Trang Tin Tức Giáo phận Nha Trang

https://giaophannhatrang.org


Chuỗi Mân Côi như là Kinh Nguyện gia đình

Chuỗi Mân Côi, tự bản chất đơn sơ nhưng sâu thẳm của nó, là cốt lõi của kinh nghiệm Kitô giáo trong tương quan với đức tin được diễn tả qua lời cầu nguyện. Nó mang một chiều kích truyền giáo. Các thành viên trong gia đình có thể suy gẫm được những biến cố trọng đại của đức tin qua những mầu nhiệm.
1388294390604 500

1388294390604 500

CHUỖI MÂN CÔI NHƯ LÀ KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH
Kinh Nguyện Gia Đình: Hãy Đến với Chuỗi Mân Côi
dTrong những thế kỷ gần đây, mặc dầu phải đối đầu với không ít khó khăn, nhưng các mục tử đã không ngừng khuyến khích các thành phần dân Chúa đến với chuỗi Mân Côi một cách siêng năng và sốt sắng. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã miêu tả chuỗi Mân Côi như “bản tóm lược (compendium) của toàn bộ cuốn Tin Mừng”, để ca ngợi một Đức Chúa, Đấng ban phát mọi ơn lành, qua sự bầu cử của Mẹ Maria, Nữ Hoàng Mân Côi, cho đức tin, hoà bình trong tất cả các gia đình và toàn thế giới.
Không ai trong chúng ta nghi vấn về lòng sùng mến Đức Mẹ của Đức Gioan Phaolô II. Ngài phó thác trách nhiệm thừa tác lớn lao của mình dưới sự chở che của Mẹ, “Totus tuus”, chính vì thế chuỗi Mân Côi chiếm một vị thế rất đặc biệt trong cuộc sống của ngài. Chúng ta không xa lạ về xâu chuỗi lần hạt trong tay của ngài và ước mong làm sao việc lần chuỗi Mân Côi lại một lần nữa được thăng hoa trong lòng Giáo Hội, đặc biệt trong môi trường gia đình.
Chuỗi Mân Côi dẫn chúng ta đến cốt lõi của đức tin
Chuỗi Mân Côi, tự bản chất đơn sơ nhưng sâu thẳm của nó, là cốt lõi của kinh nghiệm Kitô giáo trong tương quan với đức tin được diễn tả qua lời cầu nguyện. Nó mang một chiều kích truyền giáo. Các thành viên trong gia đình có thể suy gẫm được những biến cố trọng đại của đức tin qua những mầu nhiệm. Mới đây, chúng ta có mầu nhiệm Sự Sáng. Đây là mầu nhiệm mời gọi chúng ta suy gẫm biến cố tiệc cưới Cana, biến cố khởi đầu cho một gia đình mới. Chúng ta có thể nói rằng sự truyền tải đức tin qua 
Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng là hết sức hiệu quả và sống động. Hai kinh này cho thấy một sự liên kết đặc biệt, và mạnh mẽ trong những kinh nghiệm của cộng đoàn gia đình, bởi vì tính chắc chắn và ổn định của nó nơi Thiên Chúa của Giao Ước.
sVới 
Tông thư về Kinh Mân Côi này, Đức Thánh Cha đã ghi ấn sâu xa vào tâm hồn của từng tín hữu chúng ta. Đúng vậy, việc suy gẫm Chuỗi Mân Côi không chỉ “dẫn chúng ta đến cốt lõi của đời sống Kitô hữu, tạo điều kiện thuận lợi và tính hiệu quả cho việc giáo dục thiêng liêng trong việc suy ngắm cá nhân” (x. số 3), mà còn làm cho con người phục hồi “khả năng nhìn vào người khác bằng con mắt của sự đoàn kết, hiệp thông, đối thoại, và tha thứ, đồng thời cũng giúp họ nhìn thấy giao ước tình yêu của họ được canh tân lại trong thần khí của Thiên Chúa. ” (x.  số 41)
Chuỗi Mân Côi tiếp thụ bầu khí đạo đức thiêng liêng
Việc lần chuỗi Mân Côi trong gia đình tiếp thụ phần nào đó bầu khí đạo đức thiêng liêng của sinh hoạt gia đình Nadaret, “bởi vì các thành viên trong gia đình ấy đặt Chúa Giêsu ở vị trí trung tâm, các ngài chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của Chúa Giêsu, phó thác trong tay Chúa những nhu cầu và những dự tính, tiếp nhận được niềm hy vọng và sức mạnh từ nơi Chúa để tiến bước” (
số 41). Thật vậy, như Đức Phaolô VI đã nói trong chuyến hành hương của ngài đến Nadaret, nơi đó, người ta học biết “kiên định trong những ý hướng tốt, chú tâm vào đời sống nội tâm và sẵn sàng tìm hiểu rõ ràng những soi sáng của Thiên Chúa và những lời khuyên bảo của các bậc thầy chân chính” (Giáo huấn của Đức Phaolô VI, II, 1964, tr. 24).
Chuỗi Mân Côi giúp trừ khử những khuynh hướng nguy hại đang lan tràn khắp nơi
Kinh nguyện này cũng giúp khử trừ những thông tin đủ loại và sai lạc nhất, và những thực nghiệm không lường trước được đang nhanh chóng len lõi vào trong đời sống của các trẻ em. Những thực nghiệm này đang là căn nguyên của những nỗi lo âu của bậc làm cha mẹ bởi vì giới trẻ đang rơi vào cảnh nguy hiểm trong giai đoạn chúng đang được trưởng thành.
sLần chuỗi Mân Côi chắc chắn là một hỗ trợ thiêng liêng cho việc tìm giải pháp cho nhiều vấn đề, và là một sự che chở khỏi những cám dỗ và khó khăn, như hội Đồng Giáo hoàng về Gia đình nói trong Tuyên bố kết thúc Hội nghị khoáng đại lần thứ 15, ngày nay chúng ta đang sống trong hoàn cảnh mang dấu vết của “sự sợ kết hôn, việc chung sống không giá thú, việc làm biến chất (triviliazation) tính dục như Đức Gioan Phaolô II đã mô tả. “Các lối sống, các kiểu thời trang phụ nữ, phim ảnh, truyền hình làm cho người ta thắc mắc về giá trị hôn nhân và đi xa hơn nữa truyền bá tư tưởng sự tận hiến cho nhau trong hôn nhân đến mãn đời là một chuyện không thực tế. Những thứ đó làm suy yếu định chế gia đình và thậm chí làm mất đi phẩm chất của hôn nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho những “kiểu” gia đình giả hiệu. (ORE, 20/11/2002, tr. 9, II). Thật vậy, cũng tài liệu này than phiền rằng “nhiều lãnh vực sinh hoạt con người bị xâm lấn bởi chủ nghĩa cá nhân cực đoan: đời sống kinh tế, sự cạnh tranh thái quá, sự cạnh tranh trong mọi lãnh vực sinh hoạt con người, bất chấp những người bị gạt ra bên lề xã hội, v. v…” (sđd.). Đối với những vấn đề này, cầu nguyện là một lời giải đáp cơ bản không thể thay thế được, chứng tá sống động của các bậc phụ huynh. Như lời của Đức Thánh Cha nói trong Tông Huấn “Familiaris Consortio”: “chỉ khi cầu nguyện chung với các con cái - bằng cách thi hành chức tư tế vương đế - thì cha mẹ mới có thể thẩm thấu vào tận nơi sâu thẳm của cõi lòng con cái và lưu lại một ấn tượng không thể tẩy xoá được, cho dù có biến cố gì đi nữa xảy ra sau này trong cuộc sống của chúng”. (số 60)
Giáo dục gia đình
Như mọi người đều biết, mục đích quan trọng của việc cầu nguyện của giáo hội tại gia là giới thiệu cơ bản cho con cái việc cầu nguyện phụng vụ của toàn thể Giáo Hội, có ý nói chẳng những chuẩn bị cho việc cầu nguyện phụng vụ mà còn nối dài việc cầu nguyện ấy vào trong gia đình và xã hội (x. Familiaris consortio, số 61). Vì vậy, việc cầu nguyện trong gia đình không là chuyện trốn tránh trách nhiệm đối với xã hội, nhưng lại là một sự khích lệ mạnh mẽ gia đình Kitô giáo đảm đương hoàn toàn mọi trách nhiệm của mình như là tế bào đầu tiên và căn bản của xã hội loài người. Củng cố tính vững chắc và bền chặt của gia đình.
Như thế, kinh nguyện củng cố tính vững chắc và bền chặt thiêng liêng của gia đình, vừa giúp xác định rằng cầu nguyện được thông phần vào quyền lực của Thiên Chúa. Thực vậy, toàn bộ nguồn năng lực của Chuỗi Mân Côi nằm trong đặc tính Tin Mừng và trong định hướng Kitô học rõ ràng, bởi vì Kinh Mân Côi làm cho chúng ta suy tưởng cách đặc biệt và tuỳ theo lối riêng của mỗi người về những biến cố cứu độ quan trọng nhất được giải bày nơi Chúa Kitô, được chiêm ngắm xuyên qua tấm lòng của Đức Maria, là người thân cận với Chúa Giêsu nhất. Quả vậy, nét đặc trưng chính yếu của Kinh Mân Côi là sự suy niệm, không có suy niệm lời kinh này sẽ như là xác không hồn; các phần tiêu biểu được cấu tạo bởi lời khẩn cầu của Kinh Lạy Cha, lời ngợi khen trong chuỗi nối tiếp những kinh Kính Mừng như lời kinh cầu, lời vinh tụng ca Sáng Danh Đức Chúa Cha. Kinh Mân côi cũng thật đặc biệt nhờ tính cách đơn sơ hài hoà giữa những tiết tấu êm nhẹ và ngân dài liên tục trong tâm trí hỗ trợ cho việc chiêm niệm. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “là thức ăn bổ dưỡng của lòng đạo đức cá nhân, Chuỗi Mân Côi có thể nói là lời kinh nguyện kiểu mẫu cho gia đình Kitô giáo... Nhờ lần chuỗi Mân Côi, giáo hội tại gia cảm nếm được sự hiệp nhất và vui hưởng sự chia sẻ tình yêu thương, được nâng lên chiêm ngưỡng thiên giới, phó dâng những nhu cầu riêng tư, những nỗi niềm ưu tư và những đấu tranh trong cuộc sống hằng ngày vào trong cảnh giới cao hơn này” (Address to youth, Reggio Calabria, 7 October 1984, n. 7; ORE, 5 November 1984, p. 11).
Từ tinh thần Tin Mừng nồng nhiệt, từ sự suy niệm các mầu nhiệm cứu độ trong Năm Mân Côi này (10/2002-10/2003), ước mong có một sự làm mới lại lời giao ước, sao cho việc chuẩn bị hôn nhân của các đôi sắp kết hôn sẽ có được một bằng chứng đức tin mạnh mẽ hơn cho lời đoan hứa quyết định mà họ sẽ tuyên bố trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Ước gì những người giảng dạy, các vị linh hướng và những đôi vợ chồng Kitô giáo giúp các người trẻ khám phá ra nơi chính họ một tình yêu đích thực, với tất cả những gì liên quan, tình cảm, sự ràng buộc và chính sự đau khổ cũng như việc vận dụng lý trí. Ước gì sứ điệp của Giáo Hội về việc làm cha mẹ có trách nhiệm được hiểu biết và đón nhận tốt hơn, và ước gì việc quan tâm đặc biệt dành cho con cái từ những gia đình đổ vỡ được thực hiện cho các em một cách dịu dàng và đầy tình yêu thương.
Như thế việc chăm sóc mục vụ cho gia đình có thể đề nghị cho những cặp vợ chồng trong suốt đời sống hôn nhân của họ những khả năng và những cơ hội để ngẫm nghĩ lại việc cử hành bí tích (hôn nhân) của họ, đặc biệt trong những giây phút hồi tâm, chẳng hạn như lúc lần chuỗi Mân Côi. Hơn nữa, cũng nên bảo đảm rằng ngày lễ Thánh Gia và các ngày lễ khác khi các đôi vợ chồng tụ họp nhau mong ước lặp lại lời hứa hôn nhân trong Thánh Đường, thì ước gì những dịp đó mang được một ý nghĩa ảnh hưởng trên cuộc hành trình tâm linh của họ. Theo sự soi sáng này, trong những lúc khủng hoảng có thể xảy ra, tất cả những sự trợ giúp mà Đức Giáo Hoàng đã nhắc trong Tông Thư này có thể góp phần giải quyết những căng thẳng và sẽ tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng quay trở về với nguồn tình yêu ban đầu của họ. Từ Bí Tích Hôn Nhân họ sẽ có thể lấy lại năng lực để làm sống lại những lý tưởng cao cả điều chỉnh quan hệ giữa họ và giúp họ vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.

 
Hồng Y ALFONSO LÓPEZ TRUJILLO
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây