Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI TN A - Lm GB Phạm Hồng Thái

Thứ ba - 07/02/2023 21:26  706

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN A

          Việt Nam chúng ta từ thời nhà Lê đã có bộ luật Hồng Đức, tuy có nhiều ưu điểm nổi trội trong xã hội Việt nam thời đó nhưng vẫn cần được đổi mới hoàn thiện nhiều nếu muốn áp dụng vời thời đại chúng ta hiện nay. Thời Chúa Giêsu ở Do thái có luật Môsê và các tiên tri tức là có Kinh thánh được coi là luật của Cựu ước tuy rất tiến bộ so với nhiều dân tộc khác nhưng Chúa Giêsu cho biết Chúa đến không phải để phá hủy luật này mà để kiện toàn. Vậy chúng ta hãy xem Chúa kiện toàn như thế nào?

     Luật về giết người: Giết người là trọng tội, nhưng Chúa Giêsu không  dừng lại ở hành vi giết người mà Chúa đưa tới những mầm mống sinh ra tội giết người đó là giận ghét và mắng chửi anh em.

      Trước hết là giận tức là phẫn nộ: Giận là một trong bảy tình cảm của con người: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Đó là tình cảm tự nhiên. Ai mà không có lúc tức giận. Chính Chúa Giêsu đã nổi cơn giận khi thấy người ta buôn bán bát nháo trong sân đền thờ Giêrusalem nên Chúa đã kết giây thừng làm roi để xua đuổi họ ra khỏi đền thờ và Chúa dạy: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp (Lc 19,46)”. Nhưng giận trở thành tội khi vì giận ghét mà sinh ra thù oán không còn coi tha nhân là anh em nữa và đó chính là tội thuộc điều răn thứ năm: “Chớ giết người” và nó sẽ trở thành mầm mống đưa tới hành vi giết người thực sự, tương tự như vậy về tội mắng chửi anh em.

Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có tâm lý dứt khoát với điều tội nên Chúa dùng các từ: móc mắt, chặt tay, chặt chân. Thực ra Chúa không có ý dạy ta hiểu theo nghĩa đen vì dù có móc đi một mắt, chặt đi một tay, một chân mà  không dốc lòng chừa thật thì vẫn có thể phạm tội lại được như thường. Thánh Gioan tông đồ hiểu ý Chúa nên đã viết:  “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân (1 Ga 3,15)”

    Hôn nhân một vợ, một chồng: Chúa Giêsu đưa hôn nhân trở lại đúng ý Thiên Chúa như thời nguyên thủy Adam Eva: Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và Chúa dạy “Điều gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” nên từ đó Chúa cấm li dị tuy nhiên trong Tin Mừng Matthêô có ghi nố trừ như sau: “Ai li dị vợ mình trừ trường hợp tà dâm thì làm cớ cho vợ ngoại tình” như vậy khi gặp trường hợp “Tà dâm” có nơi dịch là “Dâm bôn” thì được li dị. Đạo Tin lành và Chính thống thì cắt nghĩa là khi chồng hay vợ mình ngoại tình thì được li dị, nhưng đạo Công giáo chủ trương chỉ được li thân chứ không được li dị trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp như ngăn trở họ máu hoặc hôn nhân giả tạo vì nếu Chúa Giêsu cho phép li dị thì luật Chúa về Hôn nhân có hơn gì luật Mosê hay luật phần đời.

         Chúa Giêsu muốn chúng ta xa lánh tội ngoại tình ngay từ nguyên nhân đưa đến tội đó tức là từ cái nhìn: “Hễ ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ thì đã ngoại tình với họ trong lòng rồi”. Chúng ta nhớ câu chuyện vua Đavit đi bách bộ trên lầu nhìn xuống thấy có người phụ nữ đang tắm, rồi cái nhìn dâm dục đó đã đưa ông tới phạm tội ngoại tình với người đàn bà đã có chồng này sau đó nó còn đưa đẩy ông tới tội lừa dối đánh lận con đen nhưng không thành rồi tới âm mưu giết chồng bà này để chiếm đoạt bà (cf 2 Sm 11,2 -27)

        Kiện toàn lời thề: Luật Mosê cho phép thề nhưng không được bội thề tức là phải giữ lời thề. Chúa Giêsu không cho thề vì Chúa muốn rằng lời nói của con cái Chúa phải có giá trị: “Có thì nói có không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỉ mà ra”. Thực ra ở đây Chúa Giêsu chỉ khuyên chứ không cấm thề. Chúng ta thấy thánh Phaolô đã thề khi Ngài quả quyết: “Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống tôi mà thề rằng: chính vì nể anh em mà tôi đã không đến Côrintô nữa (2 Cr 1,23). Đàng khác Chúa Giêsu đã chấp nhận lời thề của Thượng tế khi Caipha nói: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi: Ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa Hằng sống không? Chúa Giêsu trả lời: Chính Ngài nói đó (Mt 26, 63-64)”. Như vậy trong những vấn đề nghiêm trọng không những chúng ta được thề mà còn có bổn phận phải thề nữa nhưng phải tôn trọng lời thề hứa với Chúa và với anh em. Ngoài ra Chúa Giêsu còn kiện toàn việc ăn chay, cầu nguyện, bố thí, giữ ngày Sabat, luật về thanh sạch ô uế, về thờ phượng Thiên Chúa  mà  chúng ta không thể triển khai hết ở đây.

Nhưng điều chính yếu Chúa đưa ra là tinh thần giữ luật: giữ luật vì lòng yêu mến luật chứ không phải chỉ có tính cách hình thức và phải thực hành đức công chính dồi dào như người con cái của Cha trên trời và trong tình anh em với nhau. Chúa Giêsu cũng tóm lại luật mới của Chúa trong một lời để giúp chúng ta  chu toàn luật: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta (Mt 7, 12)”. Thực hiện được điều này thì như lời Chúa hứa chúng ta sẽ được sống và được sống đời đời cùng Chúa. Amen

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay19,282
  • Tháng hiện tại603,031
  • Tổng lượt truy cập54,503,440

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây