Buổi thường huấn của Ủy ban Giáo dân Giáo tỉnh Huế từ ngày 9-10/5/2024

Thứ hai - 13/05/2024 18:22  334

Buổi thường huấn của Ủy ban Giáo dân Giáo tỉnh Huế từ ngày 9-10/5/2024

13/05/2024

BUỔI THƯỜNG HUẤN CỦA ỦY BAN GIÁO DÂN GIÁO TỈNH HUẾ
TỪ NGÀY 9-10/5/2024 TẠI GIÁO PHẬN QUI NHƠN

CHỦ ĐỀ:
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA, NGƯỜI GIÁO DÂN LÀM TÔNG ĐỒ VỚI TINH THẦN THAM GIA ĐỒNG TRÁCH NHIỆM

Theo thông lệ, hằng năm Ủy ban Giáo dân (UBGD) Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam tổ chức thường huấn cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và các đoàn thể tông đồ giáo dân.

Lần thường huấn thứ I/2024 dành cho Giáo tỉnh Huế tại Qui nhơn qui tụ 6 giáo phận với 74 thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và đại diện các đoàn thể tông đồ giáo dân trong 6 giáo phận.

Đúng 14g00 ngày 9/5/2024 Đức cha Giuse Trần văn Toản, Giám mục Giáo phận Long Xuyên, chủ tịch UBGD/HĐGMVN khai mạc buổi thường huấn. Khởi đầu Đức cha công bố Lời Chúa qua đoạn Tin mừng thánh Gioan 6,1-13. Đức cha chia sẻ về sự tham gia được thể hiện qua phép lạ hóa bánh ra nhiều.

Sau lời khai mạc là các bài chia sẻ được trình bày trong hai ngày thường huấn:

1- “VAI TRÒ CỦA GIÁO XỨ TRONG BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG”

Trình bày: Cha Giuse Maria Đinh Quốc Thăng, Phó Chủ Tịch UBGD, Đặc trách Hội đồng Mục vụ Giáo xứ.

2- TÍCH CỰC HÓA VAI TRÒ CỦA GIÁO DÂN TRONG VIỆC THAM GIA VÀO MỤC VỤ GIÁO XỨ THEO HUẤN THỊ CỦA BỘ GIÁO SĨ “CẢI TỔ MỤC VỤ CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ ĐỂ PHỤC VỤ SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG CỦA HỘI THÁNH”

Trình bày: Cha Antôn Hà Văn Minh, Thư ký UBGD

3- “GIÁO XỨ NHƯ MỘT CỘNG ĐOÀN CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN”

Trình bày Cha Tôma Lê Ngọc Tín SJ, Phó chủ tịch UBGD đặc trách Ban nghiên huấn UBGD.

Sau các bài thuyết trinh các tham dự viên được hướng dẫn thảo luận theo cách thức của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI phiên I vào tháng 10/2023. Các tham dự viên được chia thành từng nhóm với cách thức: lắng nghe Thánh Thần, chia sẻ thảo luận trong tinh thần hiệp hành lắng nghe nhau. Sau buổi thảo luận, linh mục trình bày đúc kết.

Và thật là ngẫu nhiên buổi thường huấn trùng vào ngày 10/5 ngày Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn kỷ niệm 35 năm linh mục. Ngài đã đến Nhà nguyện Chủng viện Qui nhơn để dâng lễ tạ ơn cùng Đức cha chủ tịch, quý cha và các thanh viên tham dự buổi thường huấn.

Kết thúc buổi thường huấn, Đức cha chủ tịch đã đưa ra bản tổng kết:

BÀI KHAI MẠC

Ga 6, 1-13: Tham dự vào phép lạ, tham gia bằng sự cộng tác với đôi bàn tay, tham gia bằng sự cộng tác tạo bầu khí “Đón nhận và cho đi” – Điển hình: Tham gia trong “Bí Tích Thánh Thể”

NỘI DUNG

Bài thuyết trình thứ nhất nhấn mạnh về ba khía cạnh này:

1- Ơn gọi và vai trò của giáo dân tham gia đồng trách nhiệm: Toàn thể Dân Thiên Chúa làm nên Hội Thánh, cho nên, sự tham gia của giáo dân mang một vai trò thiết yếu. Sứ vụ loan báo Tin Mừng của giáo xứ phải định hình cho cơ cấu, tổ chức, và sinh hoạt của giáo xứ.

2- Tính hiệp hành trong đời sống giáo xứ: Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu cùng chung sống với nhau, cùng chia sẻ một vận mệnh với anh chị em đồng bào, đồng loại của mình trên địa bàn dân cư, với tinh thần phục vụ yêu thương, hoà hợp nhờ sự chung tay đóng góp của mọi tín hữu.

3- Vai trò của Hội đồng Mục vụ trong Giáo xứ: Hội đồng Mục vụ được mời gọi và tuyển chọn để hợp lực cộng tác với linh mục chánh xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và sự hiệp thông, giải quyết những vấn đề, giải toả những bất đồng, nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa, sống, làm chứng và loan Tin Mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay (x. GL 536, 537).

4- Loan Báo Tin Mừng làm nên bản chất của Giáo Xứ: Mọi thành phần Dân Chúa đều được chính Chúa Giêsu mời gọi và trao sứ vụ trở nên muối, men, ánh sáng Tin Mừng cho trần gian. Điều này đòi hỏi Hội Thánh không ngừng phải ra đi để đến với muôn dân.

Bài thuyết trình hai trình bày đến các nhiệm vụ người giáo dân đảm nhận để tham gia vào công việc của Giáo hội:

1- Các nhiệm vụ người giáo dân có thể đảm trách trong giáo xứ: Huấn thị đề cập tới một số nhiệm vụ người Giáo dân được chỉ định tham gia vào công việc mục vụ của Giáo xứ như: tác vụ Đọc sách hay Giúp lễ theo Giáo luật điều 230 §1; Thi hành các tác vụ phụ trợ theo Giáo luật điều 230 §3 và điều 943. Việc ủy nhiệm tạm thời trong các cử hành phụng vụ được đề cập trong Giáo luật điều 230 §2; Cử hành Phụng vụ Lời Chúa vào các ngày Chúa nhật và lễ buộc, khi “không thể tham dự Thánh Lễ vì không có thừa tác viên có chức thánh hay vì một lý do nghiêm trọng khác”; Việc cử hành Bí tích Rửa tội, người giáo dân có thể cử hành theo Giáo luật điều 861 §2, người giáo dân có thể cử hành nghi thức an táng; có thể giảng trong nhà thờ hay nguyện đường, do đòi hỏi của hoàn cảnh, nhu cầu hay một trường hợp đặc biệt “theo chỉ thị của Hội đồng Giám mục”. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, những người này không được phép giảng trong khi thánh lễ đang được cử hành.

2- Hội đồng Mục vụ Giáo xứ: Huấn thị chỉ rõ: Hội đồng Mục vụ Giáo xứ “chỉ có quyền tư vấn”, theo nghĩa các ý kiến của Hội đồng này cần phải được cha sở quan tâm chấp thuận thì mới được đem ra thực hành. Cha sở phải chú tâm xem xét cẩn thận các ý kiến của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, nhất là khi các thành viên đồng lòng đưa ý kiến trong tiến trình phân định chung. Để Hội đồng Mục vụ có thể phục vụ hữu hiệu và có kết quả tốt đẹp, cần phải tránh hai thái cực: một là, cha sở đưa ra cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ quyết định có sẵn của mình, hoặc ngài không nắm trước những thông tin cần thiết, hoặc chỉ triệu tập thi thoảng cho có hình thức; hai là, một Hội đồng Mục vụ Giáo xứ mà cha sở chỉ là một thành viên trong đó, trên thực tế ngài đánh mất vai trò mục tử và lãnh đạo cộng đoàn.

3- Nền tảng thực sự của việc tham gia chính là qua bí tích Rửa tội tất cả các tín hữu đều có đủ tư cách và được kêu gọi để phục vụ lẫn nhau qua các ân ban mà mỗi người đã nhận được từ Chúa Thánh Thần. Trong Hội thánh hiệp hành, với các thành viên hết sức đa dạng, toàn thể cộng đồng được kêu gọi cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe, phân tích, đối thoại, biện phân và góp ý cho việc đưa ra các quyết định mục vụ phù hợp hết sức có thể với ý muốn của Thiên Chúa. Phải thực sự nỗ lực để đảm bảo những người ở bên lề hoặc cảm thấy bị loại trừ đều được nhập cuộc

Bài thuyết trình thứ ba nhấn mạnh đến việc canh tân Giáo xứ

1- Tiếng gọi hoán cải và cải tổ mục vụ: Huấn thị của Bộ Giáo Sĩ “Cải tổ mục vụ cộng đoàn giáo xứ để phục vụ sứ vụ loan báo Tin mừng của Hội Thánh” phân tích hoàn cảnh hiện nay như “dấu chỉ thời đại”, qua đó lắng nghe tiếng gọi hoán cải và cải tổ mục vụ giáo xứ. Trước hết, di dân là một hiện tượng của thời đại, một hiện thực toàn cầu và đặc biệt nổi bật tại Việt Nam.

2- Giáo Xứ trong viễn tượng canh tân: Trong bối cảnh xã hội hiện đại đầy biến động như đề cập ở trên, giáo xứ không còn giới hạn trong không gian vật lý hay địa giới, mà mở rộng ra “lãnh thổ hiện sinh”. Giáo xứ cần trở thành “một cộng đoàn của các cộng đoàn”, một mô hình mở rộng mà ở đó, mỗi tín hữu thuộc về cộng đoàn giáo xứ qua việc tham gia nhóm hay đoàn thể của giáo xứ. Khi tổ chức thành các cộng đoàn nhỏ, giáo xứ có thể tinh chỉnh mục vụ của mình để phục vụ nhu cầu mục vụ cụ thể hơn, từ đó thăng tiến đời sống cộng đoàn giáo xứ, củng cố tình liên đới và hiệp thông.

3- Một cộng đoàn của các cộng đoàn theo Công đồng Vatican II, Giáo hội là mầu nhiệm của sự hiệp thông, vì đó là bí tích và biểu tượng của Chúa Ba Ngôi: “Giáo hội phổ quát xuất hiện như ‘một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần’”. Thế nên, mỗi giáo xứ cũng phải là dấu chỉ của cộng đoàn hiệp thông và tình yêu Ba Ngôi trong bối cảnh đặc thù: “Giáo xứ là sự hiện diện của Giáo hội tại một lãnh thổ nhất định, là nơi để nghe Lời Chúa, để tăng trưởng đời sống Kitô hữu, để đối thoại, rao giảng, làm việc bác ái, thờ phượng và cử hành”; và “giáo xứ là ‘một cộng đoàn của các cộng đoàn’”.

4- Mục vụ Thánh Kinh: Trong bối cảnh đa dạng và đầy thách thức của thế giới hiện đại, việc tái cấu trúc giáo xứ như một cộng đoàn của các cộng đoàn, và việc vận hành các cộng đoàn này theo mô hình Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản, không chỉ là một sự đổi mới mục vụ mà còn là một tiến trình Tin Mừng Hóa, giúp mỗi thành viên giáo xứ sống ơn gọi và sứ mạng Loan báo Tin mừng một cách sống động và thiết thực hơn.

5- Mục vụ thiêng liêng mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng là một sáng kiến nhằm kết nối sức mạnh thiêng liêng của Dân Chúa theo ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha.

THẢO LUẬN

Hình thức tổ chức thảo luận giống mô hình của Thượng hội Đồng Giám Mục Thế giới lần thứ XVI vào tháng 10/2023: Chia tổ bao gồm giám mục, linh mục tu sĩ và giáo dân, thảo luật với các cầu hỏi được gợi ý. Việc thảo luận thì sôi nổi, tham dự viên tham gia phát biểu sống động, và mạnh dạn tỏ bày ý kiến. Người giáo dân tại buổi thường huấn: tích cực, mạnh dạn phát biểu, và linh mục đặc trách lắng nghe trong tinh thần khiêm tốn.

CHƯƠNG TRÌNH

– Chương trình mang tính linh hoạt

– Về việc tổ chức: hấp dẫn, lồng vào việc thường huấn là hành hương đến mộ thánh tử đạo Anrê Kim Thông, và về Làng Sông gặp gỡ các Nữ tu Nữ tỳ Chúa Giêsu tình thương.

KẾT THÚC

Hai ngày thường huấn được kết thúc bằng giờ chầu Thánh thể. Tạ ơn Chúa vì mọi diễn biến tốt đẹp, và ước mong Giáo Hội ngày càng phát triển tốt đẹp nhờ sự tham gia tích cực của người Giáo dân vào công việc của Giáo hội.

Nguồn: hdgmvietnam.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay30,391
  • Tháng hiện tại649,517
  • Tổng lượt truy cập51,062,124

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây