Lược sử Giáo Xứ Hà Dừa

Thứ bảy - 28/08/2021 22:38  672
GIÁO XỨ HÀ DỪA 

          Giáo xứ:  Hà Dừa
          Địa chỉ: Thôn Trường Thạnh Xã Diên Thạnh Huyện Diên Khánh Tỉnh Khánh Hoà
          Số điện thoại: 058-385-0062
          Ngày thành lập:1720
          Thánh bổn mạng: Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giê su  kính ngày Thứ 6 sau Chúa                       Nhật  kính Mình và Máu Thánh Chúa
          Số giáo dân: 2300 giáo dân/665 hộ(?)
          Giờ lễ:     Chiều thứ 7: 18h30.  Chúa nhật: Lễ  nhất : 5h00. Lễ nhì: 7h30
                          Ngày trong tuần:  Sáng :4h30.  Chiều thứ 2: 18h00
         
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
          Ðông giáp Giáo xứ Thánh Gia (Vĩnh Trung). Tây giáp Giáo xứ Đồng Dài (Xã Diên Lâm). Nam giáp Giáo xứ Cư Thịnh (Cầu Lùng) và Giáo xứ Ðồng Hộ (Cầu Ông Ðường). Bắc giáp Giáo xứ Đại Điền, Cây Vông (Sông Cái)
          Gồm các Xã: Thị trấn Diên Khánh, Xã Diên Toàn, Xã Diên Thạnh, Xã Diên Lạc, Xã Diên Bình, Xã Diên Hoà, Xã Diên Phước, Diên An, Diên Lộc
II. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (từ khi mới qui tụ, thành lập, những mốc quan trọng, xin ghi rõ các giai đoạn (nếu có sửa chữa) Cha nào phụ trách sửa…)
 
  1. Xây dựng nhà thờ
          Theo tài liệu " Histore de la mission de cochinchine (1958-1823) thì Giáo xứ Hà Dừa có trước năm 1740 vì ở trang 131 ghi như sau: Visitatio Ecclesiae in Pago HA DUA (21.09.1740) Hace Ecclesia crecta fuit Abraham III Ð Go me Labbé MARINO, Episcopo Tipolitans subtitnlo s. Josephi.
          Có dịp đến Diên Khánh, sau khi đi qua khỏi Tây Môn thành Khánh Hoà (một di tích lịch sử do Tướng Võ Tánh xây dựng cách đây hơn thế kỷ để chống Tây Sơn, sau này là cơ sở đầu não tỉnh Khánh Hoà của Nam Triều), rồi theo tỉnh lộ 4, lần về hướng Tây khoảng trên 100m, du khách sẽ gặp một ngôi thánh đường đồ sộ, nguy nga; tháp chuông cao ngất và tường xây chung quanh, đó là thánh đường giáo xứ Hà Dừa. Hà Dừa, không hiểu danh từ này có tự bao giờ và trong bối cảnh lịch sử ra sao, nhưng theo truyền thuyết thì xưa kia hai bờ sông mọc toàn loại dừa nước nên mới có tên Hà Dừa, tức là xứ có nhiều dừa hay là sông dừa (Hà là sông, dừa là cây dừa).
          Giáo xứ Hà Dừa là một trong những giáo xứ có lâu đời tại Khánh Hoà, hầu hết giáo dân không là dân nguyên quán mà có lẽ từ những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, được qui tụ bởi phong trào Nam tiến thời Chúa Nguyễn .
          Hà Dừa xưa có chung thánh đường với giáo xứ Cây Vông ở Hà Gai (thuộc Xã Diên Lâm hiện nay) một vài di tích vẫn còn trong vùng đất ông Lập, nội tổ ông Nguyễn Bàn, sau bị đốt phá mới di chuyển về khuân viên hiện nay thuộc làng Trường Thạnh.
          Thánh đường đầu tiên được thành lập trên khuôn viên hiện tại, nhưng chắc chắn là có trước khi Võ Tánh xây thành Khánh Hoà và đến năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á Ðông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp, có hai cửa ngõ lầu giống cửa thành. Còn thánh đường hiện thấy được xây dựng bằng hai thời kỳ; đầu tiên năm 1893 do Cố Ngoan (Saulcoy), Ngài vận động giáo dân đốn gỗ, phái ông chức Tích đi Làng Sông và Kim Châu lấy kiểu chạm trổ, Cha Nhuận vẽ sơ đồ; năm 1917, Cố Quới (Salomez) mới xây tháp chuông, đóng trần nhà thờ, làm nhà xứ.
          Trong thời gian Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho làm chánh xứ, ngài đã sửa sang lại cung thánh, thay trần bằng gỗ, làm thêm gác đàn cho ca đoàn, lót gạch men nền nhà thờ. Sau khi Linh Mục Phêrô Nho đi, Linh Mục Phê rô Phạm Ngọc Lê đã tiếp tục sơn sửa lại tường nhà thờ và ghế quỳ trong nhà thờ. Năm 2005, do nhu cầu giáo dân tăng, Linh Mục Tađêô Lê Văn Thanh tăng cường thêm ghế đá 2 bên hành lang nhà thờ. Năm 2010, Linh Mục FX Trịnh Hữu Hưởng đã thay mới ngói nhà thờ,  nối dài và tân  trang cung thánh, sửa lại phòng thánh, dỡ bỏ gác đàn cho hợp với kiến trúc của nhà thờ khi xưa.
  1. Các công trình khác
  • Năm 1924 Cố Nghiêm (Guéno) đến, Ngài xây dựng nhiều, nào nhà trường, nhà lẫm, nhà xe, nhà bếp, mở rộng thánh đường, xây thành, sửa nhà xứ
  • Năm 1943 Linh mục Nguyễn Đình Hiến lợp lại mái nhà thờ, nhà xứ, đóng ghế, làm nền nhà thờ, đóng bàn thờ gỗ, xây dựng hang đá Ðức mẹ, dựng Thánh giá
  • Năm 1964, Cố Vị(P. Jeanningros) nới rộng phòng thánh, lợp lại mái nhà xứ, xây nhà ở cho các nữ tu, thiết kế hệ thống ánh sáng bằng máy phát điện
  • Năm 1985, Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho xây mới nhà xứ.
  • Năm 1999, Linh Mục Phêrô Phạm Ngọc Lê xây nhà sinh hoạt.
  • Năm (*) Linh Mục FX Trịnh Hữu Hưởng xây lại Đài Đức Mẹ, Đài Thánh Tâm Chúa Giêsu, mở rộng cung thánh, dở bỏ gác đàn, thay lại bàn ghế trong nhà thờ, xây công viên Phục Sinh, sửa lại những cơ sở vật chất cũ như nhà kho, nhà sinh hoạt, phòng giáo lý, nghĩa trang…
  1. Trong những bàn tay xây dựng nên giáo xứ Hà Dừa, nếu chỉ đề cập đến hàng giáo sĩ mà thôi là điều thiếu sót. Chúng tôi muốn giới thiệu nơi đây "cộng đồng giáo dân", trong đó có hàng chức việc, thành phần đã say sưa, tận tụy hy sinh suốt đời mình hay ít nhất cũng năm ba mươi năm. Chúng tôi xin đan cử những vị xuất sắc như:
          Quý Ông trùm: Trùm Phụng (thân phụ linh mục Phan), trùm Khuyên, trùm Xuân,   trùm Học, trùm Tích và trùm Ðính. 
          Quý Ông câu: câu Chiêu (thân phụ linh mục Miễn), câu Toại, câu Hường, câu           Vịnh, câu Ðậu (thân phụ linh mục Tường, linh mục Thì), câu Nuôi (thân phụ linh   mục Quá), câu Huề, câu Thâm. 
          Quý Ông: Cai Ích, Cai Tim, Giáp Liềm và bà trùm Thứ.

          Những vị trên đều đã an nghỉ trong Chúa.
          Sau năm 1968, những ông trùm, câu… được thay thế bằng danh xưng mới, đứng đầu           là ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ: ông Phêrô Nguyễn Hứa, ông Ba Thâm, ông Chín           Lào, ông Giu se Nguyễn Phúc Hương, ông Raphael Nguyễn Chí Nhân, ông Gioakim            Huỳnh Công Tác.
III. CÁC LINH MỤC  PHỤ TRÁCH GIÁO XỨ (cha sở/cha phó)TỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐẾN NAY
  1. Linh mục chánh xứ tiên khởi: cha Hy.
  2. Linh mục Vận.
  3. Cố Bửu thay linh mục Vận năm1870.
  4. Cố Bình (Laurent)  năm 1876.
  5. Cố Đoài(Auger) năm 1878.
  6. Cố Định(Gagnaire) năm 1889.
  7. Cố Minh(Garnier) năm 1893.
  8. Cố Ngọc(Tissier) năm 1893- 1897.
  9. Cố Ngoan(Saulcoy) năm 1897- 1899.
  10. Linh mục Nho năm 1989.
  11. Cố Bình(Laurent) năm 1905 đáo nhậm chánh xứ nhưng ngài thường ở Bình Cang nên có linh mục Hương làm phó.
  12. Cố Quới(Salomez) trông nom cả Cây Vông và Đại Điền, năm 1910.
  13. Cố Nghiêm(Guéno) năm 1924.
  14. Linh mục Đoàn năm 1932.
  15. Linh mục Bính năm 1936.
  16. Linh mục Hiến năm 1943.
  17. Cố Thơm, linh mục Nghĩa lần lượt đến nhưng các ngài chỉ ở 7-8 tháng, năm 1957(chia giáo phận).
  18. Linh mục Hồ Ngọc Hạnh năm 1957- 1964.
  19. Cố Vị(P. Jeanningros) năm 1964- 1973.
  20. Linh mục Phêrô Nguyễn quang Sách: từ 1973 đến 01.06.1979.
  21. Linh mục Phêrô Nguyễn văn Nho: từ 01.06.1979 đến 13.11.1993 .
  22. Linh mục FX Nguyễn Chí Cần phó xứ năm 1979.
  23. Linh mục Phêrô Phạm ngọc Lê: từ 13.11.1993 - đến 8.2002 .
  24. Linh mục FX Nguyễn Chí Cần từ 25.8.2002 đến 01.06.2003.
  25. Linh mục Tađêô Lê Văn Thanh: từ 10.2002 đến năm 2007.
  26. Linh mục FX Trịnh Hữu Hưởng: từ 21.10.2007 đến nay.

IV. CÁC ĐOÀN THỂ TRONG GIÁO XỨ (thời gian thành lập, một số sinh hoạt chính, số hội viên…)
  1. Thành lập
          _Thời Linh mục Hiến:  Hội Thánh Thể (1944), Nghĩa Binh Thánh Thể (1946), Legio Marie (1955), Dòng Ba Phanxicô và Hội Trợ Táng (1956).
          _ Thời Cố Vị(1964): Hùng tâm dũng chí, phong trào công lý hoà bình, Cursillos, hội Bảo trợ tu sĩ
          _ Thời cha Thanh: Hội các bà mẹ Công Giáo(2007)
          Hiện tại giáo xứ còn những hộ đoàn sau: Hội Thánh Thể, Hội Legio, Hội Junior, Hội Phan Sinh tại thế, Hội giới trẻ Phan Sinh, Ban thanh niên, Hội các bà mẹ Công Giáo.
  1. Số hội viên và sinh hoạt chính hiện nay
  1. Hội Thánh Thể
    _ Số hội viên: 50
_ Sinh hoạt chính: đọc kinh, cầu nguyện, Chầu Thánh Thể vào 12h trưa hằng ngày.
  1. Hội Legio
          _ Số hội viên: 40
          _ Sinh hoạt chính: hoạt động Tông Đồ.
  1. Hội Phan Sinh tại thế
_ Số hội viên: 25
_ Sinh hoạt chính: cầu nguyện và sống khó nghèo theo gương thánh Phanxico
  1. Hội giới trẻ Phan Sinh
_ Số hội viên:18
_ Sinh hoạt chính:
  1. Hội các bà mẹ Công Giáo
          _Số hội viên: 54
          _Sinh hoạt chính: cầu nguyện theo gương Thánh Mônica.
  1. Ban Thanh niên
_Số hội viên: 38
_Sinh hoạt chính: giữ trật tự, an ninh trong và ngoài nhà thờ khi có thánh lễ.
  1. Ca đoàn(gồm 3 ca đoàn)
          _ Số ca viên: 90
          _ Sinh hoạt chính: hát lễ chiều thứ 7 và 2 lễ nhất nhì sáng Chúa nhật hàng tuần.

V. HOA QUẢ ƠN GỌI TRONG GIÁO XỨ (linh mục, tu sĩ nam nữ thuộc dòng…, chủng sinh, dự tu…)
  1. Linh mục: Linh mục Nhuận,  Linh mục Cẩm(1912),   Linh mục Miễn(1903),   Linh mục Phan,  Linh mục Thìn,   Linh mục Huy,  Linh mục Chọn,  Linh mục Tường, Linh mục Thì,  Linh mục Quá(1925), Linh mục Lễ(1935), Linh mục Giuse Nguyễn Trung Hiếu(1937), Linh mục J.b. Ðoàn sỹ Thục, Linh mục F.x Nguyễn Chí Cần(1976), Linh mục Giuse Nguyễn văn Thi(1998), Linh mục Phêrô Nguyễn Trung Hòa(2003), Linh Mục Phêrô Nguyễn Ngọc Linh(2006), Linh mục J.B Trần Quốc Phong(), Linh mục FX Phan Đức Quốc Khải(), Linh mục Giu se Chuyển().
  2. Tu sĩ:
_8 nữ tu dòng khiết tâm Ðức Mẹ
_4 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
_1 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Tân Lập
_ 2 nữ tu  dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
_ 1 nữ tu dòng Phaolô
_ 1 nữ tu dòng Đaminh
          ­_ 2 nữ tu dòng Cạnh Nương Long Chúa Giêsu
          ­_ 4 Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn
          _ 1 nữ tu dòng Franciscaine 
          _1 nam tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế
          _ 1 nam tu sĩ dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ
  1. Chủng sinh giáo phận: 3
  2. Đệ tử: 3 (1 dòng Đức Ba Truyền Giáo, 2 Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ)
  3. Dự tu  12 (nam: 8, nữ: 4)
VI. NHỮNG SINH HOẠT GIÁO XỨ (sinh hoạt tôn giáo, và sinh hoạt xã hội nếu có)
1. Sinh hoạt giáo xứ
a) Giáo lý
          Các lớp giáo lý phổ thông khai giảng vào tháng 09 và bế giảng vào tháng 06 hằng năm, gồm 13 lớp( từ Đồng cỏ non 2 đến Vào đời 3).
          Giáo lý Tân tòng chia làm hai khoá mỗi khoá 5 tháng.
          Giáo lý hôn nhân: hai năm một khoá kéo dài 10 tháng dành cho các em đã học xong vào đời III và các em trên 18 tuổi chưa lập gia đình.
b) Các hội đoàn phần lớn họp nhau vào các giờ vào ngày thứ 7 và Chúa Nhật hàng tuần.
2. Sinh hoạt xã hội (?)
          Giáo xứ giúp cho 81 hộ nghèo(cả lương giáo): 10kg/hộ mỗi tháng. Có quỹ an táng cho người nghèo: 2 triệu/người
VII. NHỮNG CƠ SỞ TRONG GIÁO XỨ
  1. Nhà xứ
  2. Trường mẫu giáo mầm non tư thục do quý soeur cộng đoàn Thánh Tâm phụ trách
  3. Nhà sinh hoạt, nhà hội dùng để sinh hoạt giáo lý và các hội đoàn
VII. HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI
          Giáo xứ Hà Dừa là giáo xứ kì cựu đã có mặt gần 300 năm. Qua dòng thời gian, giáo xứ có rất nhiều đổi mới về vật chất cũng như tinh thần nhờ bàn tay của các vị chủ chăn, quí Hội Đồng Giáo Xứ và mỗi người giáo dân qua sự quan phòng của Chúa. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu giáo xứ ngày càng nhiều, cha quản xứ và mỗi giáo dân đang kề vai sát cánh để đưa giáo xứ ngày càng đi lên.
  1. Vật chất:
          Sơn sửa lại tháp chuông đã tồn tại gần 100 năm, xây dựng lại nhà xứ, …
  1. Tinh thần:
          Nâng cao đời sống đức tin cho giáo dân đặc biệt là những ai nguội lạnh; tích cực truyền giáo cho những người lương dân; trau dồi kiến thức giáo lý cho các em lứa tuổi học sinh, giáo lý hôn nhân cho những người có nhu cầu; quan tâm đặc biệt ơn gọi trong giáo xứ. Cầu chúc cho những thao thức của cha quản xứ và giáo dân được hoàn thành tốt đẹp.

 

Tác giả: BTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá


Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây