Lắng nghe Lời Chúa đòi hỏi sự kiên cường

Thứ bảy - 15/07/2023 07:53  412

LẮNG NGHE LỜI CHÚA ĐÒI HỎI SỰ KIÊN CƯỜNG

Victor Cancino, S.J.

Chúa nhật XV Thường niên năm A.

Is 5,10–11; Rm 8,18–23; Mt 13,1–9.


Chelsea có cha là người Mỹ gốc Mêxicô và mẹ là người Mỹ bản địa. Cô theo đạo Công giáo vì  được nuôi dạy và là người bản địa trải qua quá trình hòa nhập văn hóa. Có lúc cô đã bối rối do căn tính kép “công giáo” và “bản địa” của mình. Cô mãi suy nghĩ: Liệu hai tư duy này có tương thích với nhau không? Trong mười hai năm qua, cô đã học cách hòa nhập hai thế giới này. Trong thời gian sống phụ thuộc vào Khu bảo tồn người da đỏ Flathead, cô đã làm việc cho nhóm giới trẻ của nhà thờ và hệ thống chăm sóc sức khỏe của bộ lạc. Khi lắng nghe sự giao thoa giữa những câu chuyện trong Kinh thánh và từ tổ tiên của mình, giờ đây Chelsea có thể trải nghiệm một Đấng Tạo Hóa duy nhất trong hai nền văn hóa. Hai nền văn hóa này cùng chia sẻ một ý thức kiên cường, thái độ đối với đau khổ và niềm tin cho rằng lắng nghe sự khôn ngoan có thể cứu sống con người. Sự tổng hợp hiện tại của Chelsea giữa các nền văn hóa Công giáo và bản địa nhấn mạnh giá trị của sự kiên cường vốn cũng là ý chính của các bài đọc của Chúa nhật XV Thường niên.

Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta (Rm 8,18).

Kiên cường là khả năng bật dậy sau khó khăn, vượt qua và tiếp tục tiến về phía trước bất chấp nhiều trở ngại. Theo Kinh thánh sự kiên cường gắn liền với đức tính nhẫn nại và khả năng trung thành với giao ước của Thiên Chúa trong một thời gian dài. Một người nhận ra ý nghĩa của đau khổ khi đặt nó vào nhãn quan này. Những ai hiểu được tính kiên cường biết cách đặt đau khổ của họ trong viễn tượng lời hứa của Thiên Chúa để hoàn thành công trình sáng tạo (x. Rm 8,18).

Trong bài đọc II, thánh Phaolô viết: “Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết” (Rm 8,22). Thánh Phaolô hiểu rằng nơi an nghỉ cuối cùng của chúng ta kết thúc ở một thực tại khác, thoát khỏi những giới hạn về vật chất. Trong lúc ấy, chúng ta phải chờ đợi Thiên Chúa hoàn thành công trình sáng tạo, bao gồm cả công trình đang diễn ra trong mỗi người. Thánh Phaolô nói: “Cả chúng ta cũng rên siết trong lòng…nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa (Rm 8,23).

Tin mừng Chúa nhật tuần này cũng nói đến sự kiên cường qua Dụ ngôn Người gieo giống. Các yếu tố trong đoạn văn nổi tiếng này là rõ ràng. Có người gieo giống, hạt giống, đất nhận hạt giống, và có tất cả những chướng ngại ngăn cản sự phát triển. “Có những hạt rơi xuống” là điệp khúc xuyên suốt dụ ngôn này nêu bật bốn loại đất khác nhau. Khi cầu nguyện, nhiều người xem loại “đất” hoặc “chướng ngại” mô tả đúng nhất hoàn cảnh hiện tại của họ.

Từ một quan điểm khác, dụ ngôn nhắc nhở rằng việc lắng nghe lời Chúa đòi hỏi sự kiên vững. Có người nghe lời và vui mừng đón nhận. Chúa Giêsu nói: “Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời” (Mt 13,21). Sự bén rễ đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm để đau khổ không làm cho người môn đệ sa ngã. Tính kiên cường giúp một người nuôi dưỡng lời Thiên Chúa theo thời gian, và là một trong những đức tính duy nhất có thể đảm bảo những gốc rễ sâu xa cho việc làm môn đệ có ý nghĩa.

Kinh nghiệm của Chelsea khi làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho các bộ lạc đã dạy cho cô một bài học đáng ngạc nhiên: Đối với nhiều người, chính khi Chúa dường như vắng mặt thì tính kiên cường sẽ phát huy tác dụng. Cô giải thích “Chúa thực sự hiện diện nhiều hơn trong những khoảnh khắc mà chúng ta nghĩ rằng Đấng Tạo Hóa không có ở đó”. Cha Victor nghĩ đến những lúc bản thân gặp khó khăn trong đời sống thiêng liêng. Chỉ sau nhiều năm kể từ giai đoạn bắt đầu, tôi mới có thể xem xét cách Chúa vừa hiện diện vừa ẩn giấu. Những trở ngại ngăn cản tầm nhìn tâm linh của tôi  đã trở nên rõ ràng như là kết quả khi suy xét lại vấn đề này. Cheslea đã học được sự khôn ngoan này nhờ nghe những câu chuyện trong Kinh thánh và từ tổ tiên của cô. Dụ ngôn người gieo giống thách đố chúng ta nỗ lực nhiều hơn để lắng nghe và đón nhận Lời Chúa.

CẦU NGUYỆN

Những trở ngại ngăn cản chúng ta “lắng nghe” ngày hôm nay là gì?

Chúng ta có để cho lời Chúa nuôi dưỡng hành trình hằng ngày hay hằng tuần của chúng ta không?

Chúng ta có thể xác định bất kỳ khó khăn nào “bóp nghẹt” lời Chúa nơi cộng đoàn chúng ta không?

Bài đọc: Thanhlinh.net

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (12/7/2023)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay8,831
  • Tháng hiện tại642,660
  • Tổng lượt truy cập57,430,693

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây