Suy niệm Lời Chúa, Chúa Nhật II Phục Sinh “Lòng Thương Xót Chúa” - Lm Gioan Phan Tiến Dũng

Thứ sáu - 09/04/2021 04:18  896
Suy niệm Lời Chúa, Chúa Nhật II Phục Sinh “Lòng Thương Xót Chúa”
dKhi nghe hay được nhắc đến “Lòng Thương Xót Chúa”, ACE có những cảm nhận, tâm tình và suy nghĩ như thế nào? Qua kinh nghiệm sống, cách ứng xử và lời tuyên xưng của Tôma trước ơn Chúa, làm tôi suy nghĩ và nghiệm lại với bản thân mình, vì sau khi phục vụ tại Tòa Giám Mục với sứ vụ là người Quản lý, cho nên khi được sai về phục vụ tại Gx. Tấn Tài, thú thật thưa ACE, tôi không biết phải phục vụ như thế nào, tôi rất lo lắng và ngay cả Đức Cha, Ngài cũng băn khoăn lo lắng cho tôi. Trong hoàn cảnh đó, tôi đã chọn đến với Lòng Thương Xót Chúa mỗi chiều vào lúc 3 giờ cùng với ACE tín hữu, để tôi đã phó dâng tất cả cho Ngài với lòng tín thác. Thật vậy, giờ đây cảm nghiệm lại, tôi chỉ biết dâng lời cảm tạ tri ân, dẫu rằng bản thân, còn biết bao nhiêu giới hạn, yếu đuối, nhưng Chúa vẫn luôn thương, ban ơn che chở và hướng dẫn tôi trong sứ vụ này, dù phải làm gì với những công việc mà tôi chẳng có một chút chuyên môn nào. Còn với ACE, Lòng Thương Xót Chúa đã làm gì cho mình? Hay ACE có muốn chọn Lòng Thương Xót Chúa để tin tưởng phó thác cho Ngài cuộc sống, sứ vụ của mình và gia đình?
Tôma trong Tin mừng, hơn bất cứ ai khác, đã cảm nhận được Lòng Thương Xót của Chúa Phục Sinh, vì chính tình thương Chúa đã tạo cho ông cơ hội để được đón nhận ơn thánh bình an và sự biến đổi của đức tin. Xét trên bình diện con người, những gì mà Tôma nghi ngờ, chất vấn với các môn đệ khác về Chúa Giêsu là điều hiển nhiên, dễ hiểu: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Vì làm sao có thể tin và chấp nhận, với một người đã chết mà nay sống lại, đã chết rồi làm sao có thể hiện ra mà có xương có thịt như con người bình thường được. Thật vậy, với cách ứng xử của Tôma, đây là một con người có lý trí, suy xét-phán đoán, chứ không cuồng tín. Cách phản ứng này cũng cho chúng ta thấy những giới hạn của con người chưa có ơn đức tin vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa và con người chưa có sự bình an và ơn thánh của Chúa Phục Sinh ban cho.
Thế nhưng, khi Đấng Phục Sinh hiện diện cùng với ơn thánh bình an của Ngài, Chúa đã cảm hóa và biến đổi con người thật của Tôma khi mời gọi: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Thật đây chính là lúc mà Lòng Thương Xót Chúa được biểu hiện. Vì đáng lẽ ra, nếu xét trên bình diện con người, đối với một người khó tin như Tôma, thì khi Chúa Phục sinh hiện diện, Ngài sẽ quở trách, loại Tôma ra khỏi nhóm môn đệ hay không trao ban ơn cho ông nữa. Nhưng với ơn thánh Chúa ban, qua lời tuyên xưng của Tôma, cho thấy giờ đây ông đã hoàn toàn bị thuyết phục và được trở nên một con người có đức tin chân thật. “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”. Đức tin chân thật của Tôma có được là do sau khi đón nhận ơn thánh yêu thương, bình an của Chúa Phục Sinh; đây cũng chính là nền tảng đức tin vững chắc cho những ai luôn cậy trông vào Chúa Giêsu, là Thiên Chúa thật.
Chúng ta không được nhìn thấy Chúa Phục Sinh, không được sờ-chạm đến Ngài bằng xương bằng thịt như Tôma, nhưng qua ơn thánh Chúa, qua Lời Hằng Sống, qua Thánh Thể, chúng ta được đón nhận và rước lấy chính Đức Kitô Giêsu cùng với biết bao ơn thánh bình an, tha thứ của Ngài. Chúng ta cũng được Chúa mời gọi: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Vậy, thưa ACE, trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, thử thách, chúng ta đã sống, thể hiện, biểu lộ và tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa Phục sinh như thế nào?
Những tín hữu đầu tiên, qua lời rao giảng và làm chứng của các Tông đồ về Đức Kitô Phục Sinh, họ đã chấp nhận, tin và làm theo lời dạy của các Tông đồ. Với ơn Chúa và lòng tin vững mạnh, họ cũng đã được Lòng Thương Xót Chúa cảm hóa, biến đổi hoàn toàn. Từ những con người xa lạ, họ đã đồng tâm nhất trí với nhau, mọi người đều coi nhau như là anh chị em, quan tâm chăm sóc yêu thương nhau, mọi của cải đều được coi là của chung và không ai phải túng thiếu. Thật vậy, nhờ ơn thánh Chúa, nhờ vào lòng tin được tuyên xưng và biểu lộ mà tất cả cộng đoàn đã được biến đổi.
Thánh GH. Gioan Phaolô II đã sống chứng tá, nêu gương, cổ võ và mời gọi chúng ta: “Hãy sống, cảm nghiệm và làm chứng cho sứ điệp tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa”. Giờ đây bên Chúa, xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng con, để với ơn Chúa Phục Sinh, với lòng tín thác tuyệt đối vào Chúa, chúng con cũng biết sống yêu thương, vị tha với tất cả anh chị em mình. Amen.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay15,189
  • Tháng hiện tại360,197
  • Tổng lượt truy cập55,097,877

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây