I. CHÚA CHA LÀ NGUỔN SUỐI TÌNH YÊU
Thiên Chúa là Tình Yêu, là Nguồn Suối mọi tình yêu. Thánh Gioan dùng những cách nói rất cụ thể để diễn tả Thiên Chúa là Nguồn Suối Tình Yêu : - Lòng mến (Tình yêu) phát xuất từ Thiên Chúa ; - Ai yêu mến thì sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa ; - Ai không yêu mến thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4, 7-8).
Nếu xét theo văn mạch, tác giả thư I Gioan nhấn mạnh nhiều hơn đến lịch sử cứu độ, cũng là lịch sử mạc khải tình yêu của Thiên Chúa, mà trọng tâm là việc Thiên Chúa sai Con Một Người đến trần gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống (c. 9) , làm của lễ đền tội cho chúng ta (c.10), làm Đấng cứu độ thế gian (c. 14). Cái nhìn của Gioan về Thiên Chúa Tình Yêu là cái nhìn cứu chuộc học.
Nếu chúng ta đọc kỹ hơn, thì sẽ nhận ra cái gốc của lịch sử cứu độ, chính là bản chất của Thiên Chúa. Thiên Chúa, tự bản chất là yêu thương và là nguồn gốc của mọi tình yêu. Và đó là nền tảng của lịch sử cứu độ. Và chữ Thiên Chúa ở đây chắc chắn phải hiểu là Chúa Cha. Cứ sự thường, khi nói đến tình yêu nơi Thiên Chúa, người ta nghĩ đến Chúa Thánh Thần. Nhưng rõ ràng ở đây, tác giả Gioan dùng chữ Tình Yêu để định nghĩa Thiên Chúa, nói lên bản chất đích thực của Thiên Chúa.
Giáo phụ và Huấn quyền còn nói rõ hơn, khi trình bày mầu nhiệm Tình Yêu nơi Thiên Chúa : Chúa Cha là Tình Yêu khởi Nguồn (Amor Originans), là Tình Yêu Sinh Hạ (Amor Generans), là Lòng Mến Phong Nhiêu (Caritas fecunda).
Để phân biệt với Chúa Con và Chúa Thánh Thần, cũng tự bản chất là Tình Yêu, nguồn suối mọi tình yêu, và mọi thực tại, Giáo phụ và Huấn quyền dùng những từ ngữ nhấn mạnh đặc biệt tư cách Nguồn Gốc Tuyệt Đối của Thiên Chúa Cha :
- Chúa Cha là Khởi Nguyên không có khởi nguyên (Principium sine principio)
- Chúa Cha là Nguồn khởi nguồn (Origo Originans).
- Chúa Cha là Nguồn Mạch (Fons fontalis).
Dựa trên Mạc Khải, Huấn Quyền còn lập đi lập lại Chúa Cha là Nguồn Suối của Thần Tính (Fons Deitatis), là Nguồn Sinh ( Principium Generans).
Chiêm ngắm Chúa Cha dựa vào Gioan , hay dựa vào Giáo Phụ và Huấn quyền, chúng ta thấy rõ đó là hai cách diễn tả cùng một thực tại. Cách của Gioan là dùng lịch sử cứu độ để minh họa tình yêu của Chúa Cha, cách của Huấn Quyền là dùng những từ ngữ rõ, cô đọng, nhưng cả hai đều nhấn mạnh đặc tính, cương vị Nguồn Gốc của Chúa Cha.
Chúng ta hãy dừng lại và suy nghĩ về chữ Nguồn. Nguồn là gì ? Bản chất của Nguồn là gì ? Nếu dùng hình ảnh mà diễn tả, thì bản chất của Nguồn là Tuôn Chảy, Tuôn Ra, Mở Ra, Tuôn Đổ. Bản chất của Nguồn là không giữ lại chính mình, là cho đi tất cả. Nếu nguồn giữ lại chính mình, tức khắc trở thành ao tù nước đọng, chứ không còn là nguồn nữa.
Ứng dụng hình ảnh này cho Mầu Nhiệm Chúa Cha trong Tin Mừng Gioan, chúng ta thấy rất đúng : Chúa Cha yêu mến Chúa Con và cho Chúa Con tất cả, không giữ lại cho mình gì cả :
- Chúa Cha cho Chúa Con các công việc để chu toàn (Ga 5, 36).
- Chúa Cha cho Chúa Con đặc quyền phán xử (Ga 5, 22-27).
- Chúa Cha cho Chúa Con quyền năng trên mọi tạo vật (Ga 17,2).
- Chúa Cha ban cho Chúa Con mọi sự trong tay (Ga 3,35 ; 13,3).
- Chúa Cha cho Chúa Con tất cả, nên mọi sự của Cha là của Con (Ga 16,15 ; 17,10), kể cả sự sống thần linh (Ga 5,26).
- Chúa Cha ban cho Chúa Con chính bản thân mình, chính sự sống của mình, nên Con sống nhờ Cha (Ga 5,26 ; 6,57).
Dùng hình ảnh Nguồn Nước ứng dụng cho Chúa Cha trong tương quan với Chúa Con, chúng ta có thể suy tư : Chúa Cha sinh ra Chúa Con và hiện hữu trong Chúa Con như Nguồn Nước sinh ra Nước Nguồn và hiện hữu trong Nước Nguồn. Như vậy sinh ra là cho đi chính mình, là cho tất cả, là tự hiến trọn vẹn. Và bản chất của Thiên Chúa, của Chúa Cha, là Tự Hiến. Trước hết đó là một sự tự hiến nội tại cho nhau, một sự đón nhận lẫn nhau, mà Nguồn Gốc đầu tiên là Chúa Cha. Tất cả bởi Cha và tất cả trở về với Cha. Tình Yêu thần linh nơi Chúa Cha giống như Nguồn Nước không giữ lại chính mình, trái lại còn từ bỏ chính mình, cho đi chính mình, và vì sự từ bỏ này mà có Chúa Con. Sự từ bỏ nằm trong chính nguồn gốc của tình yêu và sự sống, nằm trong chính Thiên Chúa, và chính vì thế, là điều hết sức quan trọng đối với đức tin kitô-giáo của chúng ta.
Trong lịch sử cứu độ, khi Chúa Cha ban Con Một của Người cho chúng ta, Người tự hiến cho chúng ta trong Con Yêu Yêu Dấu của Người. Sự tự hiến này thể hiện được trong Chúa Thánh Thần, vì Chúa Thánh Thần là Thần Khí, là Sự Sống của Chúa Cha và là Sự Sống của Chúa Kitô, Con Một của Cha. Chúa Thánh Thần vừa là Ngôi Vị, vừa là Hồng Ân.
Có thấu hiểu được tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Giêsu, chúng ta mới thấy được tất cả các chiều kích của tình yêu mà Chúa Cha dành cho chúng ta. Và có yêu quý Chúa Giêsu, chúng ta mới cảm nghiệm được tình yêu của Cha và cảm tạ Cha. Càng khám phá Chúa Giêsu, chúng ta càng yêu Cha, yêu Cha cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu.
II. MẦU NHIỆM CHÚA CON
Yêu thương là đón nhận và dâng hiến
Chúa Cha là Thiên Chúa Hằng Sống, là Tình Yêu Hằng Sống (Vivens Pater, Ga 6,57), là Vị Thiên Chúa cởi mở (le Dieu ouvert). Sự cởi mở nguyên thủy của Chúa Cha là "trao ban". Yêu thương nơi Chúa Cha là trao ban sự sống mình. Sự sống được trao ban ấy làm thành sự sống của Chúa Con.
A. Chúa Con đón nhận sự sống từ Chúa Cha
Sự sống của Chúa Con là sự sống của Cha, "Sự Sống đón nhận từ Cha", là "Sự Sống bởi Sự Sống", là Sự Sống được sinh ra. Lẽ Sống của Chúa Con là "đón nhận" Chúa Cha. Đối với Chúa Con, yêu thương là không ngừng đón nhận Cha, đón nhận Cha cách trọn vẹn. Chính sự đón nhận này làm nên cuộc sống của Chúa Con, là niềm vui và hạnh phúc của Chúa Con.
Đặc điểm của Chúa Con là "đón nhận". Chúa Con đón nhận Tình Yêu và Sự Sống từ nơi Cha (Ga 5,26 ; 6,57), đón nhận Tư Tưởng và Ý Muốn của Cha (Ga 4,34), đón nhận Giáo Lý và Lời của Cha (Ga 7,16 ; 8,28 ; 12, 49), công việc và chương trình của Cha (Ga 5,19-21 ; 10,25. 32. 37 ; 14,31). Chúa Con không có gì cả, tất cả là của Chúa Cha. Nhưng tất cả những gì của Cha là của Con (Ga 16,15 ; 17,10), vì Cha đã ban cho Con mọi sự trong tay (Ga 5,20 ; 13,3).
Cuộc sống của Chúa Con như luôn "qui hướng" về Cha để lãnh nhận sự sống. Mà sự sống ấy là chính Cha, là Bản Thân Cha, là Bản Thể của Cha. Vì đón nhận trọn vẹn Bản Thể của Cha, nên Con mới có cùng bản thể với Cha, là "Ánh Sáng bởi Ánh Sáng", là "Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành" (Kinh Tin Kính Nicéeconstantinople).
Chúa Con đón nhận Chúa Cha trọn vẹn đến nỗi tất cả Chúa Cha ở trong Chúa Con và Cha với Con là một. Chúa Con sung sướng vì có Chúa Cha trong mình (Ga 17,21). Người là Đấng "mang Thiên Chúa" (Theophore).
Chúa Con mãi mãi "đón nhận", nên mãi mãi là Con. Chúa Cha là Tình Yêu Sinh Hạ, Chúa Con là Tình Yêu được sinh ra. Chúa Con giống Chúa Cha mọi đàng, là Hình Ảnh Trọn Hảo của Cha. Nhưng so với Chúa Cha, thì Chúa Con là Đấng được sinh ra, không ngừng được sinh ra và mãi mãi được sinh ra. Chúa Con mãi mãi là Con, sung sướng được làm Con. Sự khiêm nhường của Chúa Con là mãi mãi sống tư cách làm Con (Filiation divine éternelle). Hạnh phúc của Chúa Con là "được làm Con của Chúa Cha". Chúa Con muốn chia sẻ hạnh phúc đó cho chúng ta.
Con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu chứng tỏ chị hiểu sâu xa hạnh phúc của Chúa Giêsu được làm Con Thiên Chúa.
B. Lãnh nhận tất cả từ nơi Cha, Chúa Con saün sàng hiến dâng trở lại cho Cha. Sự Dâng Hiến là biểu hiện sâu xa của Tình Yêu. Dâng Hiến là hành vi yêu thương biểu lộ lòng ngưỡng mộ, sự say mê và tôn sùng. Chúa Con không ngừng dâng hiến sự sống mình cho Chúa Cha. Từ đời đời, Người dâng hiến bản thân mình cho Cha. Đó là mầu nhiệm tình yêu dâng hiến sâu thẳm trong lòng Thiên Chúa Ba Ngôi mà sách Khải huyền diễn tả bằng hình ảnh "Chiên Con chịu sát tế từ đời đời" (5,9. 12).
Trên bình diện Lịch sử cứu độ, Chúa Giêsu là con người say mê Thiên Chúa hơn ai hết. Người yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn. Tình yêu của Người đối với Chúa Cha đã khiến cho Người có những hành động và lời nói không thể giải thích bằng một luận lý bình thường. Người ta không hiểu Người, tưởng Người điên : Người là một kẻ điên vì Tình Yêu Tuyệt Đối (le fou de Dieu, Mc 3,20-21). Thập giá của Người là một sự điên rồ và là cớ vấp phạm. Nhưng đó là Tình yêu và là Yêu cho đến cùng (usque ad finem) : yêu cho đến mức "dâng hiến tất cả", không giữ lại gì cả, dâng hiến sự sống mình, dâng hiến bản thân, dâng hiến "cái tôi" của mình trong một tình yêu vâng phục tuyệt đối.
Đối với Chúa Giêsu, dâng hiến mạng sống mình cho Thiên Chúa cũng là trao ban sự sống mình cho nhân loại : người saün sàng trở thành "Hồng Ân" trong tay Thiên Chúa (vì Chúa Cha muốn ban Con Một Ngài cho nhân loại). Người phó thác sự sống mình trong tay Cha, để Cha làm gì tùy ý (Lc 23,46).
Là Hồng Ân của Cha ban cho nhân loại, Người là Hồng Ân cho đến cùng. Người là Hồng Ân mang lại hạnh phúc, mang lại sự sống cho nhân loại. Người là Hồng Ân Mạc Khải, là Hồng Ân Cứu Độ. Người thi hành trọn vẹn sứ vụ Mạc Khải. Người đã hoàn tất ơn Cứu Độ (consummatum est, Ga 19,30). Khi Chúa Cha ban Con Một Ngài cho chúng ta, Chúa Cha ban Mạc Khải, Chúa Cha ban ơn Cứu Độ (don du Fils : don de la Révélation, don du Salut) ; Chúa Cha ban Đấng Mạc Khải, Chúa Cha ban Đấng Cứu Thế. Sự Dâng hiến trọn vẹn của Chúa Giêsu trên thập giá đã trở thành "Hồng Ân Cứu Độ".
Nơi Chúa Giêsu, tất cả là Hồng Ân, tất cả đều là Mạc Khải. Theo thánh Augustino, vì Lời đã nhập thể trở thành Giêsu, nên mọi sự nơi con người Giêsu đều là Lời. Nhưng cao điểm của sự Dâng Hiến cũng là cao điểm của Hồng Ân và cao điểm của Mạc Khải.
III. TÌNH YÊU BA NGÔI
Yêu nhau là thuộc về nhau
Một khía cạnh quan trọng khác trong tình yêu Ba Ngôi, mà nhiều khi chúng ta ít để ý : Tình Yêu là một tương quan tùy thuộc ; yêu nhau là thuộc về nhau. Ba Ngôi Thiên Chúa Yêu nhau và thuộc về nhau trọn vẹn.
A. Chúa Cha yêu Chúa Con và thuộc về Chúa Con
Ngài là Cha của Chúa Con, "Cha của Đức Giêsu Kitô" là Danh Xưng rõ ràng và quan trọng nhất của Ngài, là Danh Xưng nói lên chân tính của Ngài. Đó là Danh Xưng trả lờøi trọn vẹn và đầy đủ nhất câu hỏi Thiên Chúa là ai ? - Có thể nói : Danh Xưng ấy ràng buộc Chúa Cha với Đức Giêsu Kitô. Sự ràng buộc này là Lẽ Sống của Ngài. Ngài hạnh phúc trong cương vị làm Cha (Paternité). Hạnh phúc của Ngài xây dựng trên tình Cha-Con.
Sự ràng buộc của Chúa Cha với Chúa Con là một sự ràng buộc vừa tự nguyện, vừa tự bản chất. Vì yêu Con mà Cha muốn thuộc về Con, và tự bản chất Cha là Tình Yêu. Vì yêu mà Cha luôn sinh ra Con, trở thành sự sống của Con, là Gia Nghiệp của Con. Vì yêu mà Cha ởû trong Con, hạnh phúc khi ở trong Con. Con là tất cả của Cha, là Thiên Đàng của Cha. Cha cần Con như cần "môi trườøng sống" (milieu vital).
Trên bình diện Lịch sử cứu độ, đối với Chúa Cha, không có niềm vui nào lớùn hơn niềm vui nhìn Con mình thực thi chương trình cứu độ. Chương trình ấy không gì khác hơn là "diễn tiến trong lịch sử loài ngườøi" của Tình Yêu Thần linh.
Chúa Cha ngưỡng mộ và thán phục Chúa Con, khi nhìn Chúa Con hạ mình trở thành "Tôi tớ phục vụ" để mạc khải Tình Yêu của Ngài.
B. Chúa Con thuộc về Chúa Cha
Chúa Kitô là Con Yêu Dấu của Chúa Cha, là Con Một của Cha, là Hoa Quả Lòng Dạ Cha. Sự sống của Chúa Con hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Cha (existence reV ue). Chúa Con không ngừng tùy thuộc vào Chúa Cha, vì không ngừøng được Chúa Cha sinh ra. Cha De La Potterie chú giải câu Tin Mừng Ga 1,18 (Thiên Chúa, không ai thấy bao giờ : Con Một, Đấng ở nơi Cung Lòng Cha, chính Ngài đã thông tri) : "Chúa Con chỉ hiện hữu trong tư thế hướùng về Cha, ý thứùc rằng mình lãnh nhận sự sống, hiện hữu, từø Cung Lòng Cha. Gioan mô tả Chúa Con trong tư thế đón nhận sự sống thần linh từ Chúa Cha" (Jean le décrit dans lacte éternel de recevoir du Père la vie divine).
Trên bình diện Lịch sử cứu độ, Chúa Giêsu xuất thân từ nhóm người nghèo của Giavê, và là người nghèo nhất trong nhóm người nghèo. Ngài thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn hơn hết. Tâm hồn, thể xác, trái tim. Đời sống độc thân cũng là dấu chỉ Ngài thuộc về Thiên Chúa.
Cuộc sống tại thế của Ngài hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Cha. Ngài là Sứ-giả của Cha, là Tông đồ của Cha, là Đấng Cha sai đến trần gian để thực thi chương trình cứùu độ của Cha. Ngài hoàn toàn tùy thuộc vào Cha : lời nói của Ngài không phải là của Ngài mà là của Cha, Đấng đã sai Ngài (Ga 14,24), giáo lý của Ngài là của Cha (Ga 7,16), công việc của Ngài là của Cha (Ga 5,19-20 ; 10,38 ; 14,10-12).
Cha Mollat, trong tác phẩm "Saint Jean, Maiâtre spirituel" có những cách nói rất cô đọng về sứ vụ và con người của Đức Giêsu : "exprimer" le Père (diễn tả Chúa Cha), "dire" le Père (nói ra Chúa Cha), réaliser lagir du Père (thực hiện hành động của Cha), faire entendre du Père (làm cho nghe Chúa Cha), révéler son coeur (mạc khải tấm lòng Cha).
Sự tùy thuộc của Chúa Giêsu vào Chúa Cha là một sự tùy thuộc toàn diện và tuyệt đối, là một sự tùy thuộc lạ lùng và kỳ diệu, biểu lộ sự "mật thiết sâu xa, sự kết hiệp hoàn toàn với Chúa Cha. Trái tim của Ngài, tâm hồn và thân xác của Ngài thuộc trọn về Cha, đến nỗi Ngài có thể nói : "Ta sống nhờø Cha" (Ga 6,57) hay "Ta sống mà không phải là Ta, nhưng là Cha sống trong Ta", "Ai thấy Ta là thấy Cha" (Ga 14,9).
Chúa Giêsu hoàn toàn sống cho Cha và vì Cha, nên Ngài thường ao ướùc "chết đi" để thuộc trọn về Cha. Chết là "trở về Cung Lòng Cha", như trở về Nguồn Sống của chính bản thân mình.
C. Chính Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Cha thuộc về Chúa Con và Chúa Con thuộc về Chúa Cha
Chúa Thánh Thần là: "Nụ hôn" (osculum) gắn chặt Chúa Cha và Chúa Con với nhau, nụ hôn tạo thành sự duy nhất bất khả phân (không mãnh lực nào có thể tách rời Chúa Cha với Chúa Con ; không gì êm dịu và mạnh mẽ bằng Chúa Thánh Thần).
Chúa Thánh Thần là Nụ Hôn Tình Yêu và Sự Sống, là Nụ Hôn tươi trẻ và bất diệt.
Sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần là do Chúa Cha và Chúa Con vì Chúa Thánh Thần là Sức Mạnh Tình Yêu của Cha và Con (không có Cha thì không có sứùc mạnh tình yêu của Cha, không có Con thì không có sức mạnh tình yêu của Con). Sứùc mạnh Tình Yêu ấy bởi Cha và Con, nối kết Cha với Con, và tùy thuộc vào Cha và Con.
Trên bình diện Lịch sử cứu độ, Chúa Thánh Thần tùy thuộc vào Chúa Giêsu như Chúa Giêsu tùy thuộc vào Chúa Cha (Ga 16,13-15). Công tác của Chúa Thánh Thần là gắn bó chúng ta với Chúa Giêsu, như Ngườøi đã gắn bó Chúa Giêsu với Chúa Cha.
"Người (Chúa Thánh Thần) sẽ làm chứng cho Ta (Chúa Giêsu)" (Ga 15,26)
"Người sẽ làm cho Ta được vinh hiển, sẽ lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi" (Ga 16,14).
IV. THẬP GIÁ VÀ BA NGÔI
Khám phá Tình Yêu của Thiên Chúa nơi Thập Giá Đức Kitô
Kinh Tin Kính là nội dung đức tin của chúng ta. "Tóm tắt cô đọng" nhất của nội dung đức tin (lex credendi) là dấu thánh giá. Dấu Thánh Giá cũng là lời nguyện tắt đẹp nhất (lex orandi). Dấu Thánh Giá còn là quy luật sống của mỗi người kitô-hữu (lex vivendi).
Nơi dấu Thánh Giá, có hai phần căn bản :
- dấu, cử chỉ làm dấu nhắc đến trọng tâm Lịch sử cứu độ là Thập Giá Đức Kitô .
- lời kinh "nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen".
Như vậy, chúng ta có một bên là Lịch sử cứu độ, bên kia là "Mầu Nhiệm Sâu Thẳm", giấu ẩn từ muôn thuở.
Thập Giá gắn liền với Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn liền với Thập Giá : chúng ta chỉ có thể khám phá Ba Ngôi qua mầu nhiệm Thập Giá ; ngược lại, chỉ có thể hiểu Thập Giá cách sâu xa nếu đặt trên "nền Ba Ngôi" (K. RAHNER : Trinité immanente, Trinité économique).
A. Tình yêu của Chúa Cha
1. Tình Yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con : Chúng ta tin chắc Chúa Cha yêu Chúa Con, vì Chúa Giêsu là Con đã khẳng định rõ ràng :
"Cha yêu Con và tỏ cho Con biết mọi điều Người làm" (Ga 5,20).
"Cũng như Cha có sự sống trong mình, thì Người cũng ban cho Con được có sự sống trong mình như vậy" (Ga 5,26).
"Đấng đã sai Ta ở với Ta ; Người đã không bỏ Ta một mình" (Ga 8,29 ; 16,32).
Cha yêu Con đến nỗi luôn ở trong Con, làm một với Con :
"Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" (Ga 17,21).
"Ta với Cha là Một" (Ga 10,30).
"Cha đã ban cho Ngài mọi sự trong tay" (Ga 13,3).
2. Chúa Cha yêu mến chúng ta "đến nỗi đã thí ban Người Con Một" cho chúng ta (Ga 3,16; Rm 8,32).
Khi Người ban Đức Giêsu Kitô cho chúng ta, Người ban chính mình Người, vì Đức Giêsu Kitô là "bản thể, bản thân, sự sống" của Người (auto-donation de Dieu).
Khi ban Con Một Người cho chúng ta, Chúa Cha chấp nhận là có thể bị từ khước. Con người có quyền nhận hay không nhận ; dĩ nhiên ai không nhận, thì không có sự sống của Thiên Chúa trong mình, không có sự sống đời đời, và đó là án phạt.
Khi ban Con Một Người cho chúng ta, Chúa Cha liều mạng, liều mình bị từ khước. Và Thập Giá chính là sự từ khước. Xét dưới khía cạnh này, Thập Giá làm cho Chúa Cha phải đau khổ. Chúa Cha đau khổ khi thấy Con mình bị từ khước và giết chết.
Nhưng không phải mọi người đều từ khước ; có người đón nhận và nhờ người ấy mà tất cả chúng ta ngày nay có thể đón nhận Chúa, người ấy là Đức Maria.
B. Tình Yêu của Chúa Con
Con yêu mến Cha đến nỗi hoàn toàn làm theo thánh ý Cha (Ga 8,29), lấy thánh ý Cha làm lương thực hằng ngày (Ga 4,34).
Con yêu mến Cha, chấp nhận trở thành Hồng Ân trong tay Cha, chấp nhận liều mình trong tay Cha, chấp nhận bị từ khước.
Trong thực tế, có người đón nhận, có người từ khước. Trên bình diện con người, sự từ khước ấy bi thảm, đến nỗi Đức Giêsu phải "rúng động" trong vườn Cây Dầu, Ngài gần như "thất vọng" trên thập giá (Mc 14,33-34 ; Mc 15,34).
C. Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Sức Mạnh Tình Yêu khiến Chúa Cha có thể ban "Con Một" cho loài người ; khiến Chúa Cha có thể chấp nhận đau khổ.
Chúa Thánh Thần cũng là Sức Mạnh Tình Yêu khiến Chúa Con chấp nhận trở thành "món quà" trong tay Cha, chấp nhận hy sinh và saün sàng bị từ khước : "Máu của Đức Kitô, Đấng nhờ Thần Khí hằng có mà tiến mình làm hy sinh vô tỳ tích dâng lên Thiên Chúa" (Hr 9,14).
Thập giá là bằng chứng của sự từ khước (tội lỗi. ), được gọi đúng hơn là "thập ác", dụng cụ hành hình do con người chế ra. Nhưng chính Sức Mạnh Tình Yêu của Thiên Chúa đã biến dụng cụ hành hình thành dụng cụ cứu rỗi, biến "giờ tử hình" thành "giờ cứu rỗi", ngay cả cho những kẻ từ khước Đức Giêsu (Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm : Lc 23,34).
Chính Thánh Thần biến thập giá thành Thánh Giá. Từ nay Thánh Giá Chúa Giêsu trở thành Nguồn Ơn Cứu Độ, vì nhìn vào đó, chúng ta nhận ra Tình Yêu Hy Sinh của Chúa Cha, Hy Lễ của Chúa Giêsu, Sức Mạnh Tình Yêu của Chúa Thánh Thần, Sức Mạnh làm cho chết và làm cho sống. Nhìn vào Thánh Giá, mà cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ có sức mạnh của Thánh Giá.
V. ĐỨC MARIA VÀ BA NGÔI THIÊN CHÚA
A. Đứùc Mẹ với Chúa Thánh Thần và Ngôi Lời.
1. Đứùc Mẹ là người có nhiều kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần hơn cả, vì Mẹ là người tiếp xúc với Lờøi Chúa nhiều hơn cả, Mẹ lắng nghe lời Chúa nhiều hơn cả (Virgo audiens), mà tác giả Lời Chúa là Chúa Thánh Thần. Nhiều bức họa hình dung Đứùc Mẹ đang cầm quyển sách Kinh Thánh, trên Đức Mẹ có chim bồ câu ( = Chúa Thánh Thần). Đứùc Mẹ của RAPHAEL : bồng Chúa Giêsu, cầm sách Kinh Thánh đang mở ra, và Chúa Giêsu thì nghịch sách Kinh Thánh.
2. Đứùc Mẹ được Chúa Thánh Thần chuẩn bị rất kỹ để đón nhận Hồng Ân của Chúa Cha là Ngôi Con, Ngôi Lời.
Vì Mẹ đã làm quen với Lờøi Chúa, nên tâm hồn của Mẹ chín mùi để đón nhận Ngôi Lời. Thánh Augustino đã nói : "Đứùc Mẹ cưu mang Ngôi Lời trong tâm hồn trướùc khi cưu mang Người trong thân xác".
3. Dù chuẩn bị tâm hồn Mẹ kỹ lưỡng, trong biến cố quyết định của đời Mẹ (biến cố Truyền Tin), Chúa Thánh Thần vẫn phải thuyết phục Đức Mẹ. Đức Mẹ là con người đạo đức, thánh thiện, khiêm nhường, nhưng chưa hiểu hết chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ vẫn thắc mắc về lời thiên thần. Khi ấy thiên thần Gabriel nhắc tớùi Chúa Thánh Thần (Lc 1,35). Hiểu điều thiên thần loan báo là công việc của Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ liền ưng thuận (Lc 1,38).
4. Công việc của Chúa Thánh Thần là thực hiện ba cuộc kết hiệp :
1 - Thần tính với nhân tính nơi Đức Kitô (Ngôi - Hiệp).
2 - Ngôi Lời với Đức Mẹ (máu huyết Đức Mẹ trở thành máu huyết Đức Giêsu)
3 - Thánh Giuse với Đức Mẹ (kết hôn đặc biệt : Thánh Gia)
B. Đứùc Mẹ với Chúa Giêsu và Thiên Chúa
1. Chúa Giêsu là Con của Mẹ : Người Con ấy là Hồng Ân mà Mẹ đón nhận từ Thiên Chúa ; bào thai trong bụng Mẹ là Hồng Ân (ảnh Đức Mẹ mang thai).
Đức Mẹ không lúc nào ngơi biết ơn Thiên Chúa. Càng biết ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ càng quý Đức Giêsu.
2. Đức Mẹ quý Đức Giêsu nên Đức Mẹ không ngừng chiêm ngưỡng Đức Giêsu, sung sướng nhìn Đức Giêsu, nghe Đức Giêsu, ngưỡng mộ Đức Giêsu.
Đức Mẹ không ngừng quan sát Đức Giêsu cách âu yếm. Nhờ quan sát, Đứùc Mẹ dần dần nhận ra sứ mạng và chân tính của Đức Giêsu.
3. Chúa Giêsu yêu quý Đứùc Mẹ (Mẹ bồng Chúa). Chính Đức Giêsu cũng đã góp phần nâng Mẹ lên bình diện Thần Khí (Mẹ không biết Con phải lo công việc của Cha Con sao (Lc 2,49) ; Giờ của tôi chưa đến (Ga 2,4)).
4. Chúa Giêsu giống Đứùc Mẹ : "Mẹ nào Con nấy" (nhẫn nhục và can đảm).
- Mẹ hiền lành khiêm tốn như Đức Giêsu.
- Mẹ không ngừng đối thoại với Thiên Chúa trong thinh lặng.
- Lương thực, lẽ sống, niềm vui của Mẹ là Thánh Ý Thiên Chúa.
5. Khi Đức Giêsu ra đi giảng đạo, từ giã Đứùc Mẹ. Đứùc Mẹ không dám đòi theo, nhưng tâm hồn Mẹ vẫn luôn luôn theo dõi bước chân của Con mình. Chắc chắn Mẹ cầu nguyện cho sứù vụ của Đức Giêsu nhiều lần. Mẹ rất âm thầm trong khi Đức Giêsu thi hành sứ vụ, thỉnh thoảng mớùi xin gặp Đức Giêsu.
6. Chúa Giêsu không cho Mẹ tham gia sứ vụ công khai, nhưng cho Mẹ thông phần khổ nạn. Tâm hồn tan nát, Mẹ biết Con Mẹ bị từ khước, không ngờ phũ phàng đến thế !
Dưới chân Thánh Giá, Mẹ dâng Con mình cho Thiên Chúa. Mẹ nhớ lại lần dâng con trong Đền thờ, lần ấy Mẹ còn chuộc lại (Lc 2,22-24). Lần này, Mẹ dâng dứt khoát vĩnh viễn : Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu từ Chúa Cha như một Hồng Ân, giờ đây Mẹ dâng Con lên Chúa Cha như một Của Lễ (Ga 19,25-27).
VI. GIÁO HỘI LÀ GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA
A. Chiều kích Ba Ngôi của Giáo Hội.
Thánh Phaolô gọi Giáo Hội là "Thân Mình Chúa Kitô" sống bằng Thần Khí Chúa Kitô. "Chỉ có một Thân Mình, cũng như chỉ có một Thần Khí, vì chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa là Cha" (Ep 4,4-6).
Giáo phụ Tertulliano gọi Giáo Hội là Thân Mình của Thiên Chúa Ba Ngôi (corpus Trinitatis). Ông căn cứ vào đức tin phép Rửa : vì có đức tin phép Rửa mới có Giáo Hội, đức tin phép Rửa là đức tin Ba Ngôi, nên Giáo Hội là của Thiên Chúa Ba Ngôi, là Thân Mình của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đức Hồng Y Wyszinski, trong công đồng Vaticanô II cũng yêu cầu đưa vào định nghĩa Giáo Hội điều cốt yếu là "đức tin phép Rửa" : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thần học của Vaticanô II về Giáo Hội có sắc thái "qui kitô" (Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Lumen Gentium), đồng thời có chiều kích Ba Ngôi rõ nét.
Công đồng trích một câu mấu chốt của Cyprianô : "Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (GH 4).
Giáo Hội là Dân Thiên Chúa sinh ra từ tình yêu của Chúa Cha, được Chúa Con thiết lập, gắn liền với Chúa Con, được nuôi dưỡng và hoàn tất nhờ Chúa Thánh Thần.
B. Giáo Hội là Gia đình Thiên Chúa
(Ý kiến Đức Cha Simon-Hòa HIỀN trong Công đồng)
Công đồng có lưu ý đến từ ngữ này và dùng nó trong Sắc lệnh chức vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis), số 6 : "Tùy phận vụ đã lãnh nhận, các linh mục thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là chủ Chăn, các ngài nhân danh Giám mục, tụ họp "Gia đình Thiên Chúa" như một Cộng đoàn Huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha".
Sau Công đồng, các nhà thần học không đào sâu. Đó là một thiếu sót.
Chúng ta biết một trong ba định nghĩa quan trọng nhất của Gioan về Thiên Chúa là : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Chữ Hy-lạp là Agapê.
Chính các Giáo phụ Sứ đồ đã dùng chữ này để gọi Giáo Hội, đặc biệt hơn cả là thánh Ignace dAntioche và Clément de Rome.
Lấy tên của Thiên Chúa đặt cho Giáo Hội, các ngài coi Giáo Hội như là Gia đình của Thiên Chúa ở trần gian : không là gia đình huyết nhục, mà là gia đình thiêng liêng, còn khắng khít hơn gia đình huyết nhục.
Chúng ta có thể gọi đó là "Gia đình Kitô", vì là gia đình những anh chị em của Chúa Kitô, những người con cùng một Cha trên trời.
Có thể gọi là "Gia đình Thần Khí" vì sợi dây ràng buộc mọi người trong gia đình này là Chúa Thánh Thần, sứùc mạnh Tình Yêu của Cha và Con (Tình Yêu Hiệp Thông), nên gia đình này không thể tan rã.
C. Căn bản Kinh Thánh và Thần học
- Hr 2,11 : Người không sượïng gọi họ là anh em.
- Hr 3,6 : Đức Kitô (được đặt) như một người Con trong Nhà của Người, và Nhà của Người tức là chúng ta.
- Ep 2,19 : người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa. (1 Tm 3,15)
- Cl 1,15 : Ngài. là trưởng tử giữa mọi thụ sinh.
- Cl 1,18 : Ngài là đầu của Thân Mình, tức Hội Thánh.
- Ga 1,12-13 : Còn những ai đón nhận, tứùc là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ướùc muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
Phaolô lấy lại chữ "Trưởng Tử" mà Cựu Ước dùng cho dân Israel. Dân Israel được coi là "Con Đầu Lòng" so với các dân ngoại là những đứa con khác.
- "Ta sai ngươi đến với Pharaô ; ngươi hãy đem dân của Ta, con cái Israel ra khỏi Ai Cập" (Xh 3,10).
- "Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập" (x. Hs 11,1).
Khi gọi Đức Kitô là "Con Đầu Lòng", Phaolô muốn làm nổi bật ý muốn cứùu độ phổ quát của Thiên Chúa.
Thiên Chúa có một Người Con, Người Con Duy Nhất ấy là Đức Kitô. Người Con ấy đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng. Nhưng Tình Thương nhiệm mầu của Chúa Cha muốn có thêm những người con khác, và Đức Kitô muốn có thêm nhiều anh em.
Trong mầu nhiệm Tạo Dựng, Thiên Chúa như đã muốn bày tỏ ý định đó rồi. Người muốn tạo dựng chúng ta theo khuôn mẫu "Con" của Người, là "sự Khôn Ngoan của Người", là Minh Trí của Người, là Hình Ảnh của Người. Người Con này là Khuôn Mẫu Đầu tiên, nên được gọi là Trưởng Tử giữa các loài thọ sinh (Cl 1,15).
Trong mầu nhiệm Cứu Chuộc, Thiên Chúa như muốn tạo lập một "Dân Mới", dân ấy cũng là "Dân Con". Người đặt đứng đầu dân con cái ấy "Con Một của Người", "Con Đầu Lòng của Người". Người Con này xứùng đáng được đặt làm Trưởûng Tử vì là con người đầu tiên giữa các vong nhân đã phục sinh từ cõi chết. Con người đầu tiên làm Con Thiên Chúa, Con Cả của Thiên Chúa, phải là một Con Người Phục Sinh, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa Hằng Sống. Và những người con khác cũng sẽ được phục sinh và làm con một cách trọn vẹn.
Trưởûng Tử Phục Sinh nhờ Thần Khí, thì các người con khác cũng sẽ phục sinh nhờ Thần Khí : "Nếu Thần Khí của Đấng đã phục sinh Đức Kitô cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từø cõi chết cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em" (Rm 8,11).
Tóm tắt về căn bản thần học :
- Mầu nhiệm Tạo Dựng : Ngôi Lời là khuôn mẫu.
- Mầu nhiệm Nhập Thể : Ngôi Lời trở nên "đồng bản tính", đồng bản thể với chúng ta.
Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh : Người Anh Cả đã đổ máu ra chuộc tội đàn em, đã giải phóng đàn em, làm cho đàn em trở nên con cái tự do của Thiên Chúa (Ep 4,8 : Người đã lên cao dẫn theo một đám tù binh).
D. Thánh Thần và Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa
Giáo Hội là "Gia đình của Thiên Chúa", thì phải sống "tinh thần của Thiên Chúa", là "Gia đình Chúa Kitô", phải sống tinh thần của Chúa Kitô. Tinh thần của Thiên Chúa, tinh thần của Chúa Kitô là Chúa Thánh Thần.
Phaolô thích chơi chữ, nên ông nói : trong con ngườøi, không có gì dò thấu cõi thâm sâu của chính con người bằng tinh thần của con người ; trong Thiên Chúa, không có ai dò thấu những điều thâm sâu nhất trong Thiên Chúa, ngoài Tinh Thần của Thiên Chúa (Thần Khí Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. x. 1 Cr 2,10-11).
Chúa Thánh Thần đưa cách sống của Thiên Chúa vào Gia đình Thiên Chúa. Lối sống ấy, chúng ta có thể tóm tắt bằng ba từø ngữ căn bản, trở thành ba nét lớn của mầu nhiệm Giáo Hội :
1. Tinh Thần của Thiên Chúa, hay Thánh Thần là Tình Yêu Hiệp Thông : điều đầu tiên mà Thánh Thần mang đến cho Giáo Hội là Tình Yêu Hiệp Thông (koinonia, communio). Sự Hiệp Thông mật thiết giữa Chúa Cha và Chúa Con đến nỗi Cha và Con là Một. Sự Hiệp Thông có thể diễn tả bằng nhiều nét :
- Trước hết, Hiệp Thông là "thông phần" : Ba Ngôi thông phần cùng một sự sống, sống bằng cùng sự sống thần linh (Chén hiệp thông).
- Hiệp thông là hướng chiều về nhau cách trọn vẹn. Hướùng chiều về nhau là dấu chỉ của Tình Yêu. Ba Ngôi yêu nhau, hướùng chiều về nhau.
- Hiệp thông là một "đối thoại bằng trái tim" ; trao đổi tình yêâu (existence en dialogue).
- Hiệp thông là gắn bó với nhau, nên một với nhau.
- Hiệp thông sâu xa nhất là nội tại trong nhau, đồng hóa với nhau.
10. Trong Giáo Hội, trước hết chúng ta được thông phần cùng một bánh, cùng một chén, cùng một đức tin, cùng một Thần Khí. Phaolô nói : "Chúng ta giải khát bằng cùng một Thần Khí { Nước Hằng Sống (1 Cr 12,13)}. Vì thông phần cùng một bánh và chén, chúng ta phải hiệp nhất với nhau" (1 Cr 10,16-17).
20. Trong Giáo Hội, chúng ta phải biết ra khỏi mình, quên mình mà hướùng về nhau (nhớ tới nhau, nghĩ tới nhau). Ra khỏi mình là đánh mất sự sống, và tìm thấy lại.
30. Sống trong Giáo Hội phải là cuộc sống đối thoại : lắng nghe nhau, trao đổi với nhau (đối thoại tình yêu). Ai biết lắng nghe Chúa mới biết lắng nghe nhau. Lắng nghe nhau mới lắng nghe Chúa. Ngưỡng mộ nhau mới biết ngưỡõng mộ Chúa (bướùc đầu của chiêm niệm).
40. Cuộc sống trong Giáo Hội là một cuộc sống gắn bó mật thiết giữa những người anh chị em con cùng Cha trên trời (giống như Thiên Đàng : Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, Ga 14,2). Gắn bó với Đức Kitô, dễ gắn bó với nhau.
2. Tinh thần của Thiên Chúa là tinh thần cứu thế : Chén Hiệp Thông trở thành Chén Cứu Độ. Chương trình của Thiên Chúa là chương trình cứùu độ.
Giáo Hội là Gia đình cứùu thế, vì Anh Cả chúng ta là Đấng Cứu Thêá, Cha chúng ta là Thiên Chúa cứu độ.
Ban ơn cứùu độ là tha thứù, giải thoát, chia sẻ sự sống.
Giáo Hội không bao giờ được quên sứù mạng cứu thế của mình ; quên rằng mình thông phần sứ mạng ấy của Chúa Kitô (da mihi animas et cetera tolle).
3. Tinh thần phục vụ của Đức Giêsu.
- Phục vụ Thiên Chúa : Mt 20,28 ; Mc 10,45 ; Ga 13,13-15
- Phục vụ anh em : Lc 22,27
Chúa Giêsu đến thế gian để làm gì ? - ĐỂ PHỤC VỤ
Giáo Hội hiện hữu để làm gì ? - ĐỂ PHỤC VỤ
Các đặc điểm của con người phục vụ là saün sàng, khiêm tốn, nhẹ nhàng, vô vị lợi .
VII. CHIÊM NGẮM ICÔNE BA NGÔI CỦA RUBLIOV
A. Điều kiện tâm linh để chiêm ngắm Icône
Để chiêm ngắm một bức Icône, đặc biệt là những bức vẽ Đức Maria, Đức Giêsu, và đặc biệt hơn nữa, những bức hình dung Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải được chuẩn bị có những tâm tình và tư tưởng thích hợp. Bằng không, chúng ta chỉ dừng lại vẻ đẹp bên ngoài, không đạt được mục tiêu của việc chiêm ngưỡng : như "thấy Đấng vô hình" (Hr 1,11).
Trước hết, chúng ta phải có quan niệm như các Kitô-hữu của Giáo Hội Đông phương : "Icône là Tin Mừng dành cho thị giác". Công đồng Constantinople III năm 860 khẳng định : "Điều mà sách (Kinh Thánh) nói với chúng ta bằng chữ, Icône cho chúng ta thấy bằng màu sắc".(Mansi, t. 1s, col.482)
Tâm tình thứ hai dựa trên ý nghĩa của chữ Icône : bởi tiếng Hy-lạp eikôn có nghĩa là hình ảnh. Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên một phần nào chúng ta có thể dựa trên những "nét người" để nhận ra Thiên Chúa, muốn làm được công việc khám phá này, chúng ta cần phải cầu xin cho ánh sáng của Chúa Kitô bừng lên trong chúng ta trước đã.
Chính nghệ thuật vẽ Icône không muốn chúng ta dừng lại ở khía cạnh vật chất quá nhiều, mà chỉ dựa vào vật chất như một điểm tựa đưa chúng ta "đi lên thế giới thần linh". Bức ảnh không quan trọng bằng chân lý diễn tả trong đó. Bức Icône nào bắt chúng ta dừng lại nơi chính nó, thì không đạt được trình độ nghệ thuật vẽ Icône. Tác dụng của nghệ thuật vẽ Icône là "nâng tâm hồn lên".
Phải làm thế nào để khi chiêm ngắm một bức Icône, chúng ta như đi vào thế giới "huyền nhiệm", rồi trở về tường thuật lại cho những ai cũng muốn đi vào thế giới ấy như chúng ta.
B. Andrei Rubliov
Bối cảnh lịch sử và văn hóa
Thế kỷ 14, Moscova đứng đầu cuộc đấu tranh chống Mông cổ và thống nhất Nước Nga, trở nên một trong những thành phố lớn của Nước Nga thời bấy giờ.
Văn hóa và nghệ thuật bắt đầu phát triển, thời gian này xuất hiện một chuỗi các nhà nghệ sĩ phản ánh tinh thần của thời đại đầy lý tưởng cao thượng và tinh thần yêu nước đến hy sinh bản thân.
Tác phẩm phản ánh trọn vẹn nhất tinh thần thời đại là tác phẩm của A.Rubliov. Rubliov còn ảnh hưởng một thời gian lâu dài trên nền hội họa Nga, đặc biệt là trường phái Moscova về công tác "ảnh đạo" (Icône).
Các tác phẩm của Rubliov vừa biểu lộ "năng lực ý chí", vừa biểu lộ lòng nhân đạo và bình an nội tâm.
Là học trò của Théophane Le Grec, lúc đầu Rubliov làm việc cho "Nhà thờ Chánh tòa Truyền tin" tại Moscova. Ba năm sau, ông làm việc cho "Nhà thờ Mông triệu" ở Vladimir. Từ 1427-1430, ông trang hoàng cho "Nhà thờ Ba Ngôi" ở (Zagorsk). Ông sống những ngày cuối cùng trong đan viện Andronicus ở Moscova.
Ba Ngôi trong Cựu ước (The Old Testament Trinity) là tác phẩm thời danh nhất của Rubliov. Ông vẽ bức tranh này để trang hoàng "Nhà thờ Ba Ngôi" của đan viện Thánh Serge.
C. NỘI DUNG BỨC ICÔNE "BA NGÔI" CỦA A. RUBLIOV
Nhìn vào bức họa Ba Ngôi của Rubliov, chúng ta nên phân biệt ba bình diện để có thể lĩnh hội hết vẻ đẹp và chiều sâu diễn đạt qua những nét vẽ và bố cục của bức họa.
Bình diện đầu tiên là bối cảnh của bài tường thuật về Ba vị khách đến viếng thăm Abraham tại gia trang ở cây sồi Mamrê (x. Kn 18, 1-15). Bình diện này được Phụng vụ Chính Thống Giáo nhắc tới khi cử hành thánh lễ tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi "Lạy tổ phụ Abraham hồng phúc, ngài đã thấy các Đấng, ngài đã tiếp đón Thần linh Duy nhất và Ba Ngôi".
Bình diện thứ nhất chỉ được phác họa sơ qua. Họa sĩ không vẽ Abraham và Sara. Điều đó hoàn toàn hữu ý, họa sĩ muốn người xem nhanh chóng bước sang bình diện thứ hai là bình diện "chương trình cứu độ" của Thiên Chúa. Ba vị khách Thần linh dường như họp thành một "hội đồng vĩnh cửu". Lều của Abraham trở nên một Ngôi đền. Cây sồi Mamrê trở nên "cây sự sống". Quang cảnh được phác họa bằng những nét rất nhẹ nhàng : vũ trụ ở đây chỉ còn là dấu chỉ của sự hiện diện thần linh. Đĩa thịt bê nhường chỗ cho "chén cứu độ", "chén hiệp thông". Ba vị khách được vẽ như ba thiên thần, nhẹ nhàng, thanh khiết (thân mình, đôi cánh). Cảnh vật được vẽ thoáng qua, như xa mà gần, như gần mà xa, làm nổi bật ba gương mặt qui hướng về nhau. Ba vị khách đang đàm đạo thân thiết. Chủ đề của việc đàm đạo là "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình để cho thế gian được sống (x. Ga 3,16 ).
Từ đây chúng ta có thể bước sang bình diện thứ ba, bình diện của Tình yêu Ba Ngôi Siêu việt, bình diện mà không ngôn ngữ phàm trần nào diễn tả nổi, bình diện chỉ có thể có gợi ý bằng một số nét họa mang tác dụng hướng thượng cái nhìn, con tim và khối óc, đưa dẫn chúng ta đi vào thế giới thần linh.
Hai bình diện thứ hai và thứ ba lồng trong nhau. Lịch sử cứu độ luôn bám rễ vào Thiên Chúa Ba Ngôi, phát xuất từ mầu nhiệm và qui về mầu nhiệm.
Mầu nhiệm tình yêu là mầu nhiệm dâng hiến : Ba Ngôi dâng hiến chính mình cho nhau. Biểu tượng của sự dâng hiến là "chén". Chén ấy là chén "lương thực thần linh". Ba vị đều sống bằng "lương thực thần linh", là tình yêu và sự sống của nhau. Chén chứa đựng "Chiên con" chịu sát tế từ thuở đời đời. Tình yêu tự hiến của Ba Ngôi là Nguồn suối tạo dựng.
Ba Vị đang trong trạng thái tĩnh "an nghỉ", "say sưa ngây ngất". Bình an tuyệt đối là trạng thái xuất thần. Ba Vị hoàn toàn hướng về nhau, Ba Vị dường như ra khỏi chính mình, rời bỏ chính mình. Nhưng sự rời bỏ, ra khỏi hay xuất thần ấy là một sự "định tâm" (sortie en soi-même), nghĩa là không rời bỏ, mà là sự tiếp nhận êm đềm tình yêu của nhau. Vì an nghỉ là xuất thần, mà xuất thần là định tâm, nên ở đây chúng ta có một chân lý nghịch thường tuyệt đối, tĩnh mà động, động mà tĩnh ; tĩnh là động, động là tĩnh.
Chuyển động lôi cuốn cả vũ trụ trong một vận hành vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ. Vũ trụ được hình dung bằng những đường nét sơ lược chuyển động theo hình cong để rồi dừng lại với Vị thần linh ngồi thẳng. Ngoài chuyển động theo đường tròn, còn có chuyển động "từ dưới đi lên" theo đường thẳng : vũ trụ được nâng lên bình diện thần linh.
Ba Vị hoàn toàn giống nhau : giống nhau đến nỗi chúng ta có thể nhận ra Vị này nơi Vị nọ. Nhưng Ba Vị cũng hoàn toàn khác nhau, và chúng ta không thể lẫn lộn các Vị với nhau. Sự khác biệt do "thái độ" của từng Vị đối với những Vị kia. Thái độ được diễn tả rất tinh vi bằng ánh mắt, bằng thân hình, bằng mái đầu nghiêng nhiều hay ít. Nhìn vào Ba Vị, chúng ta chỉ thấy Một, mặc dù là Ba. Các cặp cánh dường như nối kết các Vị, đồng hóa các Vị. Các Vị có cùng một thần tính được diễn tả bằng màu xanh lợt của bầu trời lồng ở bên trong từng cặp cánh. Gậy của các Vị cũng biểu lộ một quyền năng duy nhất.
Khoa hình học được sử dụng rất nhẹ nhàng và tinh vi, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. Hình chữ nhật vừa là biểu tượng của trái đất, vừa là dấu chỉ tứ phương thiên hạ (đông tây nam bắc). Hình chữ nhật cũng là hình thù của quyển sách. Mặt bàn biểu tượng cho "Quyển Sách Lời Chúa" đang mở ra. Chén tình yêu nằm trên mặt sách, gắn liền với sách. "Chén bởi Lời", và "Lời bởi chén". Chén và Lời làm phát sinh cây sự sống. Chén ấy vừa là chén cho Ba Ngôi, vừa là chén cho trần thế. Trần thế được ban cũng một thứ lương thực dành cho Thiên Chúa. Sách cũng vậy, vừa là Lời của Thiên Chúa, vừa là ngôn ngữ của trần gian. Cây sự sống vừa phát sinh từ cây sự sống và tình yêu Ba Ngôi, vừa mọc lên từ trái đất.
Bàn tay mặt của cả Ba Vị đều tập trung vào trái đất, nơi tình yêu của các Vị thể hiện ra bên ngoài. Trái đất và cả vũ trụ ở bên ngoài Thiên Chúa, nhưng đã được tình yêu của Thiên Chúa đưa vào sự hiệp thông Ba Ngôi, diễn tả bằng những đường nét tròn tượng trưng cho sự viên mãn. Vận hành đường tròn dừng lại ở Đền thờ, vừa là hình ảnh của Đức Kitô và mầu nhiệm nhập thể của Người, vừa là thân thể huyền nhiệm của Người, là hiền thê hiệp nhất nhưng không lẫn lộn với Người. Đền thờ ở trong trạng thái tĩnh là hình ảnh của Giêrusalem thiên quốc, nơi hoàn tất lịch sử cứu độ.
Vị thế của Chúa Cha ở giữa, thật là uy nghi cao cả. Màu sắc cũng như đường nét diễn tả Người có vẻ vĩ đại hơn các Vị khác. Nơi Người, kết hợp hài hòa sự an tĩnh tuyệt đối và thế chủ động rõ ràng. Tất cả đều được diễn tả bằng đường cong của cánh tay hùng mạnh, rất hài hòa với cái đầu hơi nghiêng, bắt nguồn cho vận hành của sự sống thần linh.
Quyền năng của Chúa Cha là uy quyền tối cao và vĩ đại, nhưng cũng là uy quyền của tình yêu, phản ánh trong cái nhìn đầy âu yếm. Vì Người là tình yêu nên Người chỉ có thể biểu lộ bằng ân sủng và sống trong hiệp thông tình yêu.
Vị thế của Chúa Con là vị thế lắng nghe : lắng nghe với tất cả lòng yêu mến, lắng nghe một cách hoàn toàn chăm chú. Để trở thành Lời tuyệt đối, Người cần phải nghe trọn vẹn. Người ngồi thẳng lưng trong trạng thái đón nhận và nghiền ngẫm. Nét mặêt Người là nét mặt tin cậy và phó thác. Người saün sàng thực hiện ý của Cha muốn cho Người mặc lấy bản tính loài người (diễn tả bằng hai ngón tay).
Những nét vẽ Ngôi Vị Thứ Ba là những nét dịu dàng nhất : dịu dàng như một người phụ nữ (người mẹ, người vợ). Không thể phủ nhận là trong Ba Vị, Vị Thứ Ba giống đàn bà hơn cả. Người biểu lộ khía cạnh từ mẫu của Thiên Chúa. Người như lắng nghe tất cả với tâm tình chia sẻ, thông cảm và an ủi vỗ về. Vị thế của Người khác với những Vị kia, nghiêng mình nhiều hơn. Dựa theo bố cục của nét vẽ, phải nhận rằng chuyển động bắt đầu từ Người, hay là với Người, chúng ta mới thấy rõ chuyển động. Nhìn Người chúng ta có cảm tưởng một ngọn gió tình yêu bắt đầu di chuyển theo đường tròn, lôi cuốn vũ trụ vào trong cùng quỹ đạo tình yêu. Bàn tay Người như cánh chim bay là là trên mặt đất, nhưng cũng có dáng chim mẹ đang ấp ủ con.
Trong nghệ thuật vẽ Icône, màu sắc cũng là một ngôn ngữ. Nơi bức họa Ba Ngôi của Rubliov, ý nghĩa của màu sắc thật là phong phú. Sự tương phản và hài hòa giữa các màu được sử dụng cách nhẹ nhàng không gượng ép, giống như một bản hòa tấu khi trầm khi bổng, lúc mạnh lúc nhẹ. Mầu đậm sử dụng cho Vị ngồi giữa nổi bật nhờ tương phản với màu trắng của mặt bàn, sắc óng ánh và dịu dàng của màu áo các Vị ngồi hai bên. Màu đỏ sậm nơi Chúa Cha biểu tượng cho tình yêu thần linh, "đậm đà", "khôn dò", tựa hồ như "bóng tối của vực thẳm thần linh" ; khi được mặc khải thì trở nên nhẹ nhàng như màu hồng nhạt nơi Chúa Con, màu xanh vert lợt nơi Chúa Thánh Thần. Chén màu vàng cam nổi bật trên bàn màu trắng chứa đựng lương thực thần linh cũng màu đỏ sẫm. Lương thực ấy cũng là mầu nhiệm khôn dò thấu, trở nên dịu ngọt và hiểu được, cảm nghiệm được nhờ màu trắng của mặt bàn hình dung quyển sách Lời Chúa. Màu vàng được dùng rất nhiều là biểu tượng của vương quyền Thần linh, như đưa chúng ta vào vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc của Ba Ngôi, trong đó Thiên Chúa là tình yêu chủ trì.
Từ bức Icône Ba Ngôi dường như toát ra một lời mời gọi vừa tha thiết vừa êm dịu : "Hãy nên một như chúng ta là một" (x. Ga 17,21). Mọi người đều được mời gọi "quây quần" chung quanh cùng một chén, chia sẻ cùng một lương thực thần linh, để sống cùng "một sự sống vĩnh phúc" của Thiên Chúa. Bức họa là một sứ điệp "bình an và hiệp nhất", là một Tin Mừng về "tình yêu tuyệt đối".
VIII. HIỆP NHẤT TRONG TÌNH YÊU BA NGÔI
Dẫn nhập
Hiệp Nhất là ý muốn rõ ràng và tha thiết của Chúa Kitô. Người luôn khao khát cho các môn đệ và cho Hội Thánh được hiệp nhất, đến nỗi trong cái nhìn của Người, sự Duy Nhất là bản chất của Hội Thánh, là đặc tính đầu tiên, cốt yếu và căn bản nhất của Hội Thánh ("Tôi tin có Hội Thánh duy nhất").
Sự Hiệp Nhất mà Người muốn không chỉ là sự hiệp nhất bên ngoài, mà là sự Hiệp Nhất ở chiều sâu, là mầu nhiệm Hiệp Thông, xây dựng trên sự Hiệp Thông Ba Ngôi và phản ánh sự Hiệp Thông ấy.
Sự Hiệp Nhất của Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa, nhờ tình yêu vĩnh cửu mà Người đổ tràn vào tâm hồn của từng môn đệ, tình yêu làm cho mọi người trở nên anh chị em, con một Cha trên trời. Tình Yêu Vĩnh Hằng đó là Chúa Thánh Thần thường xuyên tác động nơi tâm hồn kitô-hữu. Đâu có Chúa Thánh Thần, đó có sự Hiệp Nhất, vì tất cả chúng ta chỉ có một Thánh Thần. Và đâu không có sự hiệp nhất, đó không có Thánh Thần.
Thiên Chúa là Nguồn Gốc và là Cùng Đích của sự Hiệp Nhất trong Hội Thánh. Hội Thánh là dấu chỉ sự Hiệp Nhất cánh chung của toàn thể nhân loại với nhau trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa (Vaticanô II, hiến chế tín lý về Giáo Hội, GH chương I).
Hội Thánh được các giáo phụ những thế kỷ đầu gọi là a g a p h , nghĩa là Tình Yêu Hiệp Thông. Danh từ này là Tên đẹp nhất mà tác giả Gioan đặt cho Thiên Chúa (1 Ga 4,8). Danh từ này được Phaolô dùng để chỉ con đường tuyệt vời là Đức Ái, mà ngài đã ca tụng trong thư I gửi tín hữu Côrintô (13).
Nếu so sánh lời cầu nguyện hiệp nhất của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan với bài ca Đức Ái trong thư 1 Côrintô thì một đàng làm nổi bật chiều đứng, đàng kia làm nổi bật chiều ngang.
Vì những lý do trên mà chúng ta phải suy tư nhiều về sự hiệp nhất giữa chúng ta, dựa trên chính mẫu mực mà Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta để chúng ta noi theo.
A. Chú giải lời nguyện hiệp nhất (Ga 17,20-24)
Trước hết chúng ta tìm hiểu ý muốn của Chúa Giêsu dựa vào đoạn Tin Mừng Ga 17 được gọi là "lời nguyện hiệp nhất"
Từ việc cầu nguyện cho nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu bước sang một đối tượng rộng rãi hơn, là tất cả những ai sẽ tin vào lời rao giảng của họ, nghĩa là mọi kitô-hữu, là toàn thể Hội Thánh.
Xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ.
Điều Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha cho nhóm Mười Hai là xin cho họ được hiệp nhất với Chúa Cha (câu 11b), giờ đây Người cũng xin cho toàn thể Hội Thánh như vậy.
Chúa Giêsu thấy trước rằng Hội Thánh càng lan rộng thì càng có nhiều vấn đề. Sống giữa trần gian, các thành phần của Hội Thánh có thể bị lây nhiễm tinh thần của thế gian. Như đã cầu xin Chúa Cha gìn giữ nhóm Mười Hai khỏi sự dữ (câu 15), chắc chắn Người cũng cầu xin cho Hội Thánh. Người không cầu xin Chúa Cha cất Hội Thánh ra khỏi thế gian. Hội Thánh ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, như Chúa Giêsu không thuộc về thế gian.
Từng người trong nhóm Mười Hai đều là những người thuộc về Chúa Cha, là hồng ân Cha ban cho Chúa Giêsu, và do đó cũng thuộc về Chúa Giêsu. Khi ở với họ, Chúa Giêsu gìn giữõ họ, canh phòng, không để cho một người nào trong họ phải hư đi, trừ trường hợp Giuđa (câu 13).
Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ khi Người về cùng Chúa Cha, không còn ở giữa họ cách hữu hình nữa (câu 11). Mục đích của sự gìn giữ là để cho họ nên một như Chúa Cha và Chúa Con là một.
Nói khác đi, mục đích của sự gìn giữ ấy là tình yêu hay lòng mến. Như đã tha thiết yêu cầu các môn đệ : "Hãy ở lại trong tình yêu" của Người (Ga 15,9), chắc chắn trong lời nguyện hiến tế Chúa Giêsu muốn Chúa Cha gìn giữ các môn đệ trong tình yêu ấy.
Gìn giữ họ trong tình yêu của Người là gìn giữ họ trong sự Hiệp Thông giữa Người với Chúa Cha. Gắn bó với Người, họ không bao giờ tách rời Chúa Cha.
Hiệp nhất với nhau. Lời cầu nguyện này còn có một ý nghĩa thứ hai là : Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ yêu nhau theo mẫu mực tình yêu giữa Người và Chúa Cha.
Tình yêu giữa họ đối với nhau là dấu chỉ tư cách môn đệ của họ (x. Ga 13,35). Môn đệ phải nên giống Thầy, đồng hình đồng dạng với Thầy. Như Thầy yêu Chúa Cha thế nào, họ cũng phải yêu Chúa Cha như vậy ; hơn nữa, họ còn phải yêu nhau. Chúa Giêsu làm gương bằng đời sống, bằng cách cư xử và tình yêu Người dành cho họ. Người saün sàng thí mạng sống vì họ. Trong lời nguyện hiến tế, Người cầu xin Chúa Cha hiến thánh chính mình (câu 19). Chữ "hiến thánh" ở đây chắc chắn mang ý nghĩa "hy tế". Chúa Giêsu saün sàng trở thành "lễ vật" (victima) : Người là Chiên Vượt Qua, Chiên Con bị sát tế (Kh 5,6.9), để cho nhân loại được tha tội.
Hiệp Thông Ba Ngôi
Sự Hiệp Nhất mà Chúa Giêsu cầu xin cho Hội Thánh không là sự hiệp nhất bằng tổ chức mà Phaolô đã dùng hình ảnh "Nhiệm Thể", trong đó mỗi người đều là chi thể, có chức năng riêng, nhưng hài hòa và đoàn kết với nhau để xây dựng Nhiệm Thể (1 Cr 12,1-31)
Ở đây, Chúa Giêsu không cần dùng kiểu nói loại suy dựa trên cơ-thể-học, Người đã có lần nói lên ước muốn đó rồi : tất cả sẽ nên một đàn chiên có một Chủ chiên (Ga 10,16).
Trong lời nguyện hiến tế, tư tưởng, tâm tình và ý muốn của Người còn cao hơn một bậc. Người cầu xin cho các kitô-hữu được hiệp nhất chủ yếu là trong đời sống thần linh. Chúa Giêsu cầu xin cho họ nên một trong Sự Sống Ba Ngôi (câu 21). Sự Hiệp Thông Ba Ngôi là "hình thái" cao nhất, là "kiểu mẫu" đẹp nhất của Tình Yêu. Hình Thái này cho phép Gioan gọi "Thiên Chúa là Tình Yêu". Và ai ở trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa (x. 1 Ga 4,12).
Trong câu 21 và 22, tác giả Gioan xác định rõ hơn nội dung sự Hiệp Nhất mà Chúa Giêsu cầu xin cho nhóm Mười Hai. Cao Điểm hay Mục Tiêu Cuối Cùng của Hiệp Nhất là Yêu Thương, gắn bó với nhau đến nỗi trở nên một thực tại duy nhất. Sự Duy Nhất này xây dựng trên sự Duy Nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự Duy Nhất của Tình Yêu Tuyệt Đối, sự Duy Nhất kết thành bởi những quan hệ hỗ tương, mà trọng tâm là Tình Yêu.
Chúa Con yêu thương và gắn bó với Chúa Cha trong cùng một Thánh Thần Tình Yêu. Thánh Thần được hình dung như "Nụ Hôn" Vĩnh Hằng giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thánh Thần chính là Tình Yêu Hiệp Thông, nên Tác Động của Người là đưa dẫn các môn đệ đi vào sự Hiệp Thông Ba Ngôi.
Sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong tâm hồn kitô-hữu.
Các môn đệ nên một trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Thánh Thần. Trong dụ ngôn "cây nho" (Ga 15), Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ "lưu lại" nơi Người, gắn bó với Người, như cành nho với thân nho. Nhờ lưu lại trong Người mà họ trở nên con cái của Chúa Cha. Họ cũng sẽ ở trong Chúa Cha như Chúa Giêsu ở trong Chúa Cha. Họ lưu lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, thì Người cũng sẽ hiện diện trong họ cách đặc biệt. Người hiện diện trong tâm hồn họ bằng Thần Khí của Người. Vì Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong các môn đệ nhờ Thần Khí, chúng ta có thể khẳng định rằng trong tâm hồn môn đệ có sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính Chúa Giêsu có lần đã nói rất rõ : "Ai mến Ta thì sẽ giữ lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu mến nó, và Chúng Ta sẽ đến với nó và đặt chỗ ở nơi mình nó" (Ga 14,23).
Hiệp nhất hữu hình và cụ thể.
Sự Hiệp Nhất giữa các kitô-hữu tiên vàn là Sự Hiệp Thông Thần Linh. Sự Hiệp Nhất Siêu Nhiên nhờ Thần Khí, nhưng không vì vậy mà hoàn toàn vô hình. Tình yêu của những con người hữu hình bao giờ cũng có những cách diễn tả hữu hình. Tình yêu giữa các kitô-hữu là dấu chỉ hữu hình của sự Duy Nhất Thần Linh Vô Hình. Nhờ tình yêu cụ thể và thực tế của các kitô-hữu đối với nhau, nhân loại sẽ biết họ là môn đồ của Chúa Giêsu (x. Ga 13,35), và hơn thế nữa, sẽ tin vào sứ vụ thần linh của chính Chúa Giêsu : tin Chúa Giêsu và Chúa Cha là Một, và Chúa Giêsu được Chúa Cha sai (câu 23). Tình yêu là dấu hiệu duy nhất khả tín, là con đường duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa và sẽ đưa về cùng Thiên Chúa.
Lý tưởng của mỗi người kitô-hữu là Hiệp Thông với Chúa Cha và Con của Người là Đức Giêsu-Kitô (1 Ga 1,3). Chính vì thế mà Chúa Giêsu muốn cho họ ở trong Người, và cùng với Người, ở trong Cha : "ngõ hầu chúng ở trong Chúng Ta" (Ga 17,21). Nhưng lý tưởng Kitô-giáo hay sự Hiệp Thông Cánh Chung này chỉ có được khi các kitô-hữu đoàn kết yêu thương nhau, nên một với nhau trong thực tế.
Hai chiều kích của hiệp thông
Nếu được phép dùng cho mầu nhiệm Hiệp Thông hình ảnh hai chiều đứng và ngang, thì phải khẳng định rằng nội dung lời cầu xin của Chúa Giêsu đều mang cả hai chiều kích, đan kết chặt chẽ vớinhau đến nỗi nếu thiếu chiều này thì sẽ không có chiều kia. Nếu môn đệ không yêu nhau cách cụ thể và thực tế, họ sẽ không được hiệp thông với Chúa Kitô và Thiên Chúa. Và ngược lại, nếu không kết hiệp với Chúa Kitô, họ sẽ không thể nào hiệp nhất với nhau.
Đối với môn đệ, tình yêu hiệp nhất là hậu quả của lòng tin là kết quả của sự chia sẻ vinh quang mà Chúa Cha đã ban cho Chúa Giêsu. Vinh Quang là sự Biểu Lộ Thần Tính nơi Đức Giêsu. Khi còn ở trong thế gian, các kitô-hữu phải tin. Nhưng khi không còn ở trong thế gian nữa thì họ sẽ được chiêm ngắm.
Chúa Giêsu cũng cầu xin Chúa Cha cho các kitô-hữu, sau khi hoàn tất cuộc đời trần gian, được ở với Người và chiêm ngắm Vinh Quang bất diệt của Người (câu 24). Nền tảng của sự hiệp nhất là cùng một đức tin. Và chúng ta có thể thêm vào - như Phaolô - : "cùng một phép rửa, cùng một Thiên Chúa là Cha" (x. Ep 4,5-6).
Sự thông phần vinh quang của Đức Kitô kết hiệp các môn đệ lại với nhau, đồng thời dẫn đưa họ tới sự Hiệp Thông Viên Mãn Cánh Chung. Trong tiến trình Hiệp Thông ấy, nhân loại dần dần sẽ được hội nhập, vì nhận ra nguồn gốc đích thực của Tình Yêu và Sứ Vụ của Chúa Kitô : "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban người Con Một của Người" (x. Ga 3,16).
B. Suy niệm thần học và tu đức
Lời nguyện hiến tế là lời tâm sự dài của Chúa Giêsu với Chúa Cha trước khi ra đi chịu chết. Trong khi cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dâng hiến sự sống của Người cho Chúa Cha. Người cầu xin Chúa Cha "hiến thánh chính mình" (câu 19). Người muốn trở nên vừa là Tư Tế, Đấng dâng lên Cha của lễ đẹp lòng Cha, vừa là Lễ Vật Hy Sinh để đền tội cho nhân loại.
Cả lời nguyện hiến tế của Chúa Giêsu được Tin Mừng Gioan trình bày phỏng theo cơ cấu kinh nguyện của thầy tư tế Do-thái trong ngày lễ "xá tội" (kippur) : cầu cho chính mình, cầu cho các tư tế khác, cầu cho dân Chúa. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho chính mình (Ga 17,1-8), cho các tông đồ (17,8-19) và cho cả Hội Thánh (17,20-26).
1.
Trong phần cầu nguyện cho bản thân, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha tôn vinh Người, cho Người trở về cùng Chúa Cha, vì Người đã chu toàn công việc Cha giao phó (17,4-5). Đối với Người, Chúa Cha là tất cả ; không gì làm cho Người sung sướng bằng việc trở về với Cha. Cái chết được gọi là "Giờ" của Người, nghĩa là Cao Điểm Mạc Khải Tình Yêu, là giây phút kết hiệp, giờ gặp gỡ Cha. Theo quan điểm Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu không ngừng nghĩ tới cái chết, sung sướng nghĩ tới cái chết, và Người đã ra đi chịu chết cách tự nguyện, lòng đầy tin tưởng và yêu thương.
Trong phần cầu nguyện cho các môn đệ, Chúa Giêsu coi cái chết của Người như một sự hy sinh vì tình yêu, vì "không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu" (Ga 15,13). Sự hy sinh này không chỉ có chiều ngang, mà bao hàm cả chiều đứng, đó là một Hy Tế Đền Tội. Chính Người muốn trở thành Tư Tế. Vai trò của Tư Tế là Trung Gian : Tư Tế là người dâng Lễ Vật, nhưng cũng là Đấng chuyển cầu cho Dân. Chúa Giêsu xin Chúa Cha hiến thánh Người làm Tư Tế Đời Đời, và Người thi hành chức Tư Tế ấy một lần duy nhất qua cái chết (x. Dt 10,4-10). Chỉ trong cái chết, Người mới thể hiện được chức Tư Tế, vì Lễ Tế của Người là Lễ Tế Hiến Dâng sự sống mình cho Chúa Cha. Đó là Lễ Tế Tình Yêu đối với Cha, cũng là Lễ Tế Tình Yêu đối với nhân loại.
Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ, vì họ là những kẻ mà Người đã chọn để tiếp nối sứ vụ của Người (câu 18). Người là Tư Tế Đời Đời, được cất đi khỏi thế gian, xuyên qua các tầng trời như lời thư gửi tín hữu Do-thái (4,14). Chức Tư Tế của Người phải được thông phần, được chia sẻ cho các môn đệ, và trở nên hữu hình trong họ. Người coi chức Tư Tế của mình như là Nguồn Gốc chức tư tế của các môn đệ (Ga 17,19). Chính Người cầu xin cho các môn đệ được tác thánh (Ga 17,17) trong Người và nhờ sự hiến thánh của Người. Là môn đệ của Người, nhưng cũng là tư tế và ngôn sứ tiếp tục công việc của Người, họ cần sự nâng đỡ và gìn giữ đặc biệt của Chúa Cha. Quan trọng hơn cả là họ phải biểu lộ và xây dựng được điều Người mong muốn, và trả giá bằng cái chết để thực hiện : Hòa Giải nhân loại với Thiên Chúa và Hiệp Nhất loài người với nhau.
Cái chết của Chúa Giêsu là một cái chết có khả năng quy tụ tất cả những người con tản mác của Thiên Chúa về cùng một mối (Ga 11,52). Thánh Thần như Nước Hằng Sống chảy từ cạnh sườn Chúa Giêsu trên thập giá là Thánh Thần Tình Yêu và Hiệp Nhất. Thánh Thần sẽ liên kết chúng ta với Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh và trở nên Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc (Cl 1,15 ; Rm 8,29), và sẽ làm cho chúng ta có khả năng và can đảm thưa cùng Chúa Cha : "Abba, lạy Cha !" (Rm 8,15).
2.
Tình Yêu Ba Ngôi và ơn cứu độ.
Dựa trên lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự Hiệp Nhất của Hội Thánh, chúng ta khẳng định rằng sự Hiệp Thông Ba Ngôi là "nguồn mối", là "mẫu mực" và là "cùng đích" của sự Hiệp Nhất trong Hội Thánh. Tất cả đều phát xuất từ Tình Yêu Ba Ngôi, và tất cả đều quy về Tình Yêu Ba Ngôi.
Có thể nói rằng từ Ba Ngôi có một cuộc xuất hành, đó là sự xuất hành của Chúa Con cũng là Ngôi Lời Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu không ngừng khẳng định Người là Con được Cha sai đến thế gian. Và điều Người mong mỏi là có nhiều người nhận biết Chúa Cha và nhận biết Người là Đấng Cha sai (17,3). Sự Xuất Hành của Ngôi Con là dấu chỉ tình yêu vô bờ của Chúa Cha. Theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa đã ra khỏi chính mình, đã rời bỏ chính mình, để đến với nhân loại. Mục tiêu của cuộc xuất hành này là đưa nhân loại trở về với mình, để cho nhân loại được hạnh phúc đời đời. Người thực hiện cuộc trở về này là Ngôi Con Nhập Thể, là Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại. Hành trình trở về này là hành trình Vượt Qua, trong đó Người muốn lôi kéo cả nhân loại và vũ trụ về với Chúa Cha.
Đức Kitô đã nhờ Thánh Thần mà đến thế gian, thì cũng nhờ Thánh Thần mà trở về cùng Cha. Và công tác đưa nhân loại về cùng Cha cũng nhờ Thánh Thần mà hoàn tất. Cùng Đích của nhân loại là được Hạnh Phúc ở trong lòng sự Hiệp Thông Tình Yêu Ba Ngôi. Đó là nội dung lời cầu nguyện hiệp nhất của Chúa Giêsu : xin cho các kitô-hữu nên một như Ba Ngôi và trong Ba Ngôi, xin cho cả nhân loại nên một.
Cùng Đích của Hội Thánh là Hiệp Nhất
Sự Hiệp Nhất Tuyệt Đối của Hội Thánh như Ba Ngôi và trong Ba Ngôi Thiên Chúa là Cùng Đích, là Hướng Đi của Hội Thánh.
Cùng Đích là mục tiêu cuối cùng phải hướng tới, và phải làm mọi cách để hướng tới, dù chưa hoàn toàn khi còn lữ thứ. Sự Hiệp Nhất Tuyệt Đối và Cánh Chung trong Thiên Chúa là Nước Trời, là Thiên Đàng mà Chúa Kitô mời gọi chúng ta đi vào. Nhưng Nước Trời ấy đã bắt đầu từ ngày Đức Kitô xuất hiện trong trần gian, và Nước Trời phải lớn lên cho đến ngày đạt tầm vóc viên mãn. Phải có những người chứng cho Nước Trời. Và những người chứng đặc biệt hơn cả là những người tận hiến vì Nước Trời (độc thân vì Nước Trời, x. Mt 19,12). Chúng ta tận hiến để làm chứng cho Tình Yêu và sự Hiệp Nhất, nên cuộc sống của chúng ta phản ánh một phần Tình Yêu và sự Hiệp Nhất ấy.
Nên một trong Thiên Chúa và vì Thiên Chúa
Trước hết, chúng ta phải nên một trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Có ở trong Thiên Chúa, chúng ta mới nên một. Có nên một, chúng ta mới ở trong Thiên Chúa. Chúng ta không thể nên một, nếu ở ngoài Thiên Chúa, vì ngoài Thiên Chúa chỉ có tan rã và chết chóc, chỉ có ganh ghét và chia rẽ ; ở ngoài Thiên Chúa là ở trong thế giới của Satan. Điều kiện tiên quyết để hiệp nhất với nhau là lòng đạo đức, là tiếp xúc thường xuyên với Thiên Chúa, là kết hiệp mật thiết với Người. Càng gần Thiên Chúa bao nhiêu, chúng ta càng gần với tha nhân bấy nhiêu.
Mặt khác, nếu chúng ta muốn ở trong Thiên Chúa, muốn sống gần Người, chia sẻ Sự Sống và Tình Yêu của Người, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. "Thiên Chúa là Tình Yêu" ; trong Tình Yêu, không thể có sự chia rẽ. Sự chia rẽ khai trừ chúng ta ra khỏi quỹ đạo Tình Yêu. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ : "Hãy ở lại trong Tình Yêu của Thầy !" (15,9). Và muốn ở lại trong Tình Yêu của Người, phải tuân giữ lệnh truyền của Người, là "Hãy yêu thương nhau !" (15,12).
Nên Một như Thiên Chúa Ba Ngôi là Một.
Tình Yêu Ba Ngôi là mẫu mực cho sự Hiệp Nhất của chúng ta.
Ba Ngôi luôn hướng về nhau, quay mặt vào nhau (Roubliov). Từ đời đời, Ngôi Lời đã hướng về Chúa Cha (Ga 1,1 : p r o V t o n q e o n ), và ngay cả khi làm người sống giữa trần gian, Người cũng luôn hướng về Cha. Cái nhìn của Người, tư tưởng của Người, trái tim của Người hướng về Cha, cả cuộc đời của Người hướng về Cha.
Theo gương Chúa Ba Ngôi, muốn yêu nhau và hiệp nhất với nhau, điều đầu tiên chúng ta phải thực hiện là hướng về nhau. Chúng ta hướng về nhau trong tâm tình, tư tưởng, lời nói và việc làm. Tâm tình hướng về nhau là thiện cảm dành cho nhau. Ác cảm khiến chúng ta lìa xa nhau nơi sâu thẳm nhất là trái tim. Ác cảm phủ nhận, xua đuổi tha nhân ra khỏi lòng mình. Muốn hiệp nhất, chúng ta phải chiến đấu để vượt qua ác cảm. Cuộc chiến này đòi hỏi chúng ta rời bỏ bản thân mình để có thể đến với tha nhân.
Hướng về nhau trong tư tưởng là thường xuyên nghĩ tới nhau. Nghĩ tới niềm vui nỗi buồn của nhau, nghĩ tới các vấn đề của nhau. Muốn nghĩ nhiều đến tha nhân, phải bớt nghĩ tới mình, phải thực hiện một cuộc xuất hành, ra khỏi cái tôi, ra khỏi những định kiến, những tư tưởng bảo thủ, cố chấp của mình. Con người khiêm tốn mới thực hiện được cuộc xuất hành này.
Hướng về nhau trong lời nói là nói tốt về nhau, là tập cởi mở với nhau. Không dùng lời nói để hất hủi, khinh thường hay sỉ nhục nhau. Hướng về nhau trong lời nói là dùng lời nói trang nhã, tế nhị, dịu dàng và đầy tình yêu để đến với nhau và chào đón nhau.
Hướng về nhau trong hành động là hành động vì nhau và cho nhau. Khi làm bất cứ việc gì, hãy làm trong tinh thần phục vụ và yêu thương. Ít làm điều gì cho mình, saün sàng làm điều thiện vì ích lợi của tha nhân.
Giữa Ba Ngôi Thiên Chúa có sự trao đổi kỳ diệu vượt quá sức tưởng tượng của loài người. Tương giao giữa Ba Ngôi là tương giao tình yêu cao vời và sâu thẳm. Sự trao đổi thâm sâu hơn cả là cho nhau tình yêu và sự sống. Chúa Cha yêu Chúa Con đến nỗi ban sự sống mình cho Chúa Con. Tất cả những gì thuộc về Chúa Cha, Ngài đều ban cho Chúa Con ; vì thế mà Chúa Con có tất cả. Tương giao giữa Chúa Con và Chúa Cha là đón nhận và dâng hiến. Tương giao này được mạc khải trong cuộc sống của Đức Giêsu tại thế. Đức Giêsu không ngừng tạ ơn Cha, vì Người ý thức sự sống của Người do Cha ; mọi sự của Người đều bởi Cha (x. Ga 17,7). Người đón nhận tất cả với tấm lòng biết ơn và hiếu thảo. Tất cả những gì Cha đã ban cho Người, Người dâng hiến lại cho Cha. Người vâng phục Cha trọn vẹn. Người tôn vinh Cha, ngưỡng mộ Cha, sung sướng đối thoại với Cha. Tâm hồn của Người hoàn toàn cởi mở đối với Cha. Người tin tưởng và phó thác vào Cha, không giấu điều gì với Cha. Khi tiếp xúc với Cha, Đức Giêsu đầy hoan lạc trong Thánh Thần Tình Yêu (x. Lc 10,21t).
Tương giao giữa Chúa Cha và Chúa Con là mẫu mực cho tương giao giữa kitô-hữu với nhau. Muốn hiệp nhất với nhau, chúng ta phải không ngừng trao đổi, tiếp xúc, chia sẻ và thông cảm với nhau. Sự trao đổi không dừng lại bình diện tư tưởng, nhưng phải là trao đổi tình yêu, là trao ban và đón nhận. Chúng ta phải biết ngưỡng mộ, khích lệ nhau, dâng hiến cho nhau những món quà thiêng liêng, mà món quà quý nhất là tấm lòng, là tình yêu mà chúng ta dành cho nhau. Hãy saün sàng hy sinh để phục vụ nhau, nâng đỡ những yếu hèn của nhau ! Chúa Thánh Thần được mệnh danh là "Nụ Hôn" giữa Chúa Cha và Chúa Con sẽ giúp chúng ta "hôn nhau" bằng cái hôn bình an và thánh thiện.
Tình Yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là Tình Yêu Tuyệt Đối và Sâu Thẳm, là Tình Yêu kết hiệp. Ba Ngôi yêu nhau và kết hiệp với nhau mật thiết đến nỗi trở nên Một Thiên Chúa Duy Nhất. Ba Ngôi chia sẻ cùng một sự sống, cùng một tình yêu, cùng một thần tính. Sự chia sẻ trọn vẹn không làm giảm đi sự sống nơi bản vị mình, mà còn làm Viên Mãn Sự Sống ấy nơi các Ngôi Vị khác. Cả Ba đều yêu nhau cách trọn vẹn đến nỗi trở thành Một Tình Yêu Viên Mãn Duy Nhất. Tình Yêu Viên Mãn kết hiệp, chứ không làm tan biến sự khác biệt giữa các Ngôi Vị. Chúa Cha vẫn là Cha, Chúa Con vẫn là Con, Chúa Thánh Thần vẫn là Thánh Thần, nhưng cả Ba là Một. Sự mật thiết giữa Ba Ngôi là mẫu mực cho tình yêu mật thiết giữa những người kitô-hữu.
Yêu nhau, chúng ta hãy gắn bó với nhau, kết hiệp với nhau mật thiết đến nỗi nên một với nhau. Chúng ta tuy nhiều, nhưng là một trong tình yêu và nhờ tình yêu. Nhưng cũng vì tình yêu mà chúng ta vẫn là nhiều nhân vị khác nhau. Nhân vị của chúng ta không tan biến trong tình yêu, mà càng triển nở nhờ tình yêu. Chúa Thánh Thần, Tình Yêu liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con, sẽ liên kết chúng ta và làm cho chúng ta trở thành một trong Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta.
Nhiều và Một không tương phản nhau trong lô-gích của tình yêu. Thiếu tình yêu, chúng sẽ chống chọi nhau ; và nhiều không thể nào trở thành một, nhưng vẫn là nhiều thực tại đặt kế cận nhau. Nếu có sự duy nhất, thì chỉ là một sự duy nhất giả tạo, lỏng lẻo, rời rạc, có nguy cơ rã tan bất cứ lúc nào.
Sự kết hiệp mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa làm cho Ba Ngôi ở trong nhau, tồn tại trong nhau, sống trong nhau. Trong Chúa Cha, lúc nào cũng có Chúa Con và có tình yêu giữa Cha và Con là Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Con, lúc nào cũng có Cha và Thánh Thần. Trong Chúa Thánh Thần, lúc nào cũng có Chúa Cha và Chúa Con. Ngay khi còn tại thế, Chúa Giêsu thường khẳng định : "Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" (Ga 17,21). Vì Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu, nên Chúa Giêsu luôn sung sướng, hạnh phúc. Giây phút êm đềm nhất đối với Chúa Giêsu là được chuyện vãn với Cha, được chiêm ngưỡng Cha nội tại trong tâm hồn mình : con người của Chúa Giêsu đầy tràn Thiên Chúa. Vì đầy tràn Thiên Chúa và là một với Thiên Chúa, nên Người mới có thể mạc khải trọn vẹn Thiên Chúa : "Ai thấy Ta là thấy Cha" (Ga 14,9). Vì Chúa Cha ở trong tâm hồn Chúa Giêsu, nên ý muốn của Chúa Cha đồng hóa với ý muốn của Chúa Giêsu. Cha muốn gì, Con muốn nấy ; Cha nói điều gì, Con nói điều ấy ; Cha làm điều gì, Con làm điều đó. Tâm hồn Chúa Giêsu cũng đầy tràn Thánh Thần, nên Người luôn hoạt động trong Thánh Thần, và lòng Người lúc nào cũng tràn ngập tình yêu và ơn tha thứ.
Yêu Chúa, tâm hồn chúng ta có chỗ cho Chúa. Yêu tha nhân, tâm hồn chúng ta phải có chỗ cho tha nhân. Tình yêu dành cho tha nhân làm cho họ hiện diện trong chúng ta, trong tâm hồn, nơi trái tim, trong tư tưởng và đầu óc của chúng ta. Chúng ta không nên lẫn lộn "tình yêu tương tại" với sự ám ảnh của những tình cảm lệch lạc hay bệnh hoạn. Nhưng tâm hồn chúng ta phải có chỗ cho nhiều người. Tâm hồn ta phải giống như "nhà của Cha có nhiều chỗ ở". Hãy sung sướng vì sự hiện diện của bao nhiêu người khác trong tâm hồn chúng ta ! Hãy quảng đại đón nhận thêm những người mà trước đây chúng ta không ưa thích ! Nếu tâm hồn chúng ta có chỗ cho nhiều người thì Chúa Ba Ngôi cũng thích đến ở trong chúng ta, vì trong đó, Người gặp được tất cả những kẻ mà Người thương mến. Chúng ta sẽ thờ lạy Ba Ngôi trong tâm hồn chúng ta ; tâm hồn chúng ta sẽ hòa nhịp với nhiều người và với tất cả các tạo vật.
ĐGM PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC
Nguồn: simonhoadalat.com