Phương pháp sư phạm của sự tha thứ

Thứ bảy - 16/09/2023 20:38  339
PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CỦA SỰ THA THỨ

 
Victor Cancino, S.J.
Hc 27,30-28,7;  Rm 14,7-9; Mt 18,21-35.
Chúa nhật XXIV Thường niên A.

 

Ngày nay, chúng ta thường dùng Kinh thánh để cầu nguyện và thờ phượng cũng như đôi khi làm đề tài nghiên cứu học thuật. Người ta dễ quên đi những cách thức đa dạng sử dụng Kinh thánh vào thời Chúa Giêsu. Kinh thánh đã là một bộ luật, một cuốn sách lịch sử tự nhiên hoặc một nghiên cứu về những thực trạng chính trị kinh tế của Israel cổ đại. Ngoài ra, Kinh thánh còn là sách giáo khoa giúp các sinh viên rèn luyện trí óc và định hướng cuộc sống. Những phần thi ca trong Kinh thánh, vốn tạo nên những đoạn quan trọng trong các bài đọc Chúa nhật XXIV Thường niên, đã là những công cụ mang tính sư phạm cần thiết để ghi nhớ và học tập.

Chẳng hạn, hãy chọn những câu thơ Kinh thánh[1] trong bài đọc I trích từ Sách Huấn ca vốn là một phần trong bộ sưu tập văn chương khôn ngoan Kinh thánh. Tác giả đã dùng những câu nói khôn ngoan dí dỏm hoặc phổ biến và chuyển thể thành thi ca, có lẽ để giúp người học dễ nhớ. Vị thầy thời xưa sẽ đọc nửa đầu của câu thơ và học trò sẽ đọc tiếp nửa sau. Để có thể dễ hình dung thực hành cổ xưa này, chúng ta hãy đọc những dòng này: “Thịnh nộ và giận dữ, cả hai đều đáng ghê tởm, người có tội đều mắc cả hai”, và “Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha” (Hc 27,30; 28,2). Về lý thuyết, người vị thầy này có thể đố các học trò bất kỳ câu nào trong 51 chương của sách Huấn ca.

Nhiều người biết rõ và thậm chí thuộc lòng điệp khúc thánh vịnh đáp ca Chúa nhật XXIV thường niên: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,/ Người chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103,8). Phần nửa sau của câu nhấn mạnh hoặc làm nổi bật cho phần đầu của câu này; quả thật, Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu và Người giàu tình thương. Thực tế, vào thời Chúa Giêsu, hai cuốn sách được đọc và nghiên cứu nhiều nhất trong Kinh thánh là thánh vịnh và ngôn sứ Isaia. Hẳn Chúa Giêsu cũng như những đứa trẻ khác thời đó được mẹ Ngài đọc cho nghe những đoạn Kinh thánh như trích đoạn của Thánh vịnh 103.

Phương pháp sư phạm có hình thức thi ca cũng xuất hiện trong bài Tin mừng khi Phêrô đặt một câu hỏi khó trả lời về sự tha thứ. Chúa Giêsu vừa giải thích xong việc kỷ luật người phạm lỗi trong cộng đoàn, nhưng Phêrô yêu cầu Ngài xác định rõ hơn: “Con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không? (Mt 18,21). Chúa Giêsu trả lời “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22).  Thoạt nhìn, không cần giải thích nhiều về câu trả lời của Chúa Giêsu, người ta có thể hiểu đó là một sự tha thứ sâu xa và vượt quá giới hạn con người. Nhưng với độc giả hiểu biết Kinh thánh, qua câu nói ngắn gọn của Chúa Giêsu họ sẽ nhận ra rằng lúc này, chúng ta đang ở trong lối diễn tả thi ca.

Câu trả lời của Chúa Giêsu gợi lên một trong những câu đáng nhớ và lâu đời nhất trong sách Sáng thế. Ở đây lối ẩn dụ nêu bật bản chất vô hạn về sự báo thù cho Lamech, “Cain sẽ được báo thù gấp bảy, / nhưng Lamech thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,24). Bằng cách đối lập giáo huấn của Ngài với ngôn ngữ của câu nói mang tính thi ca nổi tiếng trên, Chúa Giêsu cho thấy bản chất vô hạn của sự tha thứ nơi Kitô hữu và cung cấp một công cụ hữu ích để ghi nhớ một bài học giá trị.

Chúa Giêsu Đấng Cứu độ cũng là một nhà thơ. Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhớ chúng ta về cách sử dụng Kinh thánh trong thế giới cổ xưa. Dụ ngôn trong Tin mừng Chúa nhật XXIV thường niên củng cố câu nói  theo kiểu thi ca Do Thái cổ đại ở đoạn cuối. Cả ông vua và tên đầy tớ gian ác đều cố tìm cách giải quyết những khoản nợ. Tuy nhiên, cả hai giải quyết theo các mức độ khác nhau. Các bài đọc giúp chúng ta cầu nguyện về mức độ tha thứ của chính mình. Chúng ta được mời gọi vượt qua những giới hạn của bản thân và những câu nói mang hình thức thi ca ở trên giúp chúng ta ghi nhớ bài học này.

Cầu nguyện

Nếu để ghi nhớ một hoặc hai hàng của các Bài đọc Lời Chúa tuần này, chúng ta sẽ chọn câu nào?

Chúng ta có thể làm gì để nới rộng mức độ của lòng tha thứ?

Theo thời gian, chúng ta đã ngày càng gia tăng hay giảm sút lòng tha thứ?
 
[1] Thi ca cổ đại Do Thái (Kinh thánh Cựu ước) không chú ý đến việc kết hợp nhịp, vần tức là sự kết hợp âm thanh của các âm, các chữ giống nhau nhưng đến việc liên kết các khái niệm tương tự, thuật ngữ chuyên môn gọi là "song song/đối chiếu/đối ngẫu"(parallelism), nghĩa là để nhấn mạnh thì hoặc cùng một ý tưởng được lập lại, như: Lạy Chúa, thù địch con đông vô kể, người nổi dậy chống con thật quá nhiều (Tv 3,1), hoặc sự trái ngược, tương phản, như: Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn (Cn 1,7).

Bài đọc:Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (14/9/2023)


 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay25,596
  • Tháng hiện tại654,441
  • Tổng lượt truy cập52,823,389

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây