Trong Nước Thiên Chúa, sự tha thứ được ban tặng, chứ không do con người tự đạt được.

Thứ bảy - 23/09/2023 04:58  334
TRONG NƯỚC THIÊN CHÚA, SỰ THA THỨ ĐƯỢC BAN TẶNG, CHỨ KHÔNG DO CON NGƯỜI TỰ ĐẠT ĐƯỢC.
 
Victor Cancino, S.J.
Is 55,6-9; Tv 145; Pl 1,20-27, Mt 20,1-16.
Chúa nhật XXV Thường niên A.

 

Trong bài đọc I Chúa nhật XXV Thường niên, ngôn sứ Isaia viết: “Chúa rộng lòng tha thứ. Vì tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy” (Is 55,7-8). Con người chúng ta có một nhận thức cố hữu về sự công bằng, nó tiến triển khi chúng ta so sánh bản thân với người khác. Thậm chí, nhiều loài vật cũng biểu lộ cảm xúc “bị bỏ bê” nếu chúng thấy một con vật khác có thức ăn hay được quan tâm nhiều hơn chúng. Bài Tin mừng Chúa nhật tuần này đương đầu với sự khác biệt luân lý giữa nhận thức công bằng trong Kinh thánh và hệ thống khen thưởng mà chúng ta đã quen cho rằng đó là sự đền bù cân xứng.

Câu kết của bài Tin mừng ghi rằng: “kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết” (Mt 20,16).  Ngoài cách diễn tả khéo léo về sự đảo ngược số phận, câu nói trên nêu bật một chân lý vượt xa lối nói tu từ.  Nó nhắm đến cách hiểu chính yếu của Matthêu là “người cuối cùng” hay “người thấp kém” trong xã hội có một vị trí đặc quyền trong Nước Trời. Thật khó nắm bắt những sắc thái của bài học này như  dụ ngôn cho thấy.

Trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho, thánh sử Matthêu làm phức tạp hóa ý tưởng công bằng ở nơi làm việc và trong Nước Trời. Thông thường, người thợ đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh điều kiện làm việc của họ với những người thợ khác, chứ không bằng bất kỳ thỏa thuận cá nhân nào giữa họ với người chủ. Dụ ngôn trong bài Tin mừng hôm nay kể về một người chủ trả tiền lương cả ngày cho những người thợ chỉ làm việc vào giờ cuối cùng trong ngày. Nhiều cách chú giải thường biện minh cho hành động của ông chủ vườn nho, khi cho rằng ông  không ác ý gì, ông được tự do trả lương, và rằng ông là một người hào phóng. Kiểu lập luận này có thể bỏ sót quan điểm Chúa Giêsu cố gắng truyền dạy. Sự không cân xứng về tổng thu nhập tiền lương trong dụ ngôn đã vi phạm những quan niệm cổ xưa cũng như hiện nay về quyền của người lao động. Tuy nhiên, hành động [của ông chủ vườn nho] mà Chúa Giêsu mô tả thể hiện một cách rõ ràng logic của Thiên Chúa.

Nơi câu chuyện dụ ngôn này cũng như nơi nhiều chỗ khác trong các sách Tin mừng, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh rằng: “kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”. Nói cách khác, trong Nước Thiên Chúa, ơn tha thứ là sự đền bù vĩnh viễn được trao ban cách nhưng không, chứ không do con người tự mình có được. Nhiều người có thể cảm thấy khó chấp nhận sứ điệp “Tin mừng” này. Hãy xem xét một quan niệm ngược lại:  sự tha thứ có điều kiện hoặc không có sự tha thứ nào và một sự đáp trả đức tin hờ hững. Nhưng trong ý tưởng của Chúa Giêsu, vườn nho của Thiên Chúa phải là nơi các môn đệ thực hành sự tha thứ vô điều kiện để loan truyền sứ điệp cứu độ. Không có chứng tá đức tin nào lớn hơn sự tha thứ; ngay cả việc tử đạo cũng chỉ đứng thứ hai sau hành động tha thứ. Trong dụ ngôn thợ làm vườn nho, chúng ta có thể nghe thấy âm vang của bài đọc I như một lời thầm thĩ: “Thiên Chúa chúng ta luôn rộng lòng tha thứ”.

Trong bối cảnh lớn hơn, một số môn đệ vẫn bận tâm về vấn đề đền bù “đời đời”. Họ muốn biết điều gì sẽ xảy đến với họ vào cuối đời. Thánh Matthêu suy xét rộng hơn cho vấn đề trên khi bắt đầu với câu hỏi mà các môn đệ đặt ra cho Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” (Mt 18,1). Sau gần hai chương của dụ ngôn nói về sự tha thứ, thánh sử kết thúc phần này bằng câu chuyện cho thấy khả năng hiểu biết hạn hẹp của các môn đệ. Một người mẹ của hai môn đệ xin Chúa Giêsu “Xin cho hai con trai của tôi được ngồi, một đứa bên hữu, một đứa bên tả Thầy trong Nước của Thầy” (Mt 20,21). Trước sự biến đổi chậm chạp trong nhận thức của các môn đệ, Chúa Giêsu đặt hy vọng nơi các thế hệ môn đệ kế tiếp, và cả chúng ta nữa,  là  sẽ hiểu rõ và giảng dạy bài học “kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.

Cầu nguyện

Chúng ta có cảm thấy được kêu gọi vào làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa không?
Chúng ta có thể nhận ra sự đền bù cân xứng ở đâu cho việc tin vào Tin mừng?
Liệu hôm nay, chúng ta có thể thực hành được sự tha thứ vô điều kiện mà Chúa Giêsu dạy không?

 

Bài đọc:Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (20/9/2023)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay23,366
  • Tháng hiện tại652,211
  • Tổng lượt truy cập52,821,159

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây