Như các nhà Đạo sĩ, Giáo hội được mời gọi tiến bước với một sứ mạng

Thứ bảy - 04/01/2025 09:06  112
NHƯ CÁC NHÀ ĐẠO SĨ,
GIÁO HỘI ĐƯỢC MỜI GỌI TIẾN BƯỚC VỚI MỘT SỨ MẠNG

Victor Cancino S.J
Chúa nhật lễ Chúa Hiển Linh năm C
Is 60,1-6; Tv 72; Ep 3,2-6; Mt 2,1-12

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org

Chúa nhật tuần này, Giáo hội hân hoan cử hành lễ Hiển Linh của Chúa Kitô; hiển linh có nghĩa là “biểu lộ, tỏ hiện hay mạc khải.” Cụ thể hơn, Chúa nhật này cử hành việc Chúa Kitô tỏ mình ra cho dân ngoại, đại diện là các đạo sĩ từ phương Đông đến thờ lạy Ngài. Họ tự hỏi: “Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người” (Mt 2,2). Bài Tin mừng cùng với bài đọc I và thánh vịnh trong ngày lễ này đều làm chứng mạnh mẽ về thời điểm các dân ngoại từ khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ lại để chiêm bái Đức Vua, Đấng Cứu độ và Đấng được xức dầu.

Tuy nhiên, trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với toàn thể Giáo hội và nhắc nhở về một chân lý mạc khải khác. Ngài nhắc nhở các tín hữu Êphêsô, cũng như chúng ta hôm nay, những người mở lòng đón nhận Lời Chúa được linh hứng, rằng sứ mạng của Giáo hội là ra đi và gặp gỡ thế giới. Lời hứa của Chúa Kitô dành cho mọi dân tộc, nhất là những người bên ngoài Israel. Chỉ trong bài đọc II, chúng ta mới thấy nhấn mạnh đến sứ mạng ra đi để gặp gỡ những người bên ngoài Giáo hội, trong khi các bài đọc khác tập trung vào việc thế giới hướng về Chúa Kitô. Cả hai đều cần thiết, nhưng chỉ có một điều là sứ mạng của Giáo hội: luôn hướng ra bên ngoài chính mình.

Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô mạnh mẽ khẳng định: “nhờ Tin mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 3,6). Tin mừng của Chúa Kitô là dành cho tất cả mọi người, không còn phân biệt giữa “người bên ngoài” hay “người bên trong.”

Dòng tư tưởng trong thư gửi tín hữu Êphêsô phản ánh niềm hy vọng về một Giáo hội hiệp nhất, tiến bước với một mục đích rõ ràng. Nơi Ep 4,4-6, vị Tông đồ Dân ngoại nói về “bảy sự hiệp nhất,” được gắn kết bằng mối dây bình an. Thánh Phaolô liệt kê: “Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa; chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người (Ep 4,4-6). Sứ mạng này thật cao cả, thậm chí có thể là lý tưởng. Thánh Phaolô nhận thấy trong ơn gọi của mình một sứ mạng: hiệp nhất Israel và các dân tộc. Chỉ trong bài đọc II này mà chúng ta thấy nhấn mạnh sự xác tín liên tục đối với ơn gọi độc đáo của Phaolô. Ngài chia sẻ: “Tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho Dân Ngoại những sự giàu có không thể thấu hiểu được trong Đức Kitô” (Ep 3,8).

Một số người trong Giáo hội thường bị cám dỗ nhìn vào bên trong, tìm một nơi neo đậu vững chắc giữa “cơn bão thế tục.” Có người có thể tự nghĩ rằng một đàn chiên nhỏ hơn, trung thành hơn sẽ chống lại xu hướng ngày càng gia tăng hướng về chủ nghĩa khoái lạc hoặc sự tập trung chính yếu vào tiến bộ con người như điểm quy chiếu cuối. Ở một mức độ nào đó, đối với những ai nghĩ như vậy, lối suy nghĩ hạn hẹp này về sứ mng của Giáo hội cũng có phần đúng. Sau cùng, ngay cả thánh Phaolô cũng thừa nhận rằng cần có một ý thức mạnh mẽ hơn về sự hiệp nhất trong cộng đoàn tín hữu sống đức tin. Hơn nữa, không ai nghi ngờ rằng xu hướng chia rẽ ngày càng gia tăng trong xã hội đã bén rễ vào trong Giáo hội ngày nay. Vì vậy, không có gì sai khi Giáo hội tiến hành một cuộc tự kiểm điểm và giải quyết những sự chia rẽ trong Đức Kitô, thay vì chỉ tập trung vào sự hiệp nhất trong Đức Kitô.

Mặt khác, mục tiêu của Giáo hội là nhìn ra bên ngoài chính mình. Có một cách nghĩ khác về vấn đề này. Trong quá khứ, lệnh truyền truyền giáo là ra đi và làm phép rửa cho muôn dân, điều này dẫn đến lệnh truyền cải hoán các linh hồn. Ngày nay, hy vọng về cải hoán vẫn còn, mặc dù ngôn từ có thể đã nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, câu châm ngôn của thánh Phanxicô Assisi: “Hãy rao giảng Tin mừng mọi lúc, và nếu cần, hãy dùng đến lời nói,” vẫn có sức thu hút trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, mục đích của Giáo hội ngày nay, và có lẽ từ thuở ban đầu, là gặp gỡ con người ở nơi họ đang sốnghội nhập vào bối cảnh văn hóa của họ. Đây chính là nhiệm vụ của bất kỳ sứ giả đích thực nào của bình an lâu dài trong Chúa Kitô. Điều này cũng chính là ý nghĩa của lễ Hiển Linh, khi bình an đã đến với thế giới và những người ngoài các truyền thống đức tin cổ truyền, những người không phải là Kitô hữu hay Do Thái, vẫn là đồng thừa kế của lời hứa này.

Đến đây, có thể có người nghĩ rằng: “Cảm ơn nhưng không cần. Xin giữ tôn giáo của các bạn cho riêng mình và đừng rao giảng cho chúng tôi.Đối với cách suy nghĩ này, Phaolô có một câu trả lời đơn giản: “Ơn gọi này đã được ban cho tôi vì lợi ích của anh em” (Ep 3,2). Phaolô, một người Do Thái, đã dâng hiến phần đời còn lại của mình cho những người không phải là người Do Thái. Giáo hội tiếp nối sứ mạng mà thánh Phaolô đã khởi xướng, đó là trao tặng chính mình cho những người ngoài Giáo hội. Cho dù điều này được thực hiện bằng lời nói hay không, Giáo hội vẫn luôn hướng ra ngoài với mục đích rõ ràng kể từ khi Thiên Chúa lần đầu tiên quyết định cư ngụ giữa chúng ta.


Cầu nguyện
Mục đích của chúng ta là gì?

Chúng ta có xác tín mạnh mẽ như thánh Phaolô trong việc rao giảng Tin mừng không?

Mục tiêu của chúng ta có phù hợp với sứ mạng của Chúa Kitô không?


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay34,003
  • Tháng hiện tại617,752
  • Tổng lượt truy cập54,518,161

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây