Học hỏi Phúc âm CN 27 TN B. Được kính trọng thể Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Thứ tư - 29/09/2021 05:19  824

Học hỏi Phúc âm: Chúa nhật 27 Thường niên B           Mc 10,2-12

2Có mấy người Pharisêu đến gần Ðức Giêsu và hỏi rằng: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. 3Người đáp: “Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?” 4Họ trả lời: “Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ”. 5Ðức Giêsu nói với họ: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. 6Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; 7vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, 8và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. 9Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. 10Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy. 11Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; 12và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.

CÂU HỎI

1. Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Đọc sách Đệ Nhị Luật 24,1-4 và sách Huấn Ca 25,26. Đọc thêm Mc 6,17-18.

2. Trong Do Thái giáo, ai là người có quyền ly dị người bạn đời của mình? Muốn ly dị thì đòi phải có lý do gì? Muốn ly dị thì phải làm gì ? Đọc lại Đnl 24,1.

3. Đọc Mc 10,3-5. Tại sao ông Môsê gián tiếp cho phép ly dị?

4. Đọc Mc 10,6-9. Đức Giêsu dựa vào đâu để không chấp nhận việc ly dị? Đọc sách Sáng Thế 1,27; 2,24.

5. Đọc lại sách Sáng Thế 1,27 và 2,24. Bạn có thể rút ra những nét quan trọng nào của đời sống hôn nhân trong cái nhìn của Thiên Chúa?

6. Đọc Mc 10,9. Qua mệnh lệnh này, Đức Giêsu đòi hỏi gì nơi hôn nhân một vợ một chồng?

7. Đọc Mc 10,10-12. Bạn thấy những câu 11 và 12 có mạnh hơn câu 9 không? Đọc Mt 19,10.

8. Đọc Mc 10,12. Phụ nữ nào có quyền ly dị? Xem Mc 6,17.

9. Tại sao Đức Giêsu dám nói lên quan điểm của mình về hôn nhân trong Mc 10,5-12 dù quan điểm này khác với điều ông Môsê dạy trước kia và đi ngược với nền văn hóa thời đó?

CÂU HỎI SUY NIỆM:

Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay? Phải giúp các bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân ra sao để tránh bi kịch này?

PHẦN TRẢ LỜI

1. Do Thái giáo chấp nhận cho chồng được ly dị vợ (Đnl 24,1-4; Huấn ca 25,26). Có lẽ những người Pharisêu biết Đức Giêsu không chấp nhận chuyện này, nên họ có ý hỏi để thử xem Ngài trả lời ra sao hầu có cớ tố cáo. Gioan Tẩy giả đã bị giết vì dám chỉ trích Hêrôđê ly dị vợ để cưới Hêrôđiađê.

2. Trong Do Thái giáo chỉ chồng mới có quyền ly dị vợ, dù đôi khi những phụ nữ quyền quý cũng ly dị chồng. Theo trường phái ông Shammai, chồng chỉ được ly dị vợ khi vợ ngoại tình. Còn trường phái của ông Hillel lại cho phép ly dị vợ chỉ vì những lý do cỏn con. Khi ly dị vợ thì người chồng phải viết một chứng thư ly dị, nhờ đó người vợ mới được đi lấy chồng khác (Đnl 24,1).

3. Ông Môsê không bảo người ta ly dị, nhưng ông đành cho phép ly dị vì lòng chai dạ đá của con người. Qua đó ông cho thấy Thiên Chúa nhượng bộ sự yếu đuối của con người.

4. Dựa trên sách Sáng Thế 1,27 và 2,24 Đức Giêsu không chấp nhận việc ly dị. Đối với Đức Giêsu, khi lập gia đình, hai vợ chồng, một nam một nữ, trở thành một xương một thịt. Vậy con người không được phân ly điều mà chính Thiên Chúa đã kết hợp.

5. Khi đọc Sáng Thế 1,27 và 2,24, ta thấy hôn nhân là sự kết hợp nên một của hai người nam và nữ. Cả hai người này đều là những thụ tạo được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Họ có phẩm giá như nhau, bổ túc cho nhau trong cuộc sống chung.

6. Trong Mc 10,9 Đức Giêsu đưa ra một mệnh lệnh rõ ràng: không được phân ly, nghĩa là không được ly dị, vì từ lúc khởi đầu vũ hoàn, hôn nhân giữa hai người nam nữ là do chính Thiên Chúa gắn kết. Chính Thiên Chúa hiện diện trong đám cưới của đôi tân hôn. Đức Giêsu mời đôi vợ chồng tôn trọng giao ước hôn nhân này và sống chung thủy.

7. Mc 10,11-12 là những câu gây sốc hơn Mc 10,9. Ly dị chẳng những đi ngược với sự kết hợp của Thiên Chúa mà còn là con đường dẫn đến việc phạm tội ngoại tình. Nếu người chồng ly dị vợ rồi đi lấy vợ khác thì anh ta phạm tội ngoại tình với người vợ trước. Ở Mt 19,10 khi các môn đệ nghe Đức Giêsu nói về chuyện không được ly dị và tái hôn, họ thấy hôn nhân quả là một gánh nặng đến nỗi sống độc thân thì tốt hơn.

8. Mc 10,12 nói đến chuyện người vợ ly dị chồng và lấy chồng khác. Các phụ nữ Rôma được quyền ly dị chồng, còn các phụ nữ Do Thái nói chung thì không. Tuy nhiên, một vài phụ nữ Do Thái quyền quý đã làm chuyện này. Bà Hêrôđia là một thí dụ (Mc 6,17).

9. Đức Giêsu đã dám nói lên quan điểm của mình dù nó khác với giáo huấn của Môsê. Ngài dám nói vì Ngài là Con, Ngài biết rõ ý định lúc ban đầu của Thiên Chúa Cha khi dựng nên con người có nam có nữ. Đức Giêsu dựa trên sách Sáng Thế (x. Mc 10,6-8) để đưa ra giới răn không được ly dị dù điều này đi ngược với văn hóa của người Do Thái thời đó. 
 

Học hỏi Phúc âm Lễ Đức Mẹ Mân Côi                         

Lc 1,26-38

“Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai”.
d

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ”. Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

Học hỏi:

1. Đọc trình thuật về việc sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria ở Luca 1,5-25. So sánh với trình thuật về truyền tin cho Đức Maria ở Luca 1,26-38. Tìm ra ít nhất 3 điểm khác nhau trong hai trình thuật này.

2. Sứ thần truyền tin cho Đức Maria ở đâu ? Lúc đó cô Maria đã về nhà chồng chưa ? Phải hiểu câu Lc 1,34 như thế nào?

3. Tại sao việc sứ thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria lại cho thấy một Thiên Chúa  khiêm nhường?

4. Đọc lời chào của sứ thần ở Lc 1,28. Cho biết tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa?

5. Trong bài Phúc âm này, Đức Maria có hai phản ứng đặc biệt trước lời của sứ thần. Cho biết hai phản ứng nằm ở hai câu nào ? Trước hai phản ứng đó, sứ thần làm gì ?

6. Đức Maria có tin lời sứ thần không  (Lc 1,38)? Tin có loại trừ việc suy nghĩ, cân nhắc đắn đo không?

7. Đọc Lc 1,31-33. 35. Đây là khuôn mặt của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa. Bạn có thấy khuôn mặt này có nét gì đặc biệt không?

8. Sứ thần cho Đức Maria một dấu chỉ, điều này nằm ở câu nào? Tại sao cần một dấu chỉ ?

9. * Để Con Thiên Chúa đi vào cuộc đời của mình, Đức Maria đã nói lời Xin Vâng. Xin Vâng là chấp nhận ý Thiên Chúa, dù mình không hiểu hết, và dù phải trả giá đắt. Bạn có kinh nghiệm Xin Vâng như vậy không?
 

Phần trả lời

1. Sứ thần Gabriel truyền tin cho ông Dacaria trong Đền thờ ở Giêrusalem, còn Mẹ Maria được truyền tin tại nhà riêng ở thành Nadarét. Ông Dacaria bị câm vì đã không tin lời sứ thần (Lc 1,20), còn Đức Mẹ đã tin (Lc 1,38.45). Ông Dacaria là người đặt tên cho con là Gioan (Lc 1,13), còn Đức Mẹ đặt tên cho con là Giêsu (Lc 1,31).

2. Sứ thần truyền tin cho Đức Maria nơi nhà của Mẹ ở Nadarét, lúc đó Maria đã được đính hôn với ông Giuse, nhưng chưa về nhà chồng. Nguyên văn câu Lc 1,34 là: “Việc ấy sẽ xảy ra như thế nào, vì tôi không biết đàn ông?” Qua câu này có người hiểu là Đức Maria muốn giữ mình trọn đời đồng trinh. Thật ra có thể Đức Maria chỉ muốn hỏi sứ thần: vì Mẹ đang là một trinh nữ mới đính hôn, chưa về nhà chồng, chưa có quan hệ vợ chồng với Giuse, vậy Mẹ sẽ có con như lời sứ thần nói bằng cách nào?

3. Thiên Chúa khiêm nhường vì Ngài sai sứ thần Gabrien đến hỏi ý và Ngài cần lời xin vâng của một cô trinh nữ vùng quê Nadaret, trước khi Ngài cho Con Một của Ngài làm người nơi cung lòng cô.

4. Qua lời chào của sứ thần ở Lc 1,28 ta thấy Đức Maria là Đấng được đầy ân sủng của Thiên Chúa, nghĩa là được Thiên Chúa yêu thương một cách hết sức đặc biệt. Bởi đó Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Người Con Một của mình.

5. Phản ứng thứ nhất là “rất bối rối” và không hiểu ý nghĩa lời chào của sứ thần (Lc 1,29). Phản ứng thứ hai là đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về cách thức mình sẽ sinh con (Lc 1,34). Trước cả hai phản ứng, sứ thần đều trả lời và soi sáng cho Maria hiểu.

6. Đức Maria đã tin lời sứ thần khi đáp: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin xảy ra cho tôi như lời sứ thần nói.” Mẹ đã tin sau khi đã suy nghĩ, đặt câu hỏi cho sứ thần, và được trả lời, soi sáng.

7. Khi đọc Lc 1,31-33 ta thấy đây là khuôn mặt của đấng Mêsia mà dân Do-thái mong đợi. Đây là một vị vua, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, được nhắc đến ở 2 Sam 7,12-17. Nhưng Lc 1,35 cho thấy Đấng ấy không chỉ là Mêsia mà còn là Đấng được thụ thai cách độc nhất vô nhị, bởi lẽ Thánh Thần, quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ ngự xuống trên người mẹ là Đức Maria.

8. Sứ thần cho Maria dấu chỉ ở Lc 1,36. Không phải vì sứ thần sợ Maria không tin, nhưng vì muốn nâng đỡ đức tin của Maria trước mầu nhiệm quá lớn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay29,668
  • Tháng hiện tại586,347
  • Tổng lượt truy cập50,998,954

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây