Chuyện đời - Chuyện đạo (18)

Thứ năm - 01/02/2024 04:26  231
CHUYỆN ĐỜI - CHUYỆN ĐẠO (18)

Chuyện đời:

Giăng đờ La Fon-ten [Jean de La Fontaine] (1621-1695) - nhà văn ngụ ngôn bất hủ người Pháp - kể câu chuyện sau: Một tiều phu vác củi từ trong rừng sâu về nhà. Củi nặng mà sức lực ông có hạn, nên ông cứ vừa đi vừa than thở. Đến lúc vì quá mỏi mệt chán nản, ông bèn dừng lại mà kêu thần chết đến đem mạng sống mình đi. Vừa dứt tiếng, thần chết bỗng xuất hiện, vẻ mặt hung tợn, tay cầm sẵn chiếc lưỡi hái. Thần chết gạn hỏi: Mi gọi ta đến để làm gì?” Ông lão tiều phu mặc dù vừa mới đòi chết nhưng khi vừa thấy thần chết thì hoảng sợ, đổi ý không muốn chết nữa, bèn đánh trống lảng: Xin ông làm ơn đặt bó củi nặng này lên vai hộ tôi ạ!” Thần chết liền bỏ lưỡi hái xuống và nhấc bó củi cht lên vai người tiều phu. Ông lão vội cám ơn và nhanh chân rảo bước, không cảm thấy nặng nhọc gì nữa cả.
Chuyện đạo:

Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong Tông thư Salvici Doloris (1984) về ý nghĩa đau khổ của con người dưới lăng kính Ki-tô giáo, đã viết: Con người bước đi cách này hay cách khác, trên nẻo đường đau khổ, và tất cả chúng ta được đưa tới gp gỡ con người trên chặng đường đó”. Ngài trích dn dụ ngôn người Sa-ma-ri-a nhân hậu: “Quả thật, dụ ngôn ấy cho thấy mỗi người chúng ta phải có mối tương quan như thế nào đối với người đồng loại đang đau khổ. Chúng ta không được ‘dửng dưng bỏ qua’, nhưng phải ‘dừng lại’ bên kẻ đau khổ. Người Sa-ma-ri-a nhân hậu là tất cả những ai dừng lại bên bất cứ đau khổ nào của người khác. Dừng lại không phải vì tò mò mà là để sẵn sàng giúp đỡ. Thái độ này là sự sẵn sàng nội tâm biết mở lòng và xót thương. Người Sa-ma-ri-a nhân hậu là tất cả những ai nhạy cảm với đau khổ của người khác, ‘xúc động’ trước sự bất hạnh của người thân cận. Đức Ki-tô, hiểu biết những gì xảy ra trong tâm hồn người ta, nên đã nhấn mạnh đến khả năng rung động này, đó là vì Người muốn cho thấy tầm quan trọng của nó khi ta ứng xử trước nỗi đau khổ của tha nhân. Vậy cần phải phát triển sự nhạy cảm ấy nơi mình, vì nó là bằng chứng mối đồng cảm của ta đối với một người đang đau khổ. Đôi khi sự cảm thông này là cách diễn tả duy nhất hoặc chính yếu có thể có được để nói lên tình thương và sự liên đới của ta đối với những người đang đau khổ. Nhưng người Sa-ma-ri-a nhân hậu trong dụ ngôn của Đức Ki-tô không chỉ dừng lại ở chỗ xúc động, cảm thương. Tình cảm cun cuộn trong lòng đã thôi thúc ông ra tay hành động và trợ giúp người bị thương tích. Như thế, bất cứ ai biết nâng đỡ những đau khổ, dù thuộc loại nào, đều là người Sa-ma-ri-a nhân hậu. Nếu có thể được, phải giúp đỡ thật hữu hiệu…” (x. số 28).
Lm. Xuân Hy Vọng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay17,952
  • Tháng hiện tại490,327
  • Tổng lượt truy cập51,821,662

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây