Hãy làm cho đau khổ có ý nghĩa trong Thiên Chúa

Thứ bảy - 19/10/2024 04:09  181
HÃY LÀM CHO ĐAU KHỔ CÓ Ý NGHĨA TRONG THIÊN CHÚA

Victor Cancino, S.J.
Is 53,10-11; Tv 33; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ Americamagazine.org

Suy đoán về mục đích của đau khổ là điều nguy hiểm. Cho người khác một giải đáp vội vã về ý nghĩa của đau khổ là không biết tôn trọng chấn thương do bạo lực gây ra, đặc biệt là thứ bạo lực mà những người vô tội phải gánh chịu. Những câu trả lời dễ dàng cho những thiệt hại nhân mạng vô tội đặc biệt rõ ràng trong năm vừa qua, khi bạo lực ở Trung Đông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Sự mất mát mạng sống bừa bãi cứ kéo dài không thể hiểu được. Tuy nhiên, việc tìm ra ý nghĩa của bạo lực chính là khởi điểm để suy niệm các bài đọc Chúa nhật XXIX Thường niên này.

Câu mở đầu trong bài đọc thứ nhất hôm nay gây sốc: “Chúa đã muốn hành hạ Người trong đau khổ” (Is 53,10). Một bản dịch khác là “Ý Chúa là phải nghiền nát Người trong đau khổ.” Chính xác thì ai đang nói? Tại sao lại nói rằng Chúa muốn gây ra đau khổ? Có hai nhận xét, nhưng cả hai đều không thoả đáng cho hai câu hỏi này.

Thứ nhất, Thánh kinh Do Thái [Cựu ước] nói chung thường quy mọi hành động là do Thiên Chúa thực hiện, dù tốt hay xấu. Con người đơn giản là không thể hiểu được cách mà tất cả điều tốt xấu hòa hợp với nhau. Tân ước dường như chỉ quy những hành động tốt cho Thiên Chúa, nguồn mạch mọi phúc lành. Chẳng hạn, vào Chúa nhật tuần trước, Chúa Giêsu đã nói với người đàn ông giàu có: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa” (Mc 10,18). Trong khi đó, những hành động xấu xa chỉ được quy về nguồn gốc của hành động. Chẳng hạn, hãy xem xét trường hợp Phêrô cố ngăn cản Chúa Giêsu. “Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy!” Chúa Giêsu đáp lại. “Vì suy nghĩ của anh không phải của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mc 8,33). Ý tưởng xấu bắt đầu với Phêrô. Ngôn sứ Isaia đến từ thế giới của Thánh kinh Do Thái, cho thấy bối cảnh, nhưng không đưa ra nhiều lời biện minh cho hành vi bạo lực không mong muốn.

Thứ hai, đoạn văn này xuất phát từ loạt các bản văn trong lời tiên tri của Isaia được gọi là “Các Bài ca Người Tôi Trung đau khổ” và bối cảnh này rất hữu ích. Có bốn bài ca như vậy (Is 42,1-6; 49,1-6; 50,4-11; và 52,13–53,12) và mỗi bài nói về một người vô danh chịu đau khổ thay cho những người khác để đền tội cho cả tập thể: “Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định của Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,10). Những đoạn văn này vẫn còn gây bối rối cho đến ngày nay vì chúng nhấn mạnh ý nghĩa thần học rằng đau khổ của một người có thể đền tội cho người khác. Các Kitô hữu sơ khai đã trả lời thách đố này bằng cách xác định người tôi tớ đau khổ chính là Đức Giêsu Kitô. Đây là ý tưởng đằng sau câu kết trong bài Tin mừng Chúa nhật này: Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45).

Những nhận định này chỉ mới bắt đầu trả lời câu hỏi được đặt ra ở phần đầu của bài suy niệm này: Làm sao Thánh kinh có thể cho rằng Thiên Chúa muốn gây ra đau khổ? Có lẽ đó là cách tiếp cận sai vấn đề. Thiên Chúa không vui lòng khi làm khổ bất cứ ai. Thiên Chúa chẳng vui gì trước bạo lực ở bất cứ thời nào. Những đoạn văn khó hiểu của Isaia dùng để giải thích hậu quả của sự đau khổ của con người chứ không phải giải thích nguyên nhân của nó. Isaia đang hỏi độc giả: “Bạn có thể hiểu được nỗi đau khổ trong cuộc sống của chính mình không?” Các môn đệ Chúa Kitô phải tự mình trả lời câu hỏi đó nếu họ chọn bước theo Ngài. Chúa Giêsu hỏi Giacôbê và Gioan: “Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?” (Mc 10,38). Các ông trả lời là được, nhưng họ không hiểu được việc áp dụng đầy đủ của lời khẳng định đó. Đau khổ là một phần kinh nghiệm của con người mà chúng ta chia sẻ với Chúa Kitô và với nhau. Không có quan điểm thần học nào có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho nguyên nhân đau khổ.


Cầu nguyện
Điều gì xảy ra trong lời cầu nguyện khi chúng ta nghĩ đến nỗi đau khổ của người khác?

Lời cầu nguyện giúp chúng ta hiểu được đau khổ của chính mình như thế nào?

Trong tuần này, chúng ta gần gũi với nỗi đau khổ của người khác như thế nào?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay24,621
  • Tháng hiện tại684,007
  • Tổng lượt truy cập52,852,955

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây