Khoảnh khắc bất tuân trong Gia đình Thánh gia

Thứ bảy - 28/12/2024 02:56  107
KHOẢNH KHẮC BẤT TUÂN TRONG GIA ĐÌNH THÁNH GIA

 
Victor Cancino, S. J.
Chúa nhật lễ Thánh Gia thất năm C
Hc 3,2-14; Tv, 128; 1Ga 3,1-24; Lc 2,41-52

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org


Mùa Giáng sinh thường gợi lên mối quan tâm về gia đình, xoay quanh những kỳ vọng của gia đình, hoặc đôi khi là sự thiếu vắng những kỳ vọng đó. Cha mẹ chỉ muốn mang đến bầu không khí lễ hội an bình và biết ơn cho con cái. Những người trẻ chưa có con có thể nghĩ về những người thân hay những ai còn xa lạ. Tương tự, Kinh thánh nhìn nhận vai trò trung tâm của gia đình thông qua lăng kính của vâng lời và bất tuân. Điều gì xảy ra khi con cái không vâng lời cha mẹ như mong đợi? Hãy lấy ví dụ nơi Tin mừng Chúa nhật lễ Thánh Gia thất tường thuật lại khoảnh khắc bất tuân của một thành viên 12 tuổi của gia đình Thánh gia.

Bài đọc I hôm nay đến từ một cuốn sách có nhiều tên gọi. Trong tiếng Do Thái, sách này được gọi là “Sự khôn ngoan của Ben Sira.” Trong tiếng Hy Lạp, sách được gọi là “Sirach,” theo tên tác giả bằng tiếng Hy Lạp. Truyền thống Kitô giáo Tây phương gọi sách này là “Liber Ecclesiasticus,” có nghĩa là “Sách thuộc Giáo hội,” vì chủ yếu là một cuốn sách luân lý mà Giáo hội đã sử dụng trong nhiều thế kỷ để dạy các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội. Đoạn văn hôm nay nhấn mạnh vai trò của đạo đức gia đình. “Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con” (Hc 3,2), nhưng cũng nhắc đến một khoảnh khắc cảm động: “Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống” (Hc 3,12).

Lòng trung thành và kính trọng đối với cha mẹ rất được đề cao nơi các xã hội cổ đại đến mức trong các văn bản cổ như Kinh thánh Do Thái, bất kỳ hành vi nào vi phạm đối với chuẩn mực này cũng bị liệt vào những lỗi nghịch nặng nề với Chúa và cộng đồng. Trong danh sách những điều bất xứng mà Phaolô đưa vào trong thư gửi tín hữu Rôma gồm “vu oan giá họa, thù ghét Thiên Chúa, ngạo ngược, kiêu căng, khoác lác, giỏi làm điều ác, không vâng lời cha mẹ” (Rm 1,30).

Trong các tác phẩm sau này, việc không vâng lời cha mẹ được đưa vào danh sách những mối nguy gây ra bởi những người được gọi chung là “những kẻ yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa” (2Tm 3,2-4). Thật khó mà tưởng tượng rằng các tiêu chuẩn đạo đức ngày nay sẽ xếp việc không vâng lời cha mẹ vào cùng danh sách với “những kẻ ghét điều thiện,” mặc dù lòng kính trọng cha mẹ vẫn được coi trọng.

Thánh sử Luca gợi lại sự việc duy nhất được chứng thực trong các sách Tin mừng thuộc quy điển Kinh thánh về một cậu bé Giêsu 12 tuổi có vẻ đã khiến cha mẹ lo lắng quá mức. Cậu ở lại đền thờ trong khi gia đình cùng đoàn hành hương rời Giêrusalem. Cậu nán lại quanh khu vực đền thờ; cha mẹ chỉ tìm thấy con sau ba ngày lo lắng tìm kiếm. Cha mẹ Ngài hoàn toàn có lý khi cảm thấy bối rối. Khi Đức Maria hỏi con mình trong nỗi thất vọng, “Con ơi, sao con làm cho chúng ta như thế?” (Lc 2,48), câu trả lời chỉ làm cha mẹ cậu thêm phần bối rối, “Sao cha mẹ tìm con?”

Tác giả Tin mừng làm cho độc giả hài lòng về cảnh tượng không vâng lời lạ lùng này khi thông báo cho biết không phải lo lắng vì Chúa Giêsu “vâng phục hai ông bà” trong khi Đức Maria “ghi nhớ những việc đó trong lòng” (Lc 2,51). Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề thần học, bối cảnh này nói lên hai điều. Đầu tiên, Đức Maria và thánh Giuse bảo vệ Chúa Giêsu và lo lắng cho Ngài như bất kỳ bậc cha mẹ nào lo cho con cái. Ông bà cũng phải nỗ lực để hiểu ra những thực tế của việc nuôi dạy con cái, giống như tất cả các bậc cha mẹ phải làm. Cuối cùng, khi còn là một cậu bé, Chúa Giêsu đã tiết lộ một chân lý ẩn giấu: Tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa. Thánh sử Luca đang cố gắng truyền đạt rằng sự bất tuân của chúng ta đối với Chúa Cha có cùng mức độ như sự bất tuân đối với cha mẹ. Chúa Giêsu chỉ ra cách thức ở gần “nhà Cha” của mình ngay cả khi yêu thương và gắn bó với một cặp cha mẹ khác. Chân lý thần học này được lặp lại trong bài đọc II: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thật sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 3,1).


Cầu nguyện:
Làm sao để Thiên Chúa là cha mẹ thực sự của tôi chứ không chỉ là một phép ẩn dụ so sánh?

Lần cuối cùng chúng ta cảm thấy mình là con Thiên Chúa khi nào?

Ai trong gia đình chúng ta cần được chú ý hoặc được hướng dẫn trong tuần này?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập66
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay15,628
  • Tháng hiện tại96,604
  • Tổng lượt truy cập53,997,013

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây