Thiên Chúa có thể lên tiếng trong lúc hòa hợp hoặc lúc bất hòa

Thứ bảy - 27/01/2024 04:27  382
THIÊN CHÚA CÓ THỂ LÊN TIẾNG TRONG LÚC HÒA HỢP HOẶC LÚC BẤT HÒA
 
Victor Cancino, S.J.
Chúa nhật IV Thường niên B.
Đnl 18,15-20; Tv 95; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28.
 

Trong Thánh vịnh đáp ca Chúa nhật IV Thường niên, vịnh gia kêu lên rằng: “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người!” Lắng nghe tiếng Chúa và tìm kiếm các ngôn sứ đích thực là những chủ đề của các bài đọc Chúa nhật tuần này. Đôi khi chúng ta nhận thấy sự hài hòa giữa tiếng nói của con người và của Thiên Chúa, nhưng có những lúc, một tạp âm có thể cản trở việc tìm kiếm của chúng ta. Các bài đọc Lời Chúa giúp chúng ta chú tâm đến tiếng nói đích thực của Thiên Chúa giữa tiếng ồn ào xung quanh chúng ta.

Bài đọc I trích sách Đệ nhị luật là một tầm nhìn hòa hợp. Đoạn văn xác lập vai trò của vị trung gian giữa cộng đoàn Israel và Thiên Chúa. Như Môsê nhắc nhở dân Chúa, một người trung gian như họ đã xin cùng Chúa là Thiên Chúa của họ và điều đó là tốt, nên Thiên Chúa vui lòng ban cho họ (Đnl 18,16-17). Trên thực tế, vai trò trung gian là điều bình thường nơi các tôn giáo của thế giới cổ đại. Mọi nền văn hóa đều xác định một số cá nhân nào đó được linh hứng có khả năng làm trung gian giữa các lãnh vực thần linh và trần thế. Thiên Chúa của Israel đã hành động cách cẩn trọng để đảm bảo những trung gian con người sẽ loan truyền một sứ điệp đích thực.

Tuy nhiên, không hẳn lúc nào cũng có thể xác định rõ ràng liệu các ngôn sứ phát ngôn cho Thiên Chúa hay cho chính họ. Bài đọc I cảnh báo điều này: “Nhưng tiên tri nào tự phụ, nhân danh Ta mà nói lời Ta không truyền phải nói, hoặc nhân danh các thần khác mà nói, thì sẽ chết” (Đnl 18,20). Làm phát ngôn viên cho Thiên Chúa là một công việc nghiêm túc, và sự cần thiết để chắc chắn rằng một ngôn sứ có phải là “một ngôn sứ như Môsê” là mối bận tâm của những người Israel mộ đạo ở mọi thế hệ. Sách Đệ nhị luật tiên báo sự xuất hiện một vị ngôn sứ như thế (Đnl 18,15), nhưng không nhiều người có khả năng tiếp nối Môsê làm người trung gian đáng tin cậy cho những chỉ dẫn của Thiên Chúa. Ngôn sứ Êlia đã loan báo mạnh mẽ về danh hiệu này, nhưng các tác giả thánh thường hình dung vị ngôn sứ này như là một Đấng Mêsia được mong đợi , như Con Người trong sách ngôn sứ Đaniel hay “Đấng được xức dầu” trong các thánh vịnh. Các sách Tin mừng có một số bản văn trong đó Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu bị chất vấn để xác định các ngài có phải là “vị ngôn sứ như Môsê” không. Các môn đệ của Chúa Giêsu là những người tin rằng Ngài quả thật là Đấng trung gian vĩnh viễn của tiếng nói Thiên Chúa.

Bài Tin mừng nêu bật vai trò này của Chúa Giêsu. Bản văn chứa đựng những lời tranh chấp giữa Chúa Giêsu và thần ô uế. Với giọng nói đầy uy quyền, Chúa Giêsu giảng dạy khiến mọi người trong hội đường đều kinh ngạc, nhưng chính thần ô uế được mô tả nhiều hơn, với những lời nói trực tiếp hơn hầu hết các nhân vật khác trong Tin mừng Máccô. Khi trình bày như vậy, thánh sử khéo léo nhắc nhở những môn đệ của Đức Kitô rằng tiếng nói thù địch đôi khi có nguy cơ lấn át lời của Đức Kitô. Tuy nhiên, tiếng nói của Chúa Giêsu có thể xuyên qua tạp âm và dù ít nhưng lời Ngài nói lại có uy quyền hơn: “Hãy im đi và ra khỏi người này” (Mc 1,25).

Trong truyền thống Kitô giáo, vị ngôn sứ như Môsê là Đức Giêsu Kitô. Qua Kinh thánh, dân Thiên Chúa tìm kiếm tiếng nói dứt khoát của Ngài. Trong mọi thời đại, các Kitô hữu luôn tìm thấy tiếng nói đó trong sứ điệp Tin mừng của Đức Giêsu. Trong tư cách là những môn đệ, sứ vụ của chúng ta là sàng lọc những tiếng nói đang tranh chấp và lắng nghe tiếng nói nào nổi lên trên mọi tiếng khác. Khả năng lắng nghe của chúng ta chỉ tăng triển khi chúng ta hiểu biết hơn Tin mừng của Chúa Kitô và nhận ra sự hiện diện của Đấng Phục sinh ở giữa chúng ta. Khi đó, chúng ta có thể hoàn thành niềm hy vọng của vịnh gia: “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người!”

CẦU NGUYỆN

Hôm nay, ai đóng vai trò trung gian cho tiếng Chúa đối với chúng ta?

Chúng ta có thể xác định nguồn gốc của tiếng nói nổi bật nhất trong cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ không?

Những ngôn sứ đích thực đang nói gì với cộng đoàn chúng ta trong giây phút hiện tại?

 
Bài đọc: Thanhlinh.net
Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (25/01/2024)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay39,222
  • Tháng hiện tại280,277
  • Tổng lượt truy cập53,265,312

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây