CHÚA NHẬT MÙA CHAY 2A. Vinh Quang Đích Thực - JB Lê Ngọc Dũng

Thứ năm - 09/03/2017 17:56  1392
MCA2
VINH QUANG ĐÍCH THỰC
 
Danh dự, vinh quang là điều thường ai cũng mong được. Danh dự vinh quang còn được đặt cao hơn cả lợi lộc, hơn cả miếng cơm manh áo. Tục ngữ Việt Nam, có câu“Một miếng giữa làng bằng sàng xó bếp”. Hẳn là chúng ta cảm thấy hạnh phúc vui sướng khi được khen tặng. Được khen tặng là thông minh học giỏi, được khen là có tài có sắc đẹp, được khen có họ hàng quý tộc, có con cháu làm nên danh phận . . . Thế thì mong được danh dự vinh quang là điều tốt hay xấu ?
Theo lý thuyết nhà Phật chính lòng muốn, muốn danh muốn lợi làm cho con người phải khổ. Vì thế muốn có danh là điều xấu.
Thế thì đạo Công giáo dạy ta thế nào? Xem ra Thiên Chúa cũng thích danh dự vinh quang lắm chứ! Trên trời các thiên thần hằng ca tụng Thiên Chúa, hằng tung hô ngài Thánh, Thánh, Thánh. Ở trần thế này, chúng ta được dạy rằng phải ca tụng Thiên Chúa, hãy làm vinh danh Ngài và để rồi chúng ta cũng được vinh quang với Ngài trên thiên đàng. Vậy thì kể ra người Công giáo chúng ta cũng thích vinh quang và dĩ nhiên coi đó là điều tốt.
Khi nghe nói như vậy, có lẽ ông bà anh chị em thấy có gì đó là chưa ổn, là không đúng!
Chính bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta thấy sáng tỏ hơn về vấn đề vinh quanh này hơn.
Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor cho ba môn đệ là Phêrô, Gioan, Giacôbê được thấy vinh quang sáng láng của Ngài. Aó Ngài trằng tinh như tuyết; mặt Ngài sáng chói như mặt trời. Chứng kiến cảnh tượng đó các tông đồ ngây ngất hạnh phúc.
Đức Giêsu tỏ mình vinh quang để làm gì ?
Phải chăng là để chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa, có đủ quyền năng, hạnh phúc để rồi các tông đồ luôn trung thành theo Ngài. Nếu vậy thì Đức Giêsu đã bị thất bại nặng nề. Các tông đồ đã không trung thành gần ngay sau đó. Ở vườn cây dầu khi Đức Giêsu bị bắt thì các môn đệ bỏ trốn hết. Phêrô, người đứng đầu nhóm lại chối Chúa đến ba lần.
Vậy thì cái vinh quang của Chúa tỏ ra có nghĩa như thế nào? Chìa khóa để giải mã, đó là lời dạy của Chúa Giêsu: “Các con không được nói với ai thị kiến naỳ cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại.” Chúa Giêsu đã cấm các môn đệ loan truyền vinh quang của Ngài cho tới khi Ngài từ cõi chết sống lại. Điều này hàm ý rằng: nếu loan truyền sớm trước đó thì sẽ bị hiểu lầm. Vinh quang của Thiên Chúa sẽ bị hiểu lầm như kiểu vinh quang thế gian.
Như thế vinh quang đích thực của Chúa Giêsu liên hệ mật thiết với sự chết và sống lại của Ngài.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng quay trở về bài Tin Mừng tuần trước : Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ. Ma quỷ đã nói : “Nếu ông là con Thiên Chúa, thì hãy biến đá thành bánh đi . . . Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy nhảy từ nóc đền thờ xuống đi.” Đức Giêsu đã không tỏ mình ra là Con Thiên Chúa theo kiểu ma quỷ nói. Nghĩa là, Ngài đã không bày tỏ vinh quang bằng cách phô trương thanh thế, biểu dương quyền lực. Đức Giêsu đã từ chối chước cám dỗ đó. Nhưng Người sẽ tỏ mình ra là Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh. Chính thập giá mới là nơi Người tỏ cho nhân loại biết mình là Con Thiên Chúa. Chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới thắng nổi sự chết, và nhờ đó chúng ta được vượt qua sự chết. Cái vinh quang thật sự của Thiên Chúa là sự cứu thoát chúng ta. Có thể nói đó là vinh quang cứu độ, vinh quang cứu giúp chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết muôn đời.
Chính cái vinh quang mà Ngài tỏ cho ba môn đệ được thấy, sẽ chỉ đạt được trong mầu nhiệm thập giá. Hôm biến hình Ngài muốn cho các  ông đừng có ảo tưởng về một vinh quang trần thế, nghĩa là mơ ước rằng Ngài sẽ làm vua cai trị Israel và các ông sẽ được chia nhau mỗi người một địa vị. Nhưng Ngài đồng thời cũng chuẩn bị cho các ông khỏi chán nản thất vọng khi đi rao giảng, bị bắt, bị lên án và chịu tử đạo. Ngài dạy cho các ông rằng vinh quang đích thực không là con đường của danh giá, của quyền lực, nhưng phải là con đường của hy sinh đau khổ vì yêu thương, yêu cho đến cùng, cho dù có chết vì yêu.
Ở trong tập nhật ký của C-harles de Foucaul, người ta đọc thấy câu này :
“Tôi muốn lập một tu hội tiểu đệ và tiểu muội của Đức Giêsu trên khắp thế giới.”
5 năm sau đó, người ta cũng lại đọc thấy câu này, nhưng có dài thêm một ít : “Tôi muốn lập một tu hội tiểu đệ và tiểu muội của Đức Giêsu trên khắp thế giới bằng sự hy sinh cầu nguyện.”
Và 10 năm sau, người ta lại đọc thấy câu đó, nhưng dài hơn một chút nữa :
“Tôi muốn lập một tu hội tiểu đệ và tiểu muội của Đức Giêsu trên khắp thế giới bằng sự hy sinh và cầu nguyện và bằng cái chết của tôi.”
Và đúng như thế! Sau khi C-harles de Foucaul bị một kẻ cuồng tín đâm chết, tu hội tiểu đệ tiểu muội đã nổi tiếng, phát triển nhanh, hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới.
Con đường vinh quang qua đau khổ và cái chết của Đức Giêsu ban đầu đã bị các tông đồ chối từ, nhưng sau này trở thành con đường cho chính các Ngài, các hy sinh chính mạng sống mình để loan báo tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Tiếp theo sau các tông đồ biết bao nhiêu thế hệ cha ông chúng ta cũng đã đi con đường vinh quang đích thực đó. Các Ngài đã trở nên thánh. Cách riêng là các Anh Hùng Tử Đạo VN. Còn chúng ta chúng ta sẽ đi con đường vinh quang nào?
 
Lm. JB Lê Ngọc Dũng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập145
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay19,581
  • Tháng hiện tại674,095
  • Tổng lượt truy cập52,843,043

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây