Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong sứ điệp Video gửi ban tổ chức và các tham dự viên các buổi cầu nguyện và trao đổi, nhân Ngày thế giới chống nạn buôn người, cử hành ngày 08 tháng Hai, nhằm lễ thánh nữ Giuseppina Bakhita, do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền các dòng nam và nữ, cũng như tổ chức Talitha Kum của các nữ tu, phối hợp các sáng kiến chống nạn buôn người, cùng với bao nhiêu tổ chức địa phương và quốc tế. Năm nay, Ngày thế giới này có chủ đề là: “Sức mạnh của sự săn sóc. Phụ nữ, nền kinh tế và nạn buôn người”.
Trong sứ điệp, Đức Thánh cha tố giác rằng “mỗi năm, hàng ngàn phụ nữ và thiếu nữ bị bán, cho thấy những hậu quả bi thảm của những kiểu mẫu tương quan dựa trên sự kỳ thị và bắt tùng phục. Sự tổ chức các xã hội trên thế giới vẫn chưa phản ánh rõ ràng sự kiện phụ nữ có cùng phẩm giá và các quyền như nam giới. Rất tiếc người ta nhận thấy rằng: “Phụ nữ nghèo gấp đôi, vì họ phải chịu những tình trạng bị loại trừ, ngược đãi, bạo hành, vì thường họ ít có khả năng bảo vệ các quyền của họ” (Ft 23).
“Nạn buôn người, qua việc khai thác bóc lột phụ nữ trong công việc nhà và bóc lộc về tính dục, đẩy đưa phụ nữ và các thiếu nữ vào vị thế phải tùng phục, phải làm những công việc nhà và các dịch vụ tính dục, cung cấp lạc thú. Những điều này phản ánh tương quan quyền lực của nam giới trên nữ giới”.
Đức Thánh cha gọi sự bạo hành phụ nữ và thiếu nữ là một vết thương trong thân mình của Chúa Kitô, trong thân thể của toàn nhân loại. Đó là một vết thương sâu đậm có liên hệ tới mỗi người chúng ta”.
Trong sứ điệp, Đức Thánh cha cũng nhận xét rằng có bao nhiêu phụ nữ có can đảm nổi lên chống lại bạo lực. Cả những người nam chúng ta cũng được kêu gọi làm như vậy, chống lại mọi bạo lực, bạo hành, cả những hành động chống lại phụ nữ và thiếu nữ.
Và Đức Thánh cha kết luận rằng: “Tôi khuyến khích mỗi phụ nữ và thiếu nữ đang dấn thân để biến đổi và săn sóc, tại trường học, trong gia đình và xã hội. Tôi cũng khích lệ mỗi người nam và các thanh niên đừng ở ngoài tiến trình biến đổi này, nhớ đến gương của người Samaritano nhân lành: một người không ngại cúi mình trên người anh em và chăm sóc họ. Chăm sóc là hành động của Chúa trong lịch sử, trong lịch sử bản thân và trong lịch sử cộng đồng của chúng ta”.
(Rei 8-2-2-2022)
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Nguồn: vietnamese.rvasia.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn