Một bản tình ca tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa trong Tin mừng Gioan

Thứ bảy - 16/03/2024 06:11  339
MỘT BẢN TÌNH CA TUYỆT VỜI DÂNG LÊN THIÊN CHÚA TRONG TIN MỪNG GIOAN
 
Victor Cancino , SJ
Chúa nhật V Mùa Chay Năm B
Gr 31,31-34; Tv 51; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33

Cách đây vài tuần, một giáo xứ ở Missoula, bang Montana, đã tham gia khóa tĩnh tâm Mùa Chay, với chủ đề lấy từ chương đầu trong Tin mừng Gioan: “Các con tìm kiếm gì?” (Ga 1,38). Một người nhận xét rằng trải nghiệm cầu nguyện với Tin mừng Gioan trong chín ngày giống như đang nghe một bản tình ca tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa chúng ta. Đây là một diễn tả hữu ích để bắt đầu hiểu được rằng vị Thánh sử thứ tư đang cố gắng truyền đạt điều gì cho độc giả và cho thế giới. Nếu Tin mừng Gioan được viết giống như một bản tình ca đẹp, thì bài Tin mừng Chúa nhật tuần V mùa Chay trích chương 12 có thể được hiểu như một khoảnh khắc mạnh dần (crescendo) trong bản nhạc đó.

Bài Tin mừng bắt đầu với một hành động của các môn đệ và những người sắp trở thành môn đệ mà tác giả gọi là “những người Hy Lạp”, có lẽ là những người không phải gốc Do Thái đã gia nhập Do Thái giáo. Những người Hy Lạp hiếu kỳ này đã yêu cầu Philipphê: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” (Ga 12,21). Sau đó, Philipphê nói yêu cầu này với Anrê, rồi cả hai đến thưa với Chúa Giêsu. Ở đây Anrê và Philipphê trở thành một cặp môn đệ hoạt động chung với nhau trong Tin mừng Gioan.

Chương I của Tin mừng Gioan cũng có hành động tương tự khi hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả bắt đầu đi theo Chúa Giêsu. Một trong số họ là Anrê đã đi trình bày với Phêrô và ngày hôm sau đi tìm Philipphê. Sau đó, Philiphê đi gặp và nói với Nathanael: “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadaret” (Ga 1,45). Tất cả hành động này cho thấy Giáo hội tiên khởi nhấn mạnh đến việc chia sẻ kinh nghiệm của một người về Đức Kitô với người khác và việc cùng hành động với người đồng đạo.

Khi bắt đầu xuất hiện trong Tin mừng thứ tư, Chúa Giêsu bảo các môn đệ “hãy đến mà xem” (1,39). Từ chương 1 đến chương 12, các môn đệ và “thế gian” đã chứng kiến bảy dấu lạ tạo nên Sách Các dấu lạ trong Tin mừng này. Dấu lạ đầu tiên là biến nước thành rượu tại Cana, trong khi dấu lạ cuối cùng là việc ộng Ladarô sống lại ở chương 11, chương trước bài Tin mừng hôm nay. Việc hoàn tất bảy dấu lạ này đánh dấu số phận của Chúa Giêsu, đưa Người đến gần cuộc khổ nạn và cái chết, nhưng cũng đến gần hơn sự phục sinh và thăng thiên. Giờ đây, ngay cả người Hy Lạp cũng mong muốn “thấy” - nghĩa là tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia - Chúa Giêsu công bố thời điểm trọng đại mà Người mong chờ, đó là trở về cùng Chúa Cha: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23).

“Giờ” của Chúa Giêsu đã đến. Hoạt động tiếp theo đã rõ ràng đối với Người và các môn đệ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Trong sách Tin mừng thứ tư, việc mô tả sự đau khổ của một vụ đóng đinh đẫm máu được bao trùm bởi sự pha trộn kỳ lạ giữa sự thanh thản, niềm vui và hân hoan. Theo Tin mừng Gioan, việc ôm lấy cái chết trái luật, khác thường của một người như thế là một thần học phát triển đầy đủ về việc tử đạo. Chúa Giêsu có lo lắng chút nào không? Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, không hơn không kém. Tất cả những gì người ta nghe được từ cơn hấp hối của Chúa Giêsu là một nỗi buồn sầu: “Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến” (Ga 12,27). Sự xao xuyến ấy bị bỏ lại. Chúa Cha không cần phải giải cứu Chúa Giêsu khỏi cuộc khổ nạn của Người: “Chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này” (Ga 12,27).

Khi Giáo hội gần đến cuối mùa Chay, Tin mừng Gioan cất lên một lời giải thích tuyệt vời về giờ vinh hiển đang đến gần của Chúa Giêsu. Mục đích của Chúa Giêsu là thể hiện một cuộc sống cho đi cách tự do và hạnh phúc. Đây không phải là nỗi u buồn như truyền thống nhất lãm thể hiện trong cuộc khổ nạn. Nơi Tin mừng Gioan, giờ của Chúa Giêsu là giờ hạnh phúc. Những người theo Chúa Giêsu được yêu cầu đón nhận giờ phút này – nếu có thể, với niềm vui sâu lắng.

CẦU NGUYỆN

Chúng ta có thể nhớ lại khoảnh khắc một người bạn chia sẻ kinh nghiệm đức tin với mình không?

Lần cuối cùng chúng ta chia sẻ kinh nghiệm đức tin với ai đó là khi nào?

Gần cuối Mùa Chay, chúng ta cảm thấy bình an, xung đột hay hân hoan?

 

Bài đọc: Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (12/3/2024)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay22,491
  • Tháng hiện tại303,436
  • Tổng lượt truy cập53,288,471

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây