Điều lớn lao hơn cả hôn nhân và ly dị

Thứ bảy - 05/10/2024 04:25  314
ĐIỀU LỚN LAO HƠN CẢ HÔN NHÂN VÀ LY DỊ

Victor Cancino S.J
Chúa nhật  XXVII Thường niên B
St 2,18-24; Tv 128; Dt 2,9-11; Mc 10,2-16

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org

 
Khi đọc bài đọc I trích sách Sáng thế và bài Tin mừng Chúa nhật XXVII Thường niên theo thánh Maccô chúng ta cảm nghiệm một chấn động giật mình. Trong lúc bài đọc I vang lên một sự kết hợp thi vị giữa cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại, thì bài Tin mừng lại chạm trán với cuộc tranh luận thẳng thắn về ly dị và tái hôn ở thế kỷ đầu. Đâu đó trong bối cảnh của các bản văn hôm nay ẩn chứa một hình ảnh bí tích có tính loại suy ám chỉ Giáo hội là Hiền thê và Đức Kitô là Phu Quân. Các bài đọc mời gọi tín hữu hãy tìm kiếm bức tranh lớn hơn trong tâm hồn mình khi suy tư về sự kết hợp nên một trong hôn nhân.

Bài đọc I mở đầu với câu giới thiệu tình trạng con người: “Ðàn ông ở một mình không tốt. Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó” (St 2,18). Với nỗ lực kiếm cho “người nam” (trình thuật chưa ám chỉ đến ông Ađam) một trợ tá tương xứng, Thiên Chúa muốn làm dịu đi mối đe dọa hiện sinh của nỗi cô đơn. Đó là hình ảnh cha mẹ mong muốn cho con cái mình tìm thấy bình yên trong một thế giới có thể thấy khắc nghiệt hơn khi con cái sống một mình. Ai ở một mình đều không tốt.

Một điều đáng lưu ý diễn ra nơi hình thức văn chương ở cuối bài đọc I. Trình thuật chuyển từ văn xuôi sang thi ca: “Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra” (St 2,23). Với bản tiếng Hípri, nhịp và vần ở đây rất rõ ràng, nhất là với câu thứ hai, “Người này sẽ được gọi là người nữ (isha), vì bởi người nam (ish) mà ra.” Tại sao lại dùng thể thơ ca vào lúc này? Thay vì bỏ qua khi cho rằng đây là một đoạn thơ ca ngẫu nhiên chúng ta cần nhớ rằng cấu trúc thơ ca trong Kinh thánh được dùng để làm sáng tỏ nhiều điều tuyệt vời. Khoảnh khắc hân hoan khi “người nam” tìm thấy “người nữ” xuất hiện trong những dòng thơ đầu tiên của Kinh thánh. Nó tác động sâu xa đến họ như thấy ở câu cuối của trình thuật: “Và cả hai nên một thân thể” (St 2,24).

Trong bài Tin mừng Đức Giêsu đã trích dẫn câu trong sách Sáng thế ở trên. Nhưng trước đó, Ngài cố gắng làm thay đổi giáo huấn cho rằng giao ước hôn nhân có thể hủy bỏ khi vợ chồng gặp khó khăn. Những người Phariêu cho thấy trong lề luật có nói đến việc người chồng có quyền bỏ vợ mình. Các ông lý giải: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị” (Mc 10,4). Họ trích lại đoạn (Đnl 24,1-4) bàn nhiều về những chi tiết của việc ngoại tình trong trường hợp người đàn ông muốn tái hôn với vợ cũ sau khi đã công khai ly dị người vợ này. Ở đây cũng cho thấy người nữ được bảo vệ khi có trong tay bản văn pháp lý bảo đảm cho tình trạng hôn nhân của họ trong xã hội.

Trong nền văn hóa cổ xưa này, dù là Hy Lạp-La Mã hay Do Thái, việc ly dị dường như dễ dàng. Hôn nhân là một giao ước không chỉ giữa hai cá nhân mà còn giữa hai gia đình. Tuy nhiên, đôi khi, hai vợ chồng gặp khó khăn cay đắng kéo dài triền miên và do đó, người nam sẽ tự mình giải thoát khỏi mối ràng buộc này. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người nữ cũng có thể có quyền ly hôn, nhưng trên thực tế dường như đây vẫn là quyền của người nam. Đức Giêsu đã chống lại lối thực hành chấp nhận việc ly hôn này và nhắc nhở đám đông rằng ngay từ lúc khởi đầu, vợ chồng đã được xem như “một thân xác.”

Giáo hội Công giáo giữ quan điểm bí tích hôn phối giữa vợ chồng kéo dài suốt đời cho đến chết, điều này loại trừ ly hôn như một lựa chọn khả thi để tháo gỡ sự kết hợp vợ chồng. Trên thực tế, vợ chồng Công giáo vẫn ly thân và có thể nỗ lực để tiêu hôn hoàn toàn [hủy bỏ giao ước hôn nhân], tuy đó là một tiến trình dài và khá phức tạp [do toà án hôn phối của Giáo hội giải quyết sau khi đã điều tra cẩn thận là có những sai sót được phát hiện ra trong mối quan hệ làm cho hôn nhân đó vô hiệu].

Một cách suy tư khác về toàn bộ chủ đề hôm nay đó là trở lại ý tưởng hôn nhân trong sách Sáng thế: hai người trở nên một thân xác. Mục tiêu của hôn nhân bí tích không chỉ là lời cam kết trọn đời giữa hai người. Mặc dù điều này là một kỳ tích đáng kể, thế nhưng vợ chồng vẫn có thể chịu cay đắng suốt đời, điều này sẽ làm méo mó mục đích của sự kết hợp vợ chồng. Mục đích của hôn nhân là sự kết hợp tình cảm và trí óc, lý trí để rồi hai người không còn tách biệt nữa, nhưng tiến gần hơn đến “một thân xác” hay một trái tim đối với nhau.

Đó là lý do vì sao hôn nhân có tính loại suy giữa Giáo hội là Hiền thê và Đức Kitô là Phu Quân kết hợp hài hòa tốt đẹp. Mục tiêu của Giáo hội không chỉ ở lại với Đức Kitô suốt đời. Giáo hội có nghĩa là nên một với Đức Kitô, Đấng vui thích nên một với chúng ta. Nói cách khác, hôn nhân có tính loại suy này là bài thơ Thiên Chúa dành cho chúng ta.
 
Cầu nguyện
Điều gì nâng đỡ, duy trì hôn nhân trong xã hội ngày nay?

Sự kết hiệp giữa Giáo hội và Đức Kitô trong cộng đoàn của chúng ta như thế nào?

Cô độc và cô đơn khác nhau như thế nào?

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay16,012
  • Tháng hiện tại488,387
  • Tổng lượt truy cập51,819,722

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây