Hãy suy nghĩ về ơn gọi của chúng ta

Thứ bảy - 03/02/2024 09:41  263
HÃY SUY NGHĨ VỀ ƠN GỌI CỦA CHÚNG TA

Victor Cancino, S.J.
Chúa nhật V Thường niên B.
G 7,1-7; Ps 147; 1Cr 9,16-23; Mc 1,29-39.

Trong những suy niệm ngắn về các bài đọc Chúa nhật, chúng ta khó chú tâm vào bài đọc II. Các Thư của Tân ước tạo nên một chu kỳ liên tục tách biệt với chu kỳ các bài đọc Tin mừng. Khác với bài đọc I của mỗi Chúa nhật trích từ Cựu ước và được nối kết theo chủ đề của bài Tin mừng, bài đọc II chỉ liên quan cách ngẫu nhiên với các bài đọc khác. Và khi thời gian để giảng hay soạn bài giảng bị giới hạn, chúng ta dễ bỏ qua các thư của Phaolô và của các môn đệ đầu tiên khác mà chúng ta nghe vào mỗi Chúa nhật.

Tuy nhiên, trong Chúa nhật IV Thường niên này, những lời của thánh Phaolô được ưu tiên hơn, vì ngài dành thời gian để suy ngẫm về bản chất ơn gọi của chính mình. “Nếu tôi rao giảng Tin mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi” (1Cr 9,16). Ngài nhấn mạnh ý nghĩ này theo cách tu từ: “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng!” Ở đây, thánh Phaolô có thể bắt đầu suy ngẫm về bản chất ơn gọi của mình là để phục vụ cho Thiên Chúa, nhưng đó là một chủ đề mà ngài đã khuyến khích cộng đoàn Kitô hữu tại Côrintô suy ngẫm trong một vài chương của thư này. Thánh Phaolô nói: “Thưa anh em, anh em hãy nghĩ lại xem ơn gọi của mình” (1Cr 1,26). Trong bài đọc Chúa nhật tuần này, thánh Phaolô sử dụng kiểu nói  “bổn phận” để mô tả lời mời gọi sống Tin mừng bằng cả cuộc đời mình.

Cách lựa chọn từ ngữ của thánh Phaolô khi nói về bổn phận của mình khá rõ ràng. Ngài dùng từ Hy Lạp ananke, một thuật ngữ thường được dùng để chỉ “gánh nặng”. Thực tế, bản văn tiếng Hy Lạp của 1Cr 9,16 có nghĩa đen là “gánh nặng đè lên tôi/ áp lực vây quanh tôi”. Thánh Phaolô bị ràng buộc bởi một gánh nặng thần linh, một tình cảnh mang nghĩa vừa tích cực và tiêu cực. Phụng sự Thiên Chúa theo cung cách là quản gia của một vị vua nhân từ sẽ là con đường dẫn đến vinh quang và phần thưởng. Tuy nhiên, sống đời phục vụ như vậy cũng mở ra cho con người những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ, và chính với sắc thái này mà thánh Phaolô sử dụng từ ananke ở nơi khác trong các thư của mình (ví dụ, 2Cr 12,10). Thánh Phaolô sẵn sàng lãnh nhận “gánh nặng” rao giảng Tin mừng, cùng với đó là những gánh nặng gian khổ và bắt bớ không thể tránh khỏi. “Tất cả những điều đó, tôi làm vì Tin mừng, để được thông phần vào lợi ích của Tin mừng” (1Cr 9,23).


Ở điểm này, những nhận định từ học giả Gordon Fee về thánh Phaolô là rất hữu ích. Trong phần chú giải vào năm 1987 về thư thứ I của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, Fee cho thấy văn cảnh về ý nghĩa bổn phận của thánh Phaolô. Bổn phận mà thánh Phaolô nói đến không phải là một hình thức nào đó về  sự ép buộc và hoàn thành từ nội tâm. Mặc dù trong quá khứ thánh Phaolô đã từng là một công tố viên đầy nhiệt huyết và đáng sợ, nhưng Fee lại nhìn thấy một động lực làm việc khác khi Phaolô về già. Ngài đang hướng đến thời gian phán xét của Thiên Chúa, khi phải trả lẽ về thời gian phụng sự Thiên Chúa. Thánh Phaolô coi cuộc đời rao giảng Tin mừng của ngài, với tất cả niềm vui và nổi buồn mà nó mang lại, giống như một định mệnh hơn là một sự lựa chọn. Đó là điều mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên ngài để thực thi, và ngay cả những gánh nặng và khó khăn cũng mang theo ân sủng.

Việc suy ngẫm về ơn gọi và sự sẵn sàng sống theo một kế hoạch thần linh nào đó của một người đòi hỏi sự khôn ngoan và cầu nguyện liên lỉ. Có những khoảnh khắc trong đời chúng ta có thể bắt đầu như ông Gióp trong bài đọc I, “Khổ dịch chẳng phải là đời sống của con người trên trái đất sao?” (G 7,1). Đặc biệt, trước gánh nặng của gian khổ, khi không thể hình dung được những cách thức mà bàn tay Thiên Chúa có thể thực hiện vì một mục đích nào đó. Và nếu đúng như thế, thì giống như ông Gióp, người ta có thể nói rằng, “Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc” (G 7,7). Nhưng, ân sủng có thể hiện diện theo một cách kín ẩn và không phải lúc nào cũng hiển hiện cho đến khi câu chuyện kết thúc.

Để kết thúc với một lưu ý đầy hy vọng, chúng ta có thể nhận thấy cách chính Chúa Giêsu hiểu lời mời gọi mà Chúa Cha trao phó cho Người thế nào. Toàn bộ khung cảnh bài Tin mừng đều nói về việc trừ quỷ và chữa lành bệnh tật theo một cách tương tự. Bản văn kết thúc với một hình ảnh hữu ích cho suy tư này. Chúa Giêsu thức dậy sáng sớm tinh sương đến một nơi thanh vắng cầu nguyện. “Mọi người đều đi tìm Thầy,” Chúa Giêsu đáp: “Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa” (Mc 1, 37-38). Chúa Giêsu phải ra đi vì lợi ích của Tin mừng cũng như thánh Phaolô phải rao giảng những điều đã được trao phó cho ngài. Cả hai đều là những tôi tớ cho sứ mạng của Thiên Chúa, là những người đã dâng hiến cả cuộc đời mình để phục vụ Tin mừng.

CẦU NGUYỆN
Tin mừng của Chúa Giêsu có phải là điều tôi chọn để chia sẻ với người khác không?
Tôi có thể cầu nguyện như thế nào về sự ơn gọi cụ thể của mình trong năm tới?
Ai hay điều gì “mời gọi” tôi sống ơn gọi của mình?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay27,855
  • Tháng hiện tại706,990
  • Tổng lượt truy cập52,875,938

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây