “Các ngươi hãy tìm hiểu những thời xa xưa trước kia, từ khi Thiên Chúa tác thành con người trên mặt đất, từ chân trời này đến chân trời nọ, có bao giờ xảy ra một việc vĩ đại như thế này chăng? (Đnl 4, 32). Lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, vừa mới bắt đầu trong bài đọc I, đã đạt đỉnh điểm nơi con người và hành động của Chúa Kitô được thuật lại trong đoạn Tin Mừng.  “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. (Mt 28, 18). “Chúa Giêsu ra lệnh cho các môn đệ: “Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần” (Mt 28, 19).

Thánh Mátthêu không chỉ nêu bật bản chất Ba Ngôi của Thiên Chúa, mà còn đặt Chúa Giêsu vào trung tâm bản chất đó. Chúa Giêsu, như là trung tâm gắn kết tất cả lại với nhau, trở thành chiếc neo cho sứ mạng của các môn đệ đầu tiên và cho chúng ta ngày nay, những người đang tìm kiếm những phương thức mới để định hướng cho một thế giới đang thay đổi. Với sự hiện diện của Ngài, các môn đệ có thể tìm thấy niềm an ủi và nâng đỡ ở bất cứ nơi nào họ mang Tin mừng đến: “Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.” (Mt 28, 20).

CẦU NGUYỆN
Kinh thánh nói về Chúa Thánh Thần như vừa là gió vừa là hơi thở;  chúng ta có hình ảnh nào về Thánh Thần?
Chúng ta muốn chia sẻ với Chúa Cha khả năng sáng tạo nào?
Làm thế nào Ngôi Hai, Chúa Giêsu, trở nên trung tâm trong cuộc đời của chúng ta?

 
 
[1] filioque: được Giáo hội Tây phương đưa vào Kinh Tin kính để nói ‘Thánh Thần từ Cha và Con mà ra’, Đông Phương không chấp nhận cụm từ này.
 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay23,955
  • Tháng hiện tại347,822
  • Tổng lượt truy cập51,679,157

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây