Suy niệm Chúa Nhật XV Thường Niên - Lm GB Phạm Hồng Thái.

Thứ ba - 05/07/2022 04:33  587

CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN C

          Chúa Giêsu đồng ý với phát biểu của ông luật sĩ về giới răn Mến Chúa Yêu Người, và Chúa cho biết thực hành trọn vẹn giới răn nầy là đủ để chúng ta được sự sống đời đời, nhưng đi vào thực tế, phải thể hiện lòng Yêu Người như thế nào thì Chúa Giêsu đã kể cho chúng ta dụ ngôn người Samari nhân hậu như là mẫu gương để ta trở nên người anh em của người chẳng may bị tai nạn.

          Đường đi từ Giêrusalem xuống Giêricô: Giêrusalem ở độ cao khoảng 800m, còn Giêricô có độ thấp 275m so với mực nước biển. Quãng đường chỉ dài có 25km nhưng gần bên có những khe núi và hốc đá. Bọn trộm cắp thường lợi dụng để làm sào huyệt.

          Dụ ngôn có những nhân vật như sau:

          - Trước hết là một người chẳng may lọt vào tay bọn trộm cướp. Người này không những bị lột hết tiền của mà còn bị chúng đánh nhừ tử, nửa sống nửa chết bỏ nằm ở dọc đường. Thật là tội nghiệp và không may mắn, tất nhiên nạn nhân này đang rất cần được sự săn sóc, bằng không thì cầm chắc cái chết!

          - Bọn trộm cướp không biết là mấy tên chúng sống ngoài pháp luật chỉ biết gây tai họa cho tha nhân để cướp tiền cướp của. Những người này hiển nhiên là không để ý gì tới luật mến Chúa yêu người.

          - Một tư tế và thầy Lê vi đi qua con đường thấy nạn nhân thì tránh sang một bên và tiếp tục hành trình của mình. Hai vị này mới ở đền thờ Giêrusalem thi hành  chức vụ của mình xong và trở về nhà. Có thể nói hai vị này tỏ ra có lòng mến Chúa nơi đền thờ  nhưng lại thiếu lòng yêu người trong đời sống vì không giúp gì cho nạn nhân; lí do vì sao? Chúa Giêsu  không nói, có thể vì họ sợ phiền toái, mất thời giờ hay sợ bọn cướp rình rập, và cũng có thể vì lí do sợ nhiễm ô uế vì theo sách Lêvi đụng tới xác chết là nhiễm ô uế (Lev 21,16). Nhưng nói gì thì nói, họ đã tỏ ra vô cảm đối với người bị nạn.

          - Người Samari nhân hậu cũng  đi con đường như hai vị tư tế và Lêvi, nhưng khi thấy nạn nhân, ông động lòng thương, tới gần băng bó vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau lấy ra hai  quan tiền, ông  trao cho chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc cho người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông". Chúng ta thấy người Samari này tỏ ra tận tâm săn sóc hết lòng và tới nơi tới chốn, không quản ngại mất thời giờ, tốn phí tiền bạc miễn là cứu vãn dược mạng sống cho người bị nạn.

          Ông không cần biết người này có phải là đồng bào với ông không, cũng không phân biệt tôn giáo, chính trị hay gì gì đi nữa, nhưng ông đã hành động ngay theo lòng thương cảm của ông: điều này khác với quan niệm của người Do thái khi đó chỉ coi người thân cận là anh em đồng bào của mình thôi còn người nước ngoài không phải là người thân cận, có khi còn có  thái độ khinh bỉ nữa.

          Vậy người Samari nhân hậu này là ai?

          Các thánh giáo phụ và nhất là thánh Augustinô nói đó là hình ảnh về Chúa Giêsu, còn người bị nạn là nhân loại, Chúa Giêsu từ Giêrusalem tức là từ trên trời xuống Giêricô là trần gian. Chúa dùng Dầu rượu để xức các vết thương tức là Chúa lập nên các bí tích để chữa lành vết thương do tội lỗi gây nên, Chúa đưa vào quán trọ để nạn nhân được tiếp tục chăm sóc tức là  Chúa đưa chúng ta vào Giáo Hội để chờ ngày Chúa trở lại trần gian.

          Thế nhưng theo văn mạch, qua người Samari nhân hậu, Chúa có ý chỉ mỗi người chúng ta phải như làm như thế, nên Chúa bảo ông luật sĩ: "Ông hãy đi và làm như vậy"

          Trên đường đời khi gặp anh em đau khổ khó khăn, chúng ta thể hiện tình thương bằng sự giúp đỡ thiết thực, bằng sự chăm sóc tận tình, bằng lời an ủi khích lệ, bằng cử chỉ thân thiện... như lời thánh Phaolô: "Hãy vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12,15)"

          Câu chuyện : Ngày 13/1/1982, khi lái xe tới cầu sông Potomac, anh Larry Skutnik bị kẹt lại vì cầu có lớp tuyết quá dầy, bỗng anh thấy một chiếc máy bay Boeing chở hành khánh gặp nạn lao xuống sông, được biết chiếc máy bay chở tới 79 người. Bước ra khỏi xe, anh thấy có  3 người  bám vào đuôi máy bay đang chìm xuống nước. Trực thăng bay tới cứu họ, nhưng chỉ có hai người lên được trực thăng, còn một phụ nữ vuột tay rơi xuống nước. Larry vội nhảy ngay xuống dòng sông giá lạnh và cứu được người phụ nữ đó lên an toàn. Hôm sau phóng viên nhà báo tới phỏng vấn anh: "Do đâu mà anh có được hành động anh hùng như vậy?" Anh trả lời: "Tôi xấu hổ vì chữ anh hùng. Thực ra đó chỉ là phản xạ tự nhiên của tôi thôi"

          Nếu chúng ta có lòng yêu người ăn sâu vào tâm hồn mình thì chúng ta sẽ thể hiện cách thực tình và chu đáo như người Samari nhân hậu và như anh Larry Skutnik trong câu chuyện trên. Xin Chúa cho chúng con biết mến Chúa yêu người như Chúa dạy để chúng con đáng được sống và được sự sống đời đời làm gia nhiệp. Amen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập251
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay65,296
  • Tháng hiện tại525,546
  • Tổng lượt truy cập46,887,150

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây