Sự yếu đuối của con người có thể là nguồn sức mạnh của Thiên Chúa

Thứ bảy - 30/09/2023 09:13  521
SỰ YẾU ĐUỐI CỦA CON NGƯỜI CÓ THỂ LÀ NGUỒN SỨC MẠNH CỦA THIÊN CHÚA

Victor Cancino, S.J.

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm A.

Ed 18,25-28, Pl 2,1-11, Mt 21,28-32.
 


Bài đọc II Chúa nhật XXVI Thường niên bao gồm một bài thánh thi  Kitô giáo thời sơ khai, gọi là thánh thi gửi tín hữu Philípphê, trình bày sự yếu đuối của con người lại trở thành sức mạnh của Thiên Chúa. Những chủ đề của bài thánh thi này tương tự với điều mà một giáo dân ở St. Francis Xavier, Missoula, Montana thường nói đến khi sử dụng cụm từ “sự yếu đuối được bộc lộ” để chỉ một loại tổn thương sâu sắc, mà người ta cần phải nhanh chóng che đậy để tránh bị tổn hại. Điều cô muốn nói còn hơn là nỗi sợ bị hãm hại hoặc đau khổ, nhưng đó là một sự thật ‘đa diện’ mà tình yêu đích thực không cần bảo vệ. Điều này nghe có vẻ vô trách nhiệm vì nhiều người hay giày vò những điều dễ tổn thương của kẻ yếu. Đồng thời, các bài đọc Chúa nhật tuần này nhấn mạnh để kết hợp với Thiên Chúa thì việc dễ bị tổn thương như vậy là điều cần thiết. Sự yếu đuối của con người có thể là nguồn sức mạnh của Thiên Chúa.

Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê là lời kêu cầu đừng bao giờ sử dụng sức mạnh lãnh nhận từ Thiên Chúa cho tư lợi. Cũng giống như lợi dụng điểm yếu của người khác là sai, thì lợi dụng những ân huệ do Chúa ban cũng là sai. Dù đang ở tù, thánh Phao lô vẫn hân hoan viết thư, nhấn mạnh đến sự đoàn kết và khiêm nhường. Ngài viết: “Đừng làm chỉ vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Pl 2,3)

Với ngôn ngữ đầy thách thức, thánh Phaolô tuân theo yêu cầu này bằng những lời thực sự bày tỏ tâm trí của Đức Kitô và của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là một, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa”. Cụm từ ‘phải nhất quyết duy trì’ xuất phát từ thuật ngữ harpagmos vốn không dễ chuyển ngữ. Nó có thể mô tả một điều có tính bạo lực như “nhất quyết thực hiện” một vụ bắt giữ hoặc một vụ cướp hoặc một điều tốt như nhất quyết đạt một tước hiệu danh dự. Trong bài đọc II, từ này có nghĩa là Chúa Kitô không ‘nhất quyết’ coi quyền năng Thiên Chúa như một thứ để lèo lái những mục đích ích kỷ. Thánh Phaolô viết: “Đúng hơn, Người đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7)

Để ‘tự hủy’, cuộc đời của Chúa Kitô phản chiếu điều mà thánh vịnh đáp ca mô tả. Vịnh gia viết: “Ngài chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người” (Tv 25,8-9). Ba động từ: chỉ lối, dẫn đường, dạy dỗ ngụ ý rằng có một con đường cho các môn đệ đi theo. Mẫu gương của Chúa Kitô là con đường đó. Để cứu độ chúng ta, Ngài đưa ra mẫu gương dứt khoát của người không chọn thao túng người khác nhưng chọn sự tự hủy.

Phần thứ hai của bài thánh thi gửi tín hữu Philípphê bày tỏ ý định của Thiên Chúa và cho thấy việc Thiên Chúa đáp trả đối với việc “tự hủy” của Đức Kitô. Đoạn văn viết: “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,10-11) Mô tả giây phút vinh quang của Chúa Giêsu ở đây không chỉ đơn thuần là một khẳng định thần học, mà còn là một mô tả về con đường mà mỗi môn đệ của Đức Kitô được mời gọi bước theo.

Chúa Kitô đã cảm nghiệm “sự yếu nhược” khi làm người, nhưng trong trải nghiệm này, Ngài cảm nhận được sự an toàn nơi tình yêu Thiên Chúa trong mọi lúc. Ngài biết con đường này sẽ dẫn đến cái chết đau đớn, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì so với sự hợp nhất trọn vẹn với Thiên Chúa mà Ngài đã trải qua. Trong hành trình đến với Thiên Chúa, chúng ta không phải lựa chọn hoặc sức mạnh cám dỗ của bạo lực hoặc việc bị tổn thương khiêm hạ. Chỉ có một con đường duy nhất. Như người giáo dân bạn tôi nói ở trên, con đườmg đó  phải  “bộc lộ sự yếu đuối”, để qua đó  Thiên Chúa tỏ lộ sức mạnh của Ngài.

CẦU NGUYỆN
Mẫu gương bị tổn thương của Chúa Giêsu thách đố chúng ta như thế nào?

Việc thực thi quyền lực có thể cản trở việc tìm kiếm sự hợp nhất các Kitô hữu như thế nào?

Chúng ta có thể nhớ lại một biến cố khi lựa chọn “bị tổn thương” lại trở nên sức mạnh không?

 

Bài đọc:Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (27/9/2023)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay11,181
  • Tháng hiện tại483,556
  • Tổng lượt truy cập51,814,891

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây