Suy niệm Chúa Nhật 25 thường niên A - Lm GB Phạm Hồng Thái

Thứ tư - 20/09/2023 23:18  392

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN A

          Như người chủ Vườn nho kêu mời: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho  ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”, Chúa cũng kêu gọi chúng ta đi làm Vườn nho Chúa. Vườn Nho Chúa đây chính là Giáo hội, trước tiên là Chúa kêu gọi chúng ta gia nhập Giáo Hội, trở nên thành viên của Giáo hội và đó chính là điều vô cùng tốt đẹp cho mỗi người chúng ta. Nhưng một khi đã là con Chúa và con Giáo hội thì chúng ta hãy làm cho Giáo hội được phát triển, gia tăng số người tin kính Chúa.

 Hàng giáo sĩ cũng như giáo dân đều phải băn khoăn trước câu hỏi này: “tại sao nhiều thập kỉ trôi qua mà con số giáo dân của Giáo hội Việt nam vẫn dừng lại ở tỉ số 6 - 7% so với dân số Việt nam?” Có phải vì chúng ta không tích cực làm vườn nho Chúa, không chịu đi tới vùng ngoại biên để đưa Chúa đến cho anh em? Trả lời câu hỏi này để thúc đẩy ta có thái độ tích cực hơn: hãy đi tới anh em lương dân, đi tới vùng sâu vùng xa và vùng ngoại biên như Đức Giáo hoàng Fanxicô nhiều lần kêu gọi.

Chúng ta hãy cảm nhận hạnh phúc của người được đi làm vườn nho Chúa. Nếu không được đi làm Vườn nho Chúa, chúng ta sẽ có tâm trạng như người thất nghiệp khi họ trả lời câu hỏi: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế? Họ thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”.  Chúng ta đã có công ăn việc làm tức là đã đi vườn nho Chúa, Chúa “sẽ trả công cho chúng ta xứng đáng”.

Nhưng ở đây qua dụ ngôn này Chúa cho ta biết cách trả công của Chúa khác với cách trả công của người đời. Người đời thường trả công theo công bằng giao hoán: như các người làm vườn nho đã thỏa thuận với chủ là một đồng/ ngày công. Nhưng ông chủ này có hai cách trả công tức là vừa trả theo công bằng giao hoán lại vừa trả công theo tình thương và lòng nhân ái: tuy những người làm vườn nho đến sau hết chỉ làm có một giờ nhưng cũng được ông trả một đồng tức là bằng với những người đi làm từ sáng sớm để họ có thể đủ tiền lo cho đời sống, cho gia đình vợ con. Khi những người đi làm từ ban sáng lẩm bẩm kêu trách, chủ đã trả lời: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thỏa thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị vì tôi nhân lành chăng?”. Như vậy Chúa có cách trả công khác là trả theo lòng nhân lành và lòng Thương xót và Chúa khuyên ta không được ganh tị về điều này.

Trong phần áp dụng dụ ngôn, chúng ta có thể hiểu những người đến làm vườn nho vào giờ chót đó là dân ngoại khi so sánh với những người Do thái là những người được Chúa kêu gọi đi làm trước hết. Chúng ta cũng có thể áp dụng vào trường hợp những người lương mới theo đạo Chúa hoặc người tội lỗi tới giờ hấp hối được ơn ăn năn trở lại so sánh với người bổn đạo gốc, giữ đạo từ nhỏ: cụ thể trường hợp người trộm cùng bị đóng đinh bên tay hữu Chúa được Chúa ban nước thiên đàng ngay hôm đó, khi anh nhận biết tội mình xưng ra Chúa Giêsu là người vô tội và cầu xin: “Lạy Ngài khi nào về Nước Ngài xin nhớ đến tôi (Lc 23,42)”

Thánh Phaolô đã quả quyết “Tất cả là hồng ân”. Việc Chúa trả công cho ta cũng chính là hồng ân chứ không phải là do công trạng ta đáng được. Vậy chúng ta hãy nhớ lời Thánh vịnh 130,3: “Nếu Chúa cứ chấp tội nào ai người đứng vững!” và hãy khiêm tốn phó thác cho lòng Thương xót Chúa cùng hoán cải, đừng có cậy công lao mình như thái độ của người biệt phái hay của những người đi làm từ sáng sớm. Thực ra nếu ta được phúc theo đạo Chúa ngay từ nhỏ đó cũng là ân huệ vì đã được nhận biết Chúa, được sống trong Hội thánh và được đi trên con đường ân sủng và cứu rỗi và đó là điều hơn người biết Chúa muộn.

    Chúng ta có thể hiểu được phần nào tình thương và lòng nhân ái của Chúa khi so sánh với tình thương của cha mẹ đối với con cái: một đứa con yếu đuối bệnh tật và không làm được gì lợi cho gia đình lại được cha mẹ yêu thương chăm sóc hơn những đứa con mạnh khỏe và có công với gia đình.

Câu chuyện: Văn hào Tagore có kể câu chuyện như sau: Một người ăn xin thấy chiếc xe vàng của Vua đang từ xa đang đi tới, anh rất mừng vì hi vọng Vua sẽ cho anh được món gì có giá trị hơn những gì người dân cho anh. Khi xe  tới gần, Vua truyền dừng lại và thay vì bố thí cho anh, vua lại chìa tay ra và nói: “Anh có gì cho tôi”. Người ăn xin thò tay vào trong bị lấy ra một hạt lúa đưa cho vua. Vua nhận hạt lúa rồi xe Vua tiếp tục đi. Đến chiều về nhà, người ăn xin mở bị ra thì thấy có một hạt óng ánh: Hóa ra đó là hạt vàng vua trao lại cho anh khi anh cho vua hạt lúa của mình! Anh hối tiếc vì mình đã không dâng cho vua tất cả bị lúa của mình thay vì chỉ dâng có một hạt.

Câu chuyện muốn nói lên rằng ta dâng cho Chúa thì ít mà Chúa ban cho ta thì nhiều theo lòng quảng đại của Chúa. Vậy chúng ta hãy nhận biết tình thương và lòng nhân ái Chúa đồng thời sống bác ái yêu thương nhau. Amen

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay28,073
  • Tháng hiện tại194,040
  • Tổng lượt truy cập50,606,647

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây