Giá trị của tính chân thật

Chủ nhật - 26/05/2019 05:19  1845

Một trong những khía cạnh yếu nhược nhất của cuộc sống ngày nay là chúng ta không cùng nhau chấp nhận về giá trị của sự chiến đấu. Hiếm khi những lo âu thật sự được lộ ra.

Nhưng rồi ai cũng phải chiến đấu.

Cuộc sống chúng ta đầy đau khổ, ít có chuyện dễ dàng đến với chúng ta, và chúng ta sống, giữ lành mạnh, hấp dẫn, đổi lấy thành công với một giá rất đắt. Lúc nào cũng sợ. Sợ thất bại, vấp ngã, sợ người khác thấy cuộc sống và thành công không phải là chuyện đương nhiên, sợ người khác thấy cuộc sống nằm ở trên bờ vực đau yếu, không còn hấp dẫn, chán ngắt, thất bại và buồn bã.

Tuy nhiên, chúng ta lại chôn cất và che giấu nỗi sợ hãi và sự chiến đấu. Hiếm khi chúng ta chân thành chia sẻ cảm nhận thật của mình, các nỗi sợ của chúng ta là gì, và khó khăn như thế nào để trung thực với chính mình. Hiếm khi chúng ta cho người khác bước vào khoảng không gian nội tâm của mình, nơi mà nỗi sợ, sự chiến đấu và tình trạng khiếm khuyết tự chúng có thể bộc ra.

Tất cả chúng ta đều đi trên cuộc đời với một thế đi mạnh mẽ, giả vờ; giả dối, tạo ấn tượng rằng mọi chuyện đều dễ dàng, rằng tình bạn, sức khỏe, thành công và hấp dẫn đều dễ dàng tự nhiên.

Nhưng điều đó không chân thành và suy nhược. Không chân thành bởi vì nó không đúng. Thiên Chúa biết, và chúng ta biết, sự kết nối giữa chúng ta với nhau mong manh như thế nào!

Suy nhược bởi vì khi chúng ta buộc phải che giấu nỗi đau và sợ hãi của mình, thì chúng ta cũng buộc phải che giấu nơi ở của lòng trắc ẩn. Trong sự chia sẻ yếu mềm và nỗi sợ hãi, chúng ta có nơi gặp gỡ chung.

Yếu mềm và sợ hãi làm chúng ta hướng nội hơn là thành công và thành tựu, nó làm chúng ta chạm đến những gì sâu kín nhất, mềm mại nhất và giá trị nhất trong quả tim mình. Trong quả tim, chúng ta khám phá ra mình thật sự là ai và hiểu chúng ta không phải là những gì do chúng ta thành tựu, nhưng là những gì chúng ta được trao ban.

Ngoài ra, khi chúng ta ra dáng mạnh mẽ, giả dối và giả vờ, chúng ta học một cách sai lầm khi cho rằng cuộc sống không phải là món quà cần được chia sẻ, mà là một sở hữu cần bảo vệ.

Con đường đến với tình yêu và tình mật thiết nằm ở lòng trắc ẩn, nó được khai sinh từ sự nhận thức cho rằng cuộc chiến đấu và nỗi sợ hãi cần được chia sẻ. Khi chúng ta thấy được người khác bị tổn thương và chiến đấu như thế nào, thì khi đó, người kia mới thấm nhập mật thiết hơn, chân thật hơn vào con người chúng ta.

Nhưng rõ ràng ở đây có một vấn đề liên hệ. Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta chiến đấu không phải để biểu lộ nỗi đau và nỗi sợ của mình với người khác, nhưng vì đã được dạy sai, nên chúng ta cho rằng tình yêu và cộng đoàn căn cứ trên một điều khác, đó là gây ấn tượng cho nhau. Có lẽ trở ngại lớn nhất cho tình mật thiết và cộng đoàn là khuynh hướng nghĩ rằng người khác sẽ yêu thương chúng ta chỉ khi nào chúng ta gây được ấn tượng và mạnh mẽ.

Do đó, chúng ta đi trên cuộc đời cứ phải cố gắng gây ấn tượng với người khác để được yêu thích. Thay vì chia sẻ con người thật của mình, – yếu mềm, mong manh, chiến đấu, đầy sợ hãi – chúng ta lại cố gắng gây ấn tượng mạnh rằng không thể có lý do bất khả kháng nào để người khác không thương chúng ta.

Như những người xây tháp Ba-ben, chúng ta cố gắng xây tháp ấn tượng để mê hoặc người khác. Kết quả là phản tác dụng. Vì tính tự phụ, chúng ta đi trên cuộc đời mà “nói những ngôn ngữ khác nhau,” để rồi, không thể tìm thấy một nơi chốn chung, ở đó chúng ta thấu hiểu nhau. Sự thấu hiểu thể hiện qua lòng trắc ẩn và lòng trắc ẩn chính là quả ngọt của tính yếu mềm được chia sẻ.

Vì thế, cho đến khi nào chúng ta còn che giấu chiến đấu và nỗi sợ hãi của mình, thì chúng ta sẽ không tìm được tình mật thiết. Khi nỗi sợ hãi và sự chiến đấu bị che giấu, khi thành công, sức khỏe, hấp dẫn và tình bạn biểu lộ một cách máy móc, khi đó tài năng, trí thông minh, trí khôn, sắc đẹp, tài năng nghệ thuật, thể thao sẽ không được xem như những món quà tặng tươi đẹp làm phong phú cuộc sống.

Khi đó, chúng biểu lộ ra như đối tượng của đố kỵ và trở thành lực lượng tạo nên ghen tương và tổn thương sâu xa.

Khi tính yếu mềm không được chia sẻ, cuộc sống trở thành đối tượng của những gì chúng ta có thể thành tựu, và tài năng trở thành vật sở hữu cần được bảo vệ. Vì thế chúng ta phải chấp nhận với nhau cái giá của chiến đấu. Nỗi sợ chúng ta phải được thể hiện trên bề mặt. Tình thân thiết nằm ở đó.

Tình thân thiết chỉ có được khi chúng ta yếu mềm đến mức người khác có thể thấy được chúng ta đang chia sẻ với họ một tình cảnh chung.

Ở đây, Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta, trong cuộc đời này, chúng ta ít khi chân thành nhìn nhau – “lờ mờ như trong một tấm gương, đen tối, khó hiểu.”

Chúng ta góp thêm phần khó hiểu này khi, chúng ta ít thành thật hơn, tới độ chúng ta không thú nhận với nhau cái khó khăn này. Chỉ khi chúng ta nhìn thấy được những nỗi sợ hãi và sự chiến đấu của người khác, chúng ta mới chân thành với nhau. Lối đi về nhà, không còn ly hương, nằm ở tính yếu mềm.

Sợi giây của lòng trắc ẩn và tính mật thiết sẽ tự nhiên bộc lộ khi chúng ta thể hiện con người thật của mình, không giấu giếm, là yếu mềm.
 

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

Nguyễn Kim An dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay21,498
  • Tháng hiện tại676,012
  • Tổng lượt truy cập52,844,960

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây