Không gì quan trọng hơn khả năng tăng trưởng trong tình yêu

Thứ bảy - 12/10/2024 04:07  221
KHÔNG GÌ QUAN TRỌNG HƠN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
TRONG TÌNH YÊU

Victor Cancino, S.J.
Chúa nhật XXVIII Thường niên (B)
Kn 7,7-11; Tv 90; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org

Gần đây, tôi biết đến một mối liên hệ độc đáo giữa một người mẹ và cô con gái ở Cascade, Montana (Hoa Kỳ). Bất cứ khi nào cô bé gặp khủng hoảng, tổn thương, đau khổ hoặc thậm chí là tuyệt vọng, cô lại tìm đến mẹ mình. Hai mẹ con chẳng cần nói lời nào, nhưng bà mẹ luôn hiểu rõ nỗi đau khổ và sự bất lực của con gái mình khi đối mặt với những khủng hoảng nêu trên hơn cả chính cô bé. Cô giải thích trải nghiệm thường xuyên trong nhiều năm như sau “Tất cả những gì bà cần làm là nhìn tôi, và tôi biết bà hiểu mọi sự.” Mối tương quan của họ chỉ ra sự pha trộn giữa sự dễ bị tổn thương, tình yêu và sự khôn ngoan như những gì có trong các bài đọc của Chúa nhật XXVIII Thường niên B.

Một chủ đề phổ biến trong Kinh thánh là lời hứa mọi thứ cuối cùng sẽ được đưa ra ánh sáng. Những gì hôm nay bị hiểu lầm sẽ được sáng tỏ với thời gian. Lời Chúa có cách phơi bày những khao khát thực sự trong lòng và thách thức trí tưởng tượng cố hữu của con người về diễn tiến của mọi sự. Bài đọc II cố gắng giải thích điều này: “Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não” (Dt 4,12). Có khoảng cách nào giữa gân cốt với tủy não không? Có lẽ có nhưng không nhiều. Tuy nhiên, điều này phản ánh tình cảm của bà mẹ ở Cascade là bà có thể thấu hiểu suy nghĩ của con gái mình. Trong thư gửi tín hữu Do Thái, lời của Thiên Chúa là Chúa Giêsu, Ngôi Lời, Đấng xuyên thấu những khoảng trống bên trong chúng ta mà đôi khi chúng ta che giấu ngay cả với chính mình. “Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà chúng ta phải trả lẽ” (Dt 4,13).

Đi vào cốt lõi của những vấn đề có thể giúp người ta đạt đến sự tự do và chữa lành, đó cũng chính là tin vui được chia sẻ trong Tin mừng Chúa nhật này.

Anh thanh niên giàu có sở hữu mọi thứ, bao gồm của cải, lòng kính sợ Chúa và một khát vọng mạnh mẽ lớn lên trong đời sống tâm linh. Đó là lý do tại sao anh tìm đến Chúa Giêsu như một bậc khôn ngoan, “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?” (Mc 10,17). Câu hỏi của anh thật chân thành, bộc lộ qua tư thế quỳ gối trước đấng anh gọi là Thầy. Có lẽ Chúa Giêsu sẽ giúp anh trở nên tốt hơn ngay cả theo cái nhìn của Thiên Chúa. Thật không may, anh thỏa mãn hầu hết những điều răn trong Kinh thánh mà Chúa Giêsu đưa ra. “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ” (Mc 10,20).

Những gì xảy ra sau đó đã đánh động cõi lòng của anh. Chúa Giêsu trìu mến nhìn anh và sau đó, yêu cầu anh từ bỏ tất cả tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo rồi đi theo Người. Đây đúng nghĩa là sự lớn về đời sống tâm linh anh đang cần, nhưng không phải là điều anh muốn. “Nghe những lời đó, anh ta sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mc 10,22). Câu chuyện tuy đơn giản nhưng lại bộc lộ chiều sâu mà nó muốn bày tỏ: anh thanh niên biết mình bị “tắc nghẽn” về đời sống tâm linh. Việc bộc lộ sự thiếu tự do của anh thật đau đớn.

Chúa Giêsu mở ra cơ hội để lần đầu tiên trong thời niên thiếu anh có một ý thức tự do lớn hơn. Thực tế của anh có thể được so sánh với những gì Thầy Giêsu đã nói về trẻ em từ lâu. Như Tin mừng Chúa nhật tuần trước đã công bố “Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó” (Mc 10,15). Trẻ em không có địa vị, không có tài sản, và do đó có tự do cười đùa và đi lại mà không bất kỳ trọng trách nào ngăn cản tâm trí của chúng phát triển hơn nữa. Bài học dành cho anh thanh niên giàu có, khi anh buồn bã bỏ đi, là bài học mà anh có thể học được với thời gian. Điều duy nhất quan trọng đối với một đứa trẻ là được yêu thương và sống sự thật đó. Ước mong rằng trải nghiệm của mỗi người chúng ta cũng sẽ giống như ký ức của anh thanh niên giàu có khi anh được yêu thương trong một khoảnh khắc ngắn ngủi: “Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương” (Mc 10,21).


Cầu nguyện

Hôm nay khi cầu nguyện, chúng ta có nhận thấy nơi nào trong cuộc sống của mình được canh gác đặc biệt không?

Khi cầu nguyện, có một khoảng trống nào trong tâm hồn mà chúng ta sợ bước vào không?

Hôm nay, đâu là những nơi Chúa Giêsu đang kêu gọi chúng ta tăng trưởng sự tự do hay chữa lành?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay9,967
  • Tháng hiện tại259,575
  • Tổng lượt truy cập52,428,523

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây