Tại sao gọi Thiên Chúa là "Cha"?

Thứ hai - 16/08/2021 22:44  1387
Tại sao gọi Thiên Chúa là “Cha”?
Shane Kapler

Tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha” thay vì xưng hô là “Mẹ”?

Bởi vì chính Đức Giêsu đã gọi như vậy và vì người Kitô hữu không có một mối tương quan độc lập với Thiên Chúa; chúng ta được thông dự vào mối liên hệ với Thiên Chúa nhờ tương quan của Đức Giêsu với Chúa Cha.

Trong những năm vừa qua, tôi đã nghe một số người phản đối cho rằng “nhưng Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là cha vì bản chất chế độ phụ quyền (đề cao quyền lực của nam giới) của các nền văn hóa cổ xưa” – cơ sở của việc thừa nhận này là việc lựa chọn ngôn từ của Đức Giêsu đã bị điều kiện hóa về mặt văn hóa.

Thừa nhận như vậy sẽ gặp khó khăn vì trong suốt sứ vụ của mình, Đức Giêsu đã tự do phá vỡ các quy ước giới tính thời bấy giờ: gặp gỡ riêng với phụ nữ, chào đón họ cùng đi với Ngài mà không phụ thuộc vào chồng, chọn các người phụ nữ (vốn không thể làm chứng trước tòa án vào thời điểm lịch sử đó!) làm những chứng nhân đầu tiên cho sự phục sinh của Ngài. Quyết định chỉ chọn người nam làm Tông đồ và gọi Thiên Chúa là “Cha” của Đức Giêsu đã không hề bị giới hạn bởi các nền văn hóa xung quanh. Thật vậy, các nữ tư tế và nữ thần đã có mặt khắp vùng Trung đông cũng như nơi người Rôma và Hy Lạp. Đức Giêsu, Ngôi Lời Nhập thể, đã mạc khải Thiên Chúa là Cha một cách tự do và có chủ đích. Nhưng tại sao?

Trong tâm thức của người Do Thái và Kitô hữu, Thiên Chúa quan trọng hơn giới tính. Cả người nam và người nữ đều là hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27). Kinh thánh cũng so sánh Thiên Chúa với người mẹ (Is 49,15; Hs 11,3-4). Tuy nhiên, Kinh thánh không bao giờ gọi Thiên Chúa là “Mẹ”.  Tính cách người cha có lẽ giống hơn so với tính cách người mẹ khi miêu tả mối tương quan của Thiên Chúa đối với con người chúng ta. Kinh thánh không giải thích tại sao, nhưng tôi cho rằng Thiên Chúa đã trao cho người nam và người nữ một  “tính cách biểu tượng”. Tính cách khác biệt quan sát được giữa người nam và người nữ có thể giúp chúng ta có nhận thức về những thực tại thiêng liêng.

Hãy nghĩ đến vai trò bổ túc của người mẹ và người cha trong việc thụ thai đứa con. Cả mầm sống từ người cha (được coi như “từ bên ngoài”) kết hợp với mầm sống của người mẹ tạo thành thân xác của đứa con. Sau đó, đứa con phát triển trong cung lòng của người mẹ và nó không thể nhìn thấy khuôn mặt của người cha cho đến ngày chào đời.

Trong mỗi lần thụ thai của thụ tạo, Thiên Chúa cũng đóng vai trò “người Cha” – từ bên ngoài mọi thụ tạo, Ngài thổi sinh khí, một linh hồn có lý trí, vào đứa bé khi nó vừa được thụ thai về mặt thể lý. Có thể nói, mọi hành động của Thiên Chúa đều đến từ “bên ngoài”, và theo cách này, Ngài đóng vai trò người cha. Mặt khác, Giáo hội – và những cá nhân con người tạo nên Giáo hội – là một phần của tạo thành đã đón nhận Thiên Chúa vào cuộc sống và để Ngài ban sự sống siêu nhiên cho Giáo hội. Với lối loại suy như vậy, mỗi người cho dù là nam hay là nữ về sinh học thì cũng tương tự với tính cách của người nữ. Điều này giải thích tại sao Kinh thánh xem Giáo hội như Hiền thê của Đức Kitô (Ep 5,22-23), và là Mẹ của những kẻ tin (Kh 12,17).

Là chi thể của thân thể Đức Kitô, chúng ta đến với Thiên Chúa là Cha nhờ Đức Giêsu, với và trong Đức Giêsu. Trong sự kết hiệp với Đức Giêsu mà chúng ta cầu nguyện “lạy Cha chúng con ở trên trời…”.

Chuyển ngữ: Phêrô Bùi Đức Trịnh
Nguồn: https://catholicexchange.com/why-do-we-call-god-father
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay33,802
  • Tháng hiện tại152,481
  • Tổng lượt truy cập42,984,477

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây