Bài 3: Số chương, số câu, dấu câu & các tiêu đề trong các bản dịch Kinh Thánh

Thứ năm - 11/01/2024 06:25  1496

Tìm hiểu cơ bản về Kinh Thánh 
Bài 3: Số chương, số câu, dấu câu & các tiêu đề trong các bản dịch Kinh Thánh

24/04/2023

TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ KINH THÁNH

Biên soạn: Lm. Gc. Nguyễn Xuân Lành (TGP Huế)

BÀI 3

SỐ CHƯƠNG, SỐ CÂU, DẤU CÂU & CÁC TIÊU ĐỀ

TRONG CÁC BẢN DỊCH KINH THÁNH

Khi cầm và mở bộ Kinh Thánh của bất cứ ngôn ngữ hiện đại nào: Anh, Pháp, Ý, Việt…, chúng ta đều gặp thấy trong mỗi cuốn sách đều có đánh số chương, số câu, dấu câu và những tiêu đề của mỗi đoạn. Chúng được trình bày rất khoa học và giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm. Vậy số chương, số câu, dấu câu, và các tiêu đề mỗi đoạn này có phải xuất hiện từ khi nào? Có phải đã xuất hiện từ đầu trong các thủ bản Kinh Thánh không?

Nguyên thủy, Kinh Thánh (đa số sách của Cựu ước được viết bằng tiếng Hipri và tất cả sách trong Tân ước được viết bằng tiếng Hy Lạp) được biên soạn, sao chép, và lưu trữ như một khối chữ viết dày đặc mà không có phân đoạn, không có số chương, số câu. Thậm chí các chữ này với từ kia trong bản Kinh Thánh nguyên thủy được viết sát liền nhau mà không có một khoảng cách, không có các dấu câu.

1./ Nguồn gốc số chương và số câu trong bộ Kinh Thánh ngày nay

Khoảng năm 1226, Étienne Langton – Tổng Giám mục Canterbury và cũng là Đại chưởng ấn của Đại học Paris – đã phân chia mỗi cuốn sách của Kinh Thánh thành những chương và đặt số thứ tự cho các chương như chúng ta có bây giờ. Năm 1541, Santes Pagnino[1] đã phân chia bản văn Cựu ước thành những câu có đánh số. Về sau, vào năm 1551, Robert Estienne đã phân chia mỗi chương của Tân ước thành nhiều câu và đã đặt số thứ tự cho các câu khi đi xe ngựa từ Paris về Lyon. Kể từ đó, tất cả các ấn phẩm Kinh Thánh ra đời đều có đánh số thứ tự chương và câu.

Như thế, bộ Kinh Thánh bao gồm nhiều cuốn sách; mỗi cuốn sách bao gồm nhiều chương[2]; mỗi chương bao gồm nhiều câu. Tất cả các chương và câu đều được đánh số thứ tự 1, 2, 3…

2./ Cách ghi số chương và câu trong quy chiếu Kinh Thánh

– Vị trí số chương và câu: Sau ký tự viết tắt sách Kinh Thánh là số chương. Sau số chương là số câu. Chương và câu cách nhau bằng dấu phẩy.

Ví dụ: Mt 5,1: Tin mừng theo thánh Matthêu chương 5 câu 1.

– Để biểu thị nhiều câu liền nhau trong một chương, người ta ghi 2 số câu đầu và câu cuối, cách nhau bằng dấu ngang ngắn (-).

Ví dụ: Mt 5,1-8: Tin mừng theo thánh Matthêu chương 5 từ câu 1 đến câu 8.

– Để biểu thị câu này  câu khác, người ta đặt dấu chấm giữa 2 số câu.

Ví dụ: Mt 5,1.3: Tin mừng theo thánh Matthêu chương 5 câu 1  câu 3.

– Để biểu thị một đoạn dài từ chương này sang chương khác, người ta thường để dấu ngang dài giữa hai số chương.

Ví dụ: Mt 5 – 7: Tin mừng theo thánh Matthêu từ chương 5 đến chương 7 .

– Để biểu thị 2 chương khác nhau, người ta để dấu chấm phẩy ở giữa hai số chương.

Ví dụ: Mt 5 ; 7: Tin mừng theo thánh Matthêu chương 5  chương 7.

Với chữ viết tắt cho tên sách và với quy ước ghi số chương và số câu, chúng ta dễ dàng tìm đúng và đọc đúng sách, chương và câu Kinh Thánh cần đọc. Đó là quy ước viết số chương và số câu trong quy chiếu Kinh Thánh được áp dụng phổ thông hiện nay tại Việt Nam.

Một số nơi khác trên thế giới có quy ước khác để viết chương câu Kinh Thánh. Cụ thể ở Hoa Kỳ, để phân biệt giữa chương và câu, người ta dùng dấu hai chấm thay vì dấu phẩy: Gen 25:7: đọc là Sáng thế chương 25, câu 7.

3./ Các tiêu đề của mỗi đoạn trong Kinh Thánh

Các tiêu đề của mỗi đoạn trong mỗi chương vốn được các bản dịch Kinh Thánh đưa vào để giúp độc giả dễ dàng nắm bắt ý nghĩa. Các tiêu đề này có thể có sự khác biệt giữa các bản dịch Kinh Thánh hiện nay. Cần lưu ý rằng chúng không có trong bản văn gốc Kinh Thánh và chỉ mang dấu ấn về quyền tự do diễn giải của các ấn bản dịch thuật về sau này mà thôi. Ví dụ, tiêu đề cho dụ ngôn Lc 15,11-32: “Đứa con hoang đàng”, hay “Người cha nhân hậu”, hay …

4./ Dấu câu trong Kinh Thánh

Việc sử dụng dấu câu được phổ biến đáng chú ý với thủ bản Vulgata[3] (tk IV). Kể từ đó, các dấu câu theo sự biến thiên của lịch sử đã thay đổi ít nhiều. Việc in ấn vào thời Trung cổ thúc đẩy và làm chuẩn hóa các hình thức và cách sử dụng các dấu câu của Kinh Thánh.

Thật thích đáng việc thiết lập các dấu câu để giúp hiểu và có thể gợi lên ý nghĩa của bản văn cho người đọc. Công việc này tùy thuộc vào khả năng và sự chọn lựa riêng của các học giả. Trong một số trường hợp, việc thay đổi dấu câu tạo nên sự khác biệt ý nghĩa của bản văn.

Ví dụ 1: Mc 1,3; Cf. Is 40,3

φωνὴ βοῶντος ἐν τῇ ἐρήμῳ ετοιμάσατε τὴν ὁδὸν κυρίου εὐθείας ποιεῖτε τὰς τρίβους αὐτοῦ

Có tiếng người hô lên trong sa mạc: Hãy dọn đường Chúa, hãy làm cho thẳng các lối đi của Người.

Có tiếng người hô lên: Trong sa mạc, hãy dọn đường Chúa; Hãy làm cho thẳng các lối đi của Người.

Ví dụ 2: Rm 9,5:

ὧν οἱ πατέρες καὶ ἐξ ὁ Χριστὸς τὸ κατὰ σάρκα ὁ ἐπὶ πάντων Θεὸς εὐλογητὸς εἰς τοὺς αἰῶνας ἀμήν.

Chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ.

Người là Thiên ChúaĐấng vượt trên mọi sự.

Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen. (GKPV)[4]

Họ là con cháu các tổ phụ, và từ họ, Đấng Kitô được sinh ra theo phần xác.

Người là Đấng vượt trên mọi sự,

là Thiên Chúa được chúc tụng đến muôn đời. Amen. (UBKT – UBPT)[5]

Khi gặp những khác biệt tương tự như thế, chúng ta dựa vào bản văn Kinh Thánh La Tinh (Neovulgata) làm chuẩn cho việc đọc hiểu trong Phụng vụ của Giáo hội.

Việc số chương, số câu, dấu câu và tiêu đề xuất hiện trong các bản dịch Kinh Thánh là công cụ thực tế và khoa học giúp người đọc dễ dàng định vị, quy chiếu các câu từ và đoạn Kinh Thánh, đồng thời mau chóng nắm bắt ý nghĩa của bản văn Kinh Thánh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc phân chia, đặc biệt đặt tiêu đề cho mỗi đoạn là công việc đã được các dịch giả và nhà xuất bản Kinh Thánh định hướng ý nghĩa của bản văn cho độc giả. Các tiêu đề có một giá trị nhất định vì các dịch giả là những chuyên gia về cuốn sách mà họ chuyển ngữ, nhưng cần biết rằng chúng không được linh hứng (thuộc Kinh Thánh), mà chỉ mang giá trị biểu thị.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

[1] Santes Pagnino là người Do Thái trở lại và trở thành tu sĩ Dòng Đaminh.

[2] Ngoại trừ sách Ôvađiathư Philêmon2 & 3 thư Gioan và thư Giuđa là những sách chỉ có 1 chương duy nhất.

[3] Bản dịch Kinh thánh sang tiếng Latinh của Thánh Giêrônimô.

[4] Một minh họa trong tiếng Pháp:

« Eux dont est issu le Christ selon la chair. 
                 Celui qui est Dieu au dessus de tout 
                est béni éternellement. »

[5] Một minh họa trong tiếng Pháp:

« Eux dont est issu le Christ selon la chair, 
                 lui qui est au dessus de tout, 
                Dieu béni éternellement. »

=> Xin nhấn vào đây để tải file dạng Word

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay28,569
  • Tháng hiện tại585,248
  • Tổng lượt truy cập50,997,855

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây