Cho đến nay, chỉ có các tập chỉ nam do chính các thỉnh nguyện viên phong thánh soạn thảo, với sự cộng tác của một số chức sắc của Bộ Phong thánh và nay lần đầu tiên có bản qui luật chính thức, đã được đệ trình Đức Thánh cha và ngài cho phép Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Phong thánh ban hành.
Có hai điểm mới nhất về các vị thỉnh nguyện viên đó là: mỗi thỉnh nguyện không được đảm trách quá 30 án phong; tiếp đến các hồng y, giám mục, viên chức của Bộ Phong thánh cũng như các cố vấn thần học, và cố vấn sử học, các bác sĩ của Bộ không thể được bổ nhiệm làm thỉnh nguyện viên án phong thánh.
Qui luật cũng xác định thỉnh nguyện viên án phong là người thay mặt chủ án, tức là các giáo phận, các dòng tu, đứng ra theo dõi và xúc tiến án phong. Qui luật cũng nói về vai trò của thỉnh nguyện viên trong giai đoạn ở giáo phận, sau đó trong giai đoạn Roma nơi Bộ Phong thánh. Qui luật cũng xác định vai trò của vị này trong các án xin phong chân phước, hiển thánh, hoặc xin phong tước hiệu “Tiến sĩ Hội thánh”.
Sau cùng, bản qui luật kết thúc với những nhận xét về vai trò của vị thỉnh nguyện viên phong thánh đối với các thánh tích và di hài của các vị chân phước và hiển thánh.
Hiện nay, tại Bộ Phong thánh có hơn 2.000 án phong chân phước và hiển thánh đang được cứu xét.
(Vatican News 14-10-2021)
G. Trần Đức Anh, O.P.
Nguồn: vietnamese.rvasia.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn