Xóa bỏ hận thù bằng tình yêu thương
(Suy niệm Tin mừng Luca (6, 27-38) Chúa nhật 7 thường niên năm C)
Sứ điệp: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét ta.
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su tha thiết kêu gọi chúng ta: "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.”
Thoạt nghe, nhiều người xem đây là lời khuyên phi lý, không thể chấp nhận. Tuy nhiên thực tế và lịch sử chứng tỏ rằng đây là lời những lời châu ngọc, khôn ngoan và rất quý báu
Martin Luther King sinh năm 1929 là một mục sư người Mỹ gốc Phi.
Chính vì đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen trước sự kỳ thị của người da trắng, nên vào ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của Ông bị người da trắng đánh bom. Thế là khoảng 300 người ủng hộ Ông giận dữ tụ tập trên con đường trước nhà ông, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, gạch đá và chai lọ... với quyết tâm báo thù. Trước bầu khí hừng hực căm hờn, đòi trả thù báo oán của những người da đen ủng hộ mình, King lên tiếng nói với họ:
“Xin các bạn đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong giận dữ! Ai đang mang vũ khí, xin hãy đem về! Ai không có vũ khí, xin đừng sử dụng chúng. Chúng ta không thể giải quyết vấn nạn nầy bằng bạo động, trả đũa... Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng chúng ta yêu họ. Giáo huấn của Chúa Giê-su vẫn còn vang vọng đến hôm nay: "Hãy yêu thương kẻ thù, hãy chúc phúc cho kẻ rủa mình và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình.” Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp trả lòng thù hận” (Lu-ca 6, 27, 28).
Thế là nhờ thực hành lời Chúa Giê-su dạy lấy tình thương đáp trả hận thù, Martin Luther King đã đạt thắng lợi vẻ vang trong công cuộc đòi bình đẳng cho người da đen bị người da trắng khinh miệt và áp bức bất công. Ông đã thành công vẻ vang một cách êm thắm nhẹ nhàng, và điều tuyệt vời là vào năm 2009, công dân Hoa Kỳ đã chọn một người Mỹ da đen là Barack Obama làm tổng thống thứ 44 của họ!
Không chỉ dạy chúng ta yêu thương kẻ thù, Chúa Giê-su còn thể hiện lòng yêu thương kẻ thù nghịch cách tuyệt vời hơn hết.
Trong cuộc khổ nạn, sau khi bị lùng bắt giữa đêm khuya như một tên gian phi và bị kết án cách bất công trước tòa Phi-la-tô, Chúa Giê-su chịu một trận đòn dã man, tàn bạo… giáng xuống thân mình, rồi phải vác thập tự giá lảo đảo lên đồi Can-vê. Đến nơi, Ngài chịu lột trần; chịu đau đớn khủng khiếp khi đội hành quyết đóng đinh Ngài vào thập giá; lại còn bị bao người qua lại nhiếc móc, thách thức, nhạo cười…
Dù vậy, Chúa Giê-su không thù không oán, không dùng lời lăng mạ để đáp lại lăng mạ, không xuống khỏi thập giá để tiêu diệt quân thù, không dùng quyền năng mà trừng trị những tên khốn kiếp… Trái lại, Ngài nhìn họ bằng ánh mắt xót thương. Ngài sợ Chúa Cha trừng phạt tội ác tày trời họ đã gây ra, nên trước khi tắt thở, Ngài ngước mắt lên trời, tha thiết cầu xin Cha tha thứ cho kẻ gây đau thương khốn đốn cho Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Ôi! Tuyệt vời biết bao! Chỉ có Chúa Giê-su là đấng duy nhất trên đời đã tỏ lòng thương xót và tha thứ cho kẻ lăng nhục, hành hạ, phỉ báng và giết chết Ngài… đến mức cao vời như thế mà thôi.
Lạy Chúa Giê-su,
Tha thứ cho kẻ thù đã khó, yêu thương kẻ thù lại càng khó hơn, làm ơn làm phúc và cầu nguyện cho kẻ thù là điều vượt quá sức người. Xin cho chúng con biết chiêm ngắm tấm gương yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho kẻ thù của Chúa và vâng lời Chúa dạy để sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù nghịch với mình. Amen.
Linh mục Inha-xi-ô Trần Ngà
TIN MỪNG LUCA (Lc 6, 27-38)
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.
Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.
Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.
Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ.
Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế.
Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.
Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.
Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy".
***
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su tha thiết kêu gọi chúng ta: "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.”
Thoạt nghe, nhiều người xem đây là lời khuyên phi lý, không thể chấp nhận. Tuy nhiên thực tế và lịch sử chứng tỏ rằng đây là lời những lời châu ngọc, khôn ngoan và rất quý báu
Martin Luther King sinh năm 1929 là một mục sư người Mỹ gốc Phi.
Chính vì đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen trước sự kỳ thị của người da trắng, nên vào ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của Ông bị người da trắng đánh bom. Thế là khoảng 300 người ủng hộ Ông giận dữ tụ tập trên con đường trước nhà ông, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, gạch đá và chai lọ... với quyết tâm báo thù. Trước bầu khí hừng hực căm hờn, đòi trả thù báo oán của những người da đen ủng hộ mình, King lên tiếng nói với họ:
Miller, William Robert. Martin Luther King, Jr. His Life, Martyrdom and Meaning for the World, Avon Books, New York, New York 1968, p.56,57.