Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi năm B - Lm GB Phạm Hồng Thái

Thứ năm - 23/05/2024 05:05  262

CHÚA NHẬT VIII TN, LỄ CHÚA BA NGÔI

          Lễ Chúa Ba Ngôi được mừng kính sau lễ Chúa Thánh thần Hiện Xuống như vậy có nghĩa là sau khi đã kính tất cả các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu từ khi Chúa xuống thế làm người đầu thai trong lòng Đức Mẹ Maria trong ngày Thiên Thần Truyền tin tới khi Chúa sinh ra, Chúa đi rao giảng Tin Mừng, chịu chết sống lại và lên Trời rồi Chúa Thánh thần Hiện xuống mới đến lễ Chúa Ba Ngôi. Việc trải qua những lễ kính các mầu nhiệm đó sẽ giúp chúng ta đón nhận được cao điểm của mạc khải là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Tuy vậy Chúa Ba Ngôi vẫn là mầu nhiệm vượt quá trí khôn và sự hiểu biết của con người. Linh mục Matthêô Nguyễn khắc Hy thường có nhưng bài giảng thuyết trên mạng Công giáo có nói kinh nghiệm của ngài như sau: Khi dạy thần học về Chúa Ba ngôi trước khóa học thì các chủng sinh hay nữ tu chưa hiểu biết gì về Chúa Ba Ngôi, và sau khóa học chừng ba tháng họ cũng chẳng biết thêm gì về Chúa Ba Ngôi nhưng nhờ khóa học đó họ hiểu tại sao họ không thể biết được về Chúa Ba Ngôi

          Vì thế thiết tưởng thay vì đưa ra những giải thích về Chúa Ba Ngôi, tôi chỉ xin nêu những lời Kinh thánh về mầu nhiệm này để Lời Chúa củng cố đức tin của chúng ta về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta vẫn tuyên xưng

Lời kinh thánh nổi bật nhất về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được nghe Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay là: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Lời này vừa là mệnh lệnh của Chúa sai các tông đồ đi truyền giáo khắp muôn dân, dạy các ông làm phép Rửa tội vừa là lời mạc khải cho biết Thiên Chúa có Ba ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu còn sống với các tông đồ Chúa hạn chế phạm vi truyền giáo của các ông là chỉ đến với chiên lạc nhà Israel nhưng giờ đây Chúa sai các ông đi khắp muôn dân. Sách Tông đồ Công vụ nói các tông đồ Rửa tội cho những người xin gia nhập đạo nhân danh Chúa Giêsu (Cvtđ 8,6 & 9. 5) nhưng sách Didache là cuốn sách giáo lí sớm nhất của Kitô giáo đã đưa ra công thức Rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi dựa vào Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay

Chúng ta còn lời Kinh thánh khác kể ra cả ba ngôi đó là lời chào mà các linh mục thường đọc lên mở đầu Thánh lễ: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh thần ở cùng tất cả anh chị em (cf Rm 5, 1-15 )”

Đặc biệt trong Tân Ước chúng ta thấy có sự xuất hiện của cả ba Ngôi khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa ở sông Giođan. Chúa Cha qua tiếng nói từ trong đám mây: “Đây là Con yêu dấu rất đẹp lòng Ta. Các ngươi hãy nghe lời Người”; Chúa Giêsu là Ngôi Con được Chúa Cha giới thiệu và Chúa Thánh Thần lấy hình bồ câu ngự trên Chúa

Trong lịch sử Cứu độ, Chúa Cha được nhìn nhận là Đấng sáng tạo vũ trụ và con người; Chúa Con là Đấng Cứu chuộc và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa vì thế thời Cựu Ước được coi như là thời kỳ của Chúa Cha, thời Tân Ước Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng … là thời của Chúa Con và thời kỳ hiện nay là thời của Chúa Thánh Thần tuy nói phân biệt như vậy còn trong thực tế Chúa Cha ở đâu hay làm gì thì Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng ở đấy và cùng hành động với Chúa Cha như Chúa Giêsu đã nói: “Cho đến nay Cha Tôi vẫn làm việc thì Tôi cũng làm việc  (Ga 5, 17)”

Mừng lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay chúng ta không thể không nói về dấu Thánh giá: Khi làm dấu thánh Giá chúng ta ghi dấu Chúa Ba Ngôi trên mình và xưng ra  mầu nhiệm này. Chúng ta quí trọng dấu Thánh Giá và không xấu hổ vì dấu thánh này nhưng hãnh diện tuyên xưng vì mình được hạnh phúc trở nên nghĩa tử  và thuộc về gia đình Chúa Ba Ngôi nơi trần gian để cũng được thuộc về gia đình Chúa Ba Ngôi trên thiên quốc

Có thể tiếng nói của Chúa Ba Ngôi nơi chúng ta chính là tiếng lương tâm: chúng ta hãy luôn nghe theo tiếng lương tâm ngay chính nơi tâm hồn để có thể sống cuộc sống lương thiện theo thánh ý Chúa

Câu chuyện: Valencia làm dấu Thánh giá

Valencia mồ côi cha lúc mới lên 5, phải ở với mẹ tại một khu lao động nghèo khổ. Sau Thánh lễ hằng ngày, cậu vào các tiệm ăn đánh giầy cho khách. Mỗi khi nhận tiền công, cậu đều làm dấu thánh giá tạ ơn Chúa.

Tụi bạn trông thấy to nhỏ với nhau: “Gạo không lo mà lo giữ đạo!” Valencia vẫn cứ hiên ngang giữ hình thức cầu nguyện đơn sơ ấy.

Năm 17 tuổi, cậu được ban văn nghệ mượn đóng vai thằng quỉ. Màn đầu vừa dứt, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sang màn thứ hai, trời đột nhiên đổ mưa, sấm sét nổi lên ầm ầm. Nghe sét đánh, “thằng quỉ” quên mất mình đang đóng kịch, vội quì gối làm dấu thánh giá. Khán giả cười rộ lên, tưởng thằng quỉ làm hề, không ngờ Valencia cầu nguyện thật!

Sau đêm ấy, mọi người trong khu xóm hiểu được hoàn cảnh của cậu, họ chung nhau quyên tiền để giúp Valencia ăn học. Đến sau, Valencia đỗ tiến sĩ lúc vừa mới 30 tuổi … nhờ dấu thánh giá!

Chúng ta tin kính Chúa Ba Ngôi trong lòng và tuyên xưng ra trong cuộc sống để  xứng đáng được Chúa ban ơn cứu độ. Amen

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay27,075
  • Tháng hiện tại583,754
  • Tổng lượt truy cập50,996,361

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây