Tại sao chúng ta cần mức lương đủ sống và công bằng kinh tế?

Thứ sáu - 16/09/2022 23:25  665

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN MỨC LƯƠNG ĐỦ SỐNG VÀ CÔNG BẰNG KINH TẾ?

Jaime L. Waters

Chúa nhật XXV Thường niên năm C

Am 8,4–7; 1Tm 2,1–8;
 

 

Tại Mỹ trong thời gian gần đây, các sáng kiến ​​kinh tế mới đã được đề xuất để giải quyết những khó khăn tài chính ngày càng tăng mà hàng triệu người đang phải đối mặt. Kế hoạch xóa nợ cho sinh viên, đạo luật giảm lạm phát và chiến lược kinh tế mới được công bố của Nhà Trắng phản ánh một số khó khăn kinh tế đang tồn tại và các cách tiếp cận đa chiều hy vọng sẽ giúp giảm bớt chúng.

Vận động cho mức lương đủ sống là bước đi cần thiết để thực hiện công bằng kinh tế, nhưng việc nhận ra và giải quyết những sai sót trong hệ thống kinh tế cũng là mối quan tâm cấp bách ngoài vấn đề tiền lương.  Hiện thực kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp, chúng đang và nên là mối quan tâm của tất cả mọi người, nhất là các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đoàn có đức tin, bởi lẽ Thiên Chúa là Đấng quan tâm đặc biệt đến cảnh khốn cùng của người nghèo khổ và thần học cũng những đề xuất liên kết với những người không có khả năng chăm sóc bản thân và gia đình do những bất công kinh tế.

Bài đọc một và bài Tin mừng  Chúa nhật XXV Thường niên C nói đến những khó khăn kinh tế cùng những thực hành tài chính gian dối, có thể giúp chúng ta suy tư, phân tích và hành động để điều chỉnh hệ thống hiện tại vốn thường không mang lại lợi ích cho những người đang thiếu thốn nhất.

Trong bài đọc một trích sách Amốt, vị ngôn sứ tuyên bố với những người “đàn áp kẻ nghèo khó, và muốn tiêu diệt hết những kẻ bần cùng trong cả nước”, những người có địa vị với nhiều lợi thế và của cải hơn. Amốt phê phán việc họ cố kiếm cho được nhiều của cải. Ông cũng khiển trách họ về các hành vi lừa đảo tiền bạc, chẳng hạn như làm cân giả để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Vị ngôn sứ cảnh báo Thiên Chúa sẽ ghi nhớ những hành động này, và việc sử dụng sai và lạm dụng tài chính được hiểu như là lý do đất nước bị tàn phá.

Ngôn sứ Amốt cho chúng ta một cách thức giúp xem xét các cuộc khủng hoảng tài chính. Vị ngôn sứ này phê phán những người chịu trách nhiệm chính về sự bất công, đồng thời cũng mạnh mẽ và dứt khoát tố cáo sự bất công của những hành vi sai trái liên quan đến tài chính. Khi cùng nhau giải quyết những khó khăn về tài chính, chúng ta phải nhận ra các bên được hưởng lợi từ các hoạt động bất công và những kẻ tạo ra chúng. Những cá nhân, tập đoàn và tổ chức chính trị ngày nay “đàn áp kẻ túng thiếu, và muốn tiêu diệt hết những kẻ nghèo khó” là ai?

Tin mừng đưa ra một dạng thức suy tư khác về các vấn đề kinh tế. Chúa Giêsu trình bày một dụ ngôn xoay quanh những thực hành tài chính gian dối bắt nguồn từ hệ thống nô lệ. Những tiền đề của dụ ngôn, các động lực quyền bính và các hoạt động kinh tế có vấn đề, cũng như lời khen ngợi của Chúa Giêsu về hành vi lừa dối của người quản lý thật khó hiểu.

Bối cảnh rộng lớn của Tin mừng Luca sẽ hữu ích để suy ngẫm về dụ ngôn này. Chúa Giêsu liên tục kêu gọi sự quan tâm và hỗ trợ cho người nghèo, vì vậy sẽ là trái sứ điệp Tin mừng nếu coi việc chấp nhận các hoạt động kinh doanh gian dối là ý nghĩa của dụ ngôn này. Loại hệ thống tài chính trong dụ ngôn, một hệ thống nô dịch, có thể nói lên lý do tại sao người nô lệ, một người nghèo khổ đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, không bị lên án vì hành động của anh. Sự lừa dối ở đây có thể được xem như một chiến lược sinh tồn trong bối cảnh đó.

Có thể do nội dung của dụ ngôn, sách Bài đọc đưa ra một bài ngắn hơn, làm nổi bật những vấn đề của việc cố gắng phục vụ cả Thiên Chúa và Mammon – Tiền Của (của cải, tiền bạc, tài sản). Yếu tố này rất đáng chú ý và vọng lại những gì chúng ta đã gặp trong những Chúa nhật trước. Khi suy tư về đời sống môn đệ, Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng những người theo Ngài phải sẵn sàng từ bỏ của cải, tài sản và các mối quan hệ gia đình. Dụ ngôn này có thể được hiểu là một ví dụ về sự tha hóa có thể liên quan đến của cải, đây có thể là một lý do khác giải thích tại sao những người theo Chúa Giêsu được kêu gọi từ bỏ của cải để trở thành môn đệ Ngài.

 

CẦU NGUYỆN

Chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những người thiếu thốn và dễ bị tổn thương nhất ?

Chúng ta có phê bình và lên án những hoạt động tham nhũng kinh tế không?

Chúng ta có đang hưởng lợi từ những tham nhũng tài chính không?

Bài đọc: Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (9/9/2022)
Nguồn: https://stellamaris.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay12,833
  • Tháng hiện tại624,855
  • Tổng lượt truy cập46,308,891

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây