Sống mầu nhiệm chết và sống lại

Thứ năm - 11/04/2019 06:13  2109
SỐNG MẦU NHIỆM CHẾT VÀ SỐNG LẠI
Alleluia- Alleluia Chúa đã sống lại thật rồi. Alleluia
*******************************************************************
                 
CHẾT V PHỤC SINH
                 A- CHẾT:
         1 – Nguyên nhân của sự chết:
   - Luật đào thải: sinh, ký, tử, quy.
   - Sinh, lão, bệnh, tử : đó là quy luật sống của một đời người. Bởi vì chế là hệ quả của luật đào thải mà con người trong vũ trụ vật chất này bị chi phối. Bởi thế,chết là số phận chung của mỗi con người trên trái đất này. Mỗi người chúng ta không biết trước mình sẽ chết khi nào, chết cách nào, và chết ở đâu?. Già cũng chết, trẻ cũng chết, người giàu sang rồi cũng đối diện với thần chết, kẻ nghèo hèn rồi cũng xuôi tay, làm ông to, bà lớn, quyền cao chức trọng rồi cũng lần lượt ra đi, kẻ vô danh tiểu tốt trong xã hội rồi cũng trở thành tro bụi. Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về tro bụi. Ôi! Thân phận của con người. Cuộc đời người chúng ta được ví như : bông hoa sớm nở chiều tàn, như gió thổi, như mây nổi, như chiêm bao. Số phận con người that hẩm hiu và đáng thương hại quá. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi suy tư về số phận, kiếp sống ngắn ngủi và phải chết của con người nên ông đã sáng tác những tác phẩm như :Cát bụi, một cõi đi về để nói lên tâm trạng của ông trước sự chết, sự hư vô của con người
                 2- Đứng trước cái chết :
     Khi đứng trước thi hài của người thân hay của ai đó, bạn có suy nghĩ, thái độ và tâm tình thế nào?
     - Có người thì phớt tỉnh, hờ hửng, bâng quơ.
     - Có người cho là tội nghiệp, hay cho là đồ đáng chết. v.v…
     - Đối với người vô thần thì nghĩ chết là hết chẳng còn gì để nói.
     - Đối với người có chút suy tư, triết lý thì nghĩ rằng số phận bọt bèo của con người, nay còn mai mất.
     - Có người suy nghĩ cái chết để lại một ấn tượng, danh thơm tiếng tốt hoặc niềm thương tiếc cho nhiều người khác hay một bài học cho hậu thế noi gương.
     - Đối với người suy tư mang màu sắc tôn giáo thì suy nghĩ con người chết rồi sẽ đi về đâu ? Tại sao con người phải chết ? v.v…
- Theo Mạc khải của Kinh Thánh chết là hậu quả của tội lỗi mà con người gây ra (Kng 3,17-19 )
     - Đối với niềm tin của người Kitô hữu chết không phải là hết,đi vào ngõ cụt, bế tắc. Khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarô chết được sống lại: Ngài phán “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù có chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết.( Ga11, 25 -26). Chính cái chết của Chúa Giêsu đã mang lại sự sống mới và ơn cứu độ cho nhân loại.( Ga 12, 32- 33)
     *- Bạn biết gì về cuộc đời, cái chết và lý tưởng sống của những nhân vật nổi tiếng trên thế giới như: Hai trùm phát xít Hitler và Mousolini- Stalin – Công nương Daniana – Nữ ca sĩ Mary Moroe – Thánh Mahatma Gandhi – Mục sư Martin Luther King – Nhà thơ Hàn Mặc Tử – Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Thánh Maximiliano Kolbe – Mẹ Têrêsa Calcutta – Giuđa Iscariốt – Gioan Tiền hô v.v… - Riêng cái chết của Chúa Giêsu đã được các Ngôn sứ loan báo trước, Ngài sẽ chết và chết cách nào. ( Ga 3, 14 ) ( Mt 16, 21-23 )
     - Trong Cựu ước Tiên tri Isaia ( Is 42 ; 49 ; 50 ;52 ) mô tả người tôi tớ đau khổ, như con chiên hiền lành bị đem đi giết chính là Chúa Giêsu trong Tân ước.
- Đó là cái chết nằm trong chương trình và do ý định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa Cha.
     3 – Mầu nhiệm Thập giá Đức Kitô :
     - Ở đất nước Palestin có ba miền : Galilêa, Samaria, Giuđêa. Thiên Chúa đã chọn mảnh đất này để thực hiện chương trình cứu độ nhân loại của Ngài. Dân tộc sau khi bị lưu đày ở Babylon trở về, sau này vẫn bị thống trị bởi đế quốc Rôma.
- Quan niệm và suy nghĩ về Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế.
     - Vì yêu thương Chúa Giêsu đã dùng Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. ( Ga 3,16 )
     - Quan niệm của người đương thời về Thập giá : là thkhổ hình dành cho người nô lệ
     (Ph 2,8 ) và người có tội (Lc 23, 29 )
     - Đối với Chúa Giêsu Thập giá là cách thế, phương tiện để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, với điều kiện là những ai tin nhận và sống theo lời Ngài dạy ( Ga 3, 14-21 )
     - Sự điên rồ của Thập giá :Thập giá chính là cớ vấp phạm cho người Do thái và sự điên rồ cho người dân ngoại (1Cor 1,17-25 ).
     - Sự ngộ nhận của người Do Thái đương thời và các tông đồ yêu dấu về sứ vụ của Chúa Giêsu. (Mt 16, 21-23)
     -Sự ngộ nhận, lòng ham muốn và sự phản bội của Giuđa Iscariốt( Ga 13, 26-30 )
     - Do Thái giáo là một Tôn giáo tin nhận có Giavê Thiên Chúa ( tin nhận Cựu ước ) nhưng họ không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, đến bây giờ họ vẫn trông đợi một Đấng Cứu Thế khác.
- Chúa Giêsu trong khi rao giảng Ngài mạc khải cho mọi người biết Ngài sẽ sống lại (Mt 16,21)
                    B – PHỤC SINH:
     1- Ngôi mộ trống : là dấu chứng hay là dấu chỉ quan trọng được bốn Thánh sử tường t     thuật lại (Mt 28, 1-8 ) (Mc 16, 1-8) (Lc 24, 1-7) (Ga 20,1-12 )
     2- Hiện ra với các phụ nữ : Hai Thánh sử Matthêu và Gioan tường thuật khá rõ ràng về việc Chúa Giêsu sống lại. (Mt 28, 1-15) (Ga 20, 1-18 )
     3- Hiện ra với các tông đồ : Chúa Giêsu sống lại không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chúc bình an, ban Thánh Thần và sai đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh.( Lc 24,36,43 ) (Ga 20,19 -22 )
     4- Hiện ra với Tông đồ Tôma: con người của thực dụng“ Phúc cho ai không thấy mà tin.”( Ga 20, 24-29 )
     5- Hiện ra với hai môn đệ trên đường Emau. ( Lc 24,13- 33 )
     6- Điểm hẹn và lời căn dặn của Thầy Giêsu Chí Thánh: “ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa. Samaria, và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,18 )
     7- Lời rao giảng và làm chứng của các Tông đồ :
     - Hai Thánh Phêrô và Gioan trước thượng hội đồng. “ Xin hỏi: nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa. Các ông thử xem xem! Phần chúng tôi những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4, 19 -20 )
     - Các Tông đồ trước Thượng hội đồng: Bấy giờ ông Phêrô và các Tông đồ đáp lại rằng:” Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm. Đức Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông đã cho Người chỗi dậy”(Cv5,29-30 )
     8- Nội dung lời rao giảng :
                               -Keryx ( Verb ) : rao, rao bán, đi rao bán.
                               - Keryma (Noun ) : lời rao giảng tiên khởi (đầu tiên) của các Tông đồ.
     - Các Tông đồ rao giảng Đức Giêsu Kitô chết và đã sống lại.
     - Qủa vậy, Đức Kitô chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ. (1Cor 1,17, 23 )
     -Nhân danh Đức Giêsu Nazarét, người mà các ông đã đóng đinh vào thập giá nhưng Thiên Chúa đã cho người sống lại từ cõi chết.(Cv 4,10 )
        -Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, đó là: Đức Giêsu Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh thánh, rồi người được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rối Nhóm Mười hai. Sau đó,Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến.Người hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non(1 Cor 15, 3 -8 )
      - Ngoài việc rao giảng Tin Mừng các Tông đồ còn làm nhiều phép lạ để củng cố lòng tin và số các tín hữu ngày càng gia tăng.(Cv 3,1-10) (5, 12-16 ).
                 - Sự sống lại của Chúa Giêsu là một bảo chứng cho các tín hữu (1Cor 15,1-25), cho tất mọi Kitô hữu và cho những ai tin nhận và sống theo lời Ngài.
     - Cốt tủy Đức tin :
     - Tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô đã chết sau ba ngày Ngài đã sống lại đúng như lời Kinh thánh đã loan báo. ( 1Cor 15, 3-4 ).
     - Chính vì các Tông đồ đã làm chứng, rao giảng Đức Giêsu chết và sống lại nên các Tông đồ đã chịu tử đạo. Xin minh họa:
      - Thánh Phêrô tử đạo ( khoảng năm 64 – 67) dưới thời hoàng đế Nrơ.
     - Thánh Phaolô tử đạo năm 67.
     - Thánh Giacôbê (Tiền) tông đồ con ông Zêbêđê. Theo truyền thuyết Ngài bị dân Do thái ném đá chết vào năm 62 tại Giêrusalem.
     - Thánh Philipphê đem Tin Mừng đến vùng Xitơ, phía Biển Đen. Ngài chịu tử đạo ở Hi-êrapô-lits vùng Tiểu Á.
     - Thánh Tôma: theo truyền thuyết, sau này Thánh Tôma đi truyền giáo bên Ấn Độ và chịu tử đạo ở đây.
     - Thánh Sêphanô tử đạo tiên khởi. v..v…
 - Phụng vụ :
     - Các tín hữu sơ khai sống năm chuyên ( Cv 4,42- 46 )
     - Một chuyên cần Giáo lý,
     - Hai vững chí hiệp thông,
     - Ba bền lòng Phụng vụ,
     - Bốn vui thú nguyện cầu,
     - Năm cùng nhau làm chứng.
     - Mỗi khi tham dự Lễ Bẻ bánh là các tín hữu sơ khai và cộng đoàn thờ phượng chúng ta ngày nay, tuyên xưng Mầu nhiệm Chết và Sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
     - Tam nhật Vượt Qua là cao điểm và quan trọng nhất trong năm phụng vụ
     - Mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ là cộng đoàn thờ phượng tưởng niệm lại Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại cao điểm của phụng vụ.
     - Thánh lễ :
- Thánh lễ vừa là một bữa ăn vừa là một hiến tế.Về tính chất bữa ăn thì rất dễ thấy. Bánh, rượu ta dâng trong Thánh lễ là lương thực chính của một phần lớn nhân loại. Lương thực đó sẽ trở thành Mình Máu Đức Giêsu. Trong Thánh lễ, bữa ăn của Đức Giêsu với các Tông đồ còn được nhắc lại nhờ nhiều vật dụng ( chén thánh, dĩa thánh, bàn thánh, khăn thánh…) và nhờ nhiều cử chỉ ( bẻ bánh, ăn uống, rửa tay…). Trái lại tính chất hiến tế của Thánh lễ thì không hiển nhiên, nhìn ben ngoài khó nhận thấy. Tuy nhiên lại là mặt quan trọng hơn vì có hiến tế thì Thánh lễ mới trở thành tiệc thánh. Lời lập Thánh Thể được ghi lại trong Tin mừng nhất lãm và thư của Thánh Phaolô quả quyết: Chén Máu do Đức Giêsu truyền phép và trao cho các Tông đồ trong Tiệc ly là“ Máu của Giao ước mới”(Mt 22, 20; 1Cor11, 25), được đổ ra cho muôn người để tha tội. (Mt 26, 28; Mc14, 24)
     - Giao ước này được thực hiện bí nhiệm trong Tiệc ly và một cách hữu hình trên Thập giá. Ngày nay trong Thánh lễ cũng chính Giao ước đó được tái diễn cách bí nhiệm khi Giáo hội cử hành Thánh Thể để tưởng niệm Đức Giêsu theo lệnh truyền của chính Ngài (Lc 22,19 ; 1Cor11,25) - Sách (Xh 24,8) Môisen nói với dân chúng” Này là Máu của Giao ước đã ký kết với các ngươi thể theo lời ấy”. Trong (Lc 22, 20). Đức Giêsu bảo các môn đệ:” Chén này là Giao ước mới trong Máu Ta, phải đổ vì các ngươi”.Như vậy cả hai trường hợp cùng là Giao ước, mặc dầu hiệu lực có khác nhau.
     -Thánh lễ là một tưởng niệm. Trong Thánh lễ, Giáo hội tưởng nhớ cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Giêsu… và sẽ tưởng nhớ mãi cho tới ngày Chúa Quang lâm :“ Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, chúng con tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Phụng vụ Thánh Thể, sau khi Linh mục Truyền phép Bánh, Rượu trở thành Thịt và Máu Chúa Giêsu, liền sau đó dâng cao Linh mục long trọng đọc:” Đây là Mầu nhiệm Đức Tin “.Cộng đoàn đáp “ Con tuyên xưng Chúa đã chết đi và sống lại cho đến khi Chúa lại đến.“
     - Vậy Thánh lễ là hiện tại hóa lại hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá, kỷ niệm , tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.
     - Cử hành lại cuộc Giao ước với nhân loại qua dấu chỉ Máu Chúa Giêsu.
     - Trong Mùa Phục sinh các bài đọc 1 đều phải đọc Sách Công vụ Tông đồ. ( trừ Thánh lễ ngoại lịch ).
     - Lời nguyện : Lạy Chúa Giêsu Phục sinh Ngài đã sống lại, xin cho mỗi người chúng con luôn sống tâm tình Phục sinh để chúng con cũng được sống lại với Chúa trong ngày sau hết. Amen.

 
                                                  Tuần Thánh & Mùa Phục Sinh – Năm 2019
                                                  Biên soạn : JB Nguyễn Ánh Gx Vĩnh Phước

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập119
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay22,560
  • Tháng hiện tại677,074
  • Tổng lượt truy cập52,846,022

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây