19:00 | Rời Roma từ Sân bay Fiumicino để đến Bangkok |
12:30 | Đến Sân bay Quân sự Bangkok |
Nghi thức đón tiếp tại Cảng số 2 của Sân bay Quân sự Bangkok |
9.00 | Nghi thức chào đón tại Trụ sở Chính phủ |
9.15 | Gặp Thủ tướng trong “Phòng Ngà Thân Hữu - Inner Ivory Room" của Trụ sở Chính phủ |
9.30 | Gặp các quan chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong Hội trường thân hữu Santi Maitri của Trụ sở Chính phủ |
10.00 | Thăm vị Thượng Tọa Cao Cấp Phật giáo tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram Temple |
11.15 | Gặp nhân viên của Bệnh viện Công giáo Thánh Louis |
12.00 | Thăm các bệnh nhân và người khuyết tật tại Bệnh viện Công giáo Thánh Louis |
Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần | |
17.00 | Thăm Quốc Vương Maha Vajiralongkorn "Rama X" tại Cung điện Hoàng gia Amphorn |
18.00 | Dâng Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia |
10.00 | Gặp các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và Giáo lý viên tại Giáo xứ thánh Phêrô (St Peter’s Parish) |
11.00 | Gặp các Giám mục của Thái Lan và Liên hội đồng Giám mục Á châu tại Vương Cung Thánh Đường Chân Phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung |
11.50 | Gặp riêng các thành viên Dòng Tên trong hội trường kín của Vương Cung Thánh Đường |
Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần | |
15.20 | Gặp các Nhà lãnh đạo Kitô giáo và các tôn giáo khác tại Trường Đại Học Chulalongkorn |
17.00 | Dâng Thánh lễ cho Giới trẻ trong Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời (the Cathedral of the Assumption) |
9.15 | Nghi thức tạm biệt tại Sân bay Quân sự của Bangkok |
9:30 | Khởi hành đến Tokyo |
17:40 | Đến Sân bay Tokyo-Haneda |
17.40 | Nghi thức đón tiếp tại Sân bay Tokyo-Haneda |
18.30 | Gặp các Giám mục tại Tòa Sứ Thần |
7:00 | Khởi hành đến Nagasaki |
9:20 | Đến Sân bay Nagasaki |
10.15 | Đọc diễn văn về vũ khí hạt nhân tại Công viên Bom Nguyên Tử (the Atomic Bomb Hypocenter Park) |
10.45 | Kính viếng các Thánh Tử Đạo tại Đài Các Thánh Tử Đạo – Đồi Nishizaka |
Ăn trưa tại Tòa Giám Mục | |
14.00 | Dâng lễ tại Sân vận động Bóng Chày |
16:35 | Khởi hành đi Hiroshima |
17:45 | Đến Sân bay Hiroshima |
18.40 | Gặp gỡ vì hòa bình tại Đài Tưởng Niệm Hòa Bình |
20:25 | Khởi hành đi Tokyo |
22:10 | Đến Sân bay Tokyo-Haneda |
10.00 | Gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa - Triple Disaster” tại Hội trường Bellesalle Hanzomon |
Thăm Hoàng đế Naruhito của Nhật Bản tại Hoàng cung | |
11.45 | Gặp Giới Trẻ tại Nhà thờ chính tòa Thánh Maria (the Cathedral of Holy Mary) |
Ăn trưa với Đại Diện Đức Thánh Cha tại Tòa Sứ Thần | |
16.00 | Dâng Thánh Lễ tại Hội Trường Thể Thao Tokyo |
Gặp Thủ Tướng Nhật tại Kantei | |
Gặp Quan chức chính quyền và Ngoại giao đoàn tại Kantei |
07.45 | Dâng thánh lễ riêng với các thành viên Dòng Tên trong Nhà nguyện Kulturzentrum của Đại học Sophia |
Ăn sáng và gặp riêng Học viện Maximum tại Đại học Sophia | |
09.40 | Thăm các linh mục già và đau bệnh tại Đại học Sophia |
10.00 | Thăm Đại học Sophia |
11.20 | Nghi thức tạm biệt tại Sân bay Tokyo-Haneda |
11:35 | Khởi hành đi Roma |
17:15 | Đến Sân bay Fiumicino, Roma |
Theo ước tính, trong số 300 nghìn người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản, có khoảng 30 nghìn người Công giáo. Hòa mình vào Giáo hội Nhật Bản, người Việt háo hức đón chờ ngày diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng cuối tháng 11/2019.
Giáo hội “tại” Nhật
Theo thống kê chính thức, năm 2018 số tín hữu Công giáo Nhật Bản là 440.893, chiến 0,3% dân số. Tuy nhiên, một số giáo phận tại đây có số tín hữu ngoại quốc nhiều hơn số tín hữu Nhật Bản. Vì vậy, số tín hữu Công giáo tại Nhật có thể lên đến hơn 800 nghìn. “Đó là lý do mà thuật ngữ “Giáo hội tại Nhật” (The Church in Japan) được thay thế cho “Giáo hội Nhật” (Japanese Church)”, Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Nhã, S.J – đặc trách giới trẻ Việt Nam tại Nhật cho hay.
Cha Giuse Nhã cũng chia sẻ, việc thay đổi thuật ngữ là bước đi mở đầu trong việc mở cánh cửa còn đang khép của Giáo hội Nhật Bản. Giáo hội Nhật Bản phần nào còn khá chậm trong việc mục vụ di dân. Trong sinh hoạt giáo xứ địa phương, người nước ngoài chưa có nhiều tiếng nói. Phần nhiều các cộng đoàn người nước ngoài sinh hoạt song song với cộng đoàn bản địa chứ chưa hội nhập hoàn toàn. Gần đây, Thánh lễ nhiều ngôn ngữ được cử hành như là một nhịp cầu tương quan giữa người dân Nhật và người dân khác sinh sống tại Nhật.
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản gồm nhiều thành phần khác nhau. Một phần không nhỏ là cô chú thuyền nhân, thực tập sinh hay du học sinh. Trải dài nước Nhật là 90 nhóm giới trẻ Công giáo Việt đang thổi luồng gió mới vào Giáo hội địa phương bị già hóa. Gần đây nhất là Đại hội giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản đầu tháng 5/2018 với chủ đề “Tỏa sáng đức tin” quy tụ hơn 30 nhóm tham gia.
“Từ khi có thông tin đăng ký chính thức về chuyến thăm của ĐTC tới Nhật Bản được đăng tải, tôi nhận được vài trăm tin nhắn gửi đến. Điều này cho thấy sự mong chờ của giáo dân Việt Nam trước cuộc viếng thăm lịch sử này”, cha Giuse Nhã chia sẻ thêm. 50 nghìn ghế trong sân vận động Tokyo sẽ không thể đủ nên ban tổ chức sẽ phải tiến hành quay số chọn ngẫu nhiên. Và sự kiện này cũng không mở rộng cho người sống ngoài nước Nhật. Để đăng ký trên website https://popeinjapan2019.jp/entry/, người dân đều phải cung cấp thông tin địa chỉ đang sinh sống tại Nhật.
Chuyến viếng thăm đánh thức “sự sống”
Đến Nhật Bản là nguyện vọng của ĐTC Phanxicô. Ngài đã tình nguyện xin truyền giáo tại Nhật Bản nhưng không thành do tình trạng sức khỏe. Khi là Giám tỉnh Tỉnh dòng Argentina, ngài đã gửi nhiều tu sĩ đến xứ mặt trời mọc. Cha Giám tỉnh Tỉnh dòng Nhật Bản hiện nay là một trong những học viên được gửi đi 30 năm về trước.
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm chính thức tại thủ đô Tokyo và hội kiến với Nhật Hoàng và Thủ tướng Shinzo Abe. Sau đó, ngài đến Nagaski và Hiroshima nơi gánh chịu 2 quả bom nguyên tử của Mỹ trong thế chiến thứ II. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như một điểm chạm khơi lên ý thức sự sống cho thế giới và Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia dân tộc hùng mạnh tại Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên, xứ hoa anh đào này đang phải đối mặt với ảnh hưởng của thế tục khi tỉ lệ tự tử đang ở mức cao nhất trên thế giới. Nhật Bản cũng là nơi khép cửa trước nhiều vấn đề như di dân và môi trường. “Bảo vệ mọi sự sống” (Protect all life – すべてのいのちを守るため) là bài hát chủ đề của cuộc viếng thăm lịch sử này.
An Duyên
Nguồn: Đài Vatican
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn