Phần mềm, Định dạng Luân lý, và Sống trong Tội lỗi.

Thứ tư - 09/11/2016 20:41  9287

Thời gian học tập ở Bỉ, tôi sống tại Trường American ở Leuven. Trong ban cán sự, thuộc bộ phận buồng phòng và bảo trì, có một phụ nữ rạng rỡ tuyệt vời, sức sống của bà truyền sinh lực cho mọi người, nhưng bà lại có tình trạng hôn nhân tương tự như người phụ nữ Samaria trong Phúc âm. Không ai trong chúng tôi biết chắc bà đã kết hôn bao nhiêu lần, và người đàn ông đang sống với bà có phải là chồng chính thức hay không.

Một ngày nọ, có một Tổng Giám mục đến thăm Trường, và bà có tên trong đội hình tiếp tân. Tổng Giám mục bắt tay từng người và thăm hỏi ngắn gọn. Đến lượt mình, bà cho đức cha biết tên và công việc của mình tại trường. Ngài bắt tay bà và nhân tiện hỏi một câu: “Bà lập gia đình chưa?” Bà không sẵn sàng cho câu hỏi đó. Bà lắp bắp trả lời: “Có, không, à, đại loại thế.” Rồi bà cười và nói: “Thật ra, thưa đức cha, con sống trong tội lỗi!” Và Tổng Giám mục cũng cười. Ngài hiểu bà đang nói gì, không chỉ là lời lẽ, nhưng cả sắc thái trong nụ cười của bà.
Sống trong tội lỗi. Với những hành động rối loạn cố kết. Thần học luân lý Công giáo cố gắng nói gì về khái niệm này, khi mà ngày nay rất nhiều người, kể cả người Công giáo La Mã, thấy những khái niệm này là khó hiểu và xúc phạm?
Về giáo huấn luân lý Công giáo La Mã kinh điển, các khái niệm này có sự khó hiểu và dễ hiểu bên trong một bộ khung luân lý nhất định. Sắc thái và ý nghĩa thật của nó dựa vào hệ thống chung. Nói đơn giản, nó có nghĩa bên trong hệ thống đó. Trong ngôn ngữ thời nay, thần học luân lý Công giáo La Mã kinh điển có lẽ giống như một phần mềm chuyên biệt cao, thật sự là một phầm mềm được mài giũa, tinh luyện và nâng cấp qua nhiều thế kỷ, nên nó có sự cố kết nội bộ nhịp nhàng. Vấn đề là, thời nay phần nhiều trong nền văn hóa và cả trong giáo hội chúng ta, không còn sử dụng và không biết cách sử dụng phần mềm đó. Hệ quả là, định dạng và ngôn ngữ của nó bị hiểu sai và có thể gây xúc phạm. Không phải ai cũng có trí hóm hỉnh về chuyện này như Tổng Giám mục nói trên.
Vậy ta phải làm gì? Làm sao ta tiến tới được đây? Chúng ta ơn giản bỏ đi nhiều giáo huấn luân lý kinh điển bởi quá nhiều người thời nay thấy các khái niệm và ngôn ngữ của chúng gây xúc phạm sao?
Phải thừa nhận đây là một vấn đề lớn, với rất nhiều người thật tâm cân nhắc nó theo nhiều hướng khác nhau, như chúng ta vừa thấy ở Hội đồng về Hôn nhân và Đời sống gia đình. Làm sao chúng ta giữ nền tảng luân lý Kitô giáo đích thực, đồng thời xem trọng đúng đắn hiện thực của hàng triệu triệu người, bao gồm cả con cái và người thân của chúng ta? Làm sao chúng ta xác định được hiện thực của những người đang sống trong các tình trạng này, khi rõ ràng họ đem đến sinh khí cho cuộc sống nhưng lại không theo các nguyên tắc Kitô giáo? Làm sao chúng ta xác định thực tế luân lý của con cái và người thân yêu, những người đang sống với một đối tác không qua hôn nhân, nhưng vẫn đang tạo sinh khí từ mối quan hệ đó? Làm sao chúng ta xác định tình trạng luân lý của một cặp đồng tính, khi mối quan hệ của họ thực sự đem lại sức sống? Và làm sao chúng ta xác định tình trạng luân lý của người phụ nữ thành Samaria, và bà mà tôi đã nói trên, khi họ đi ngược các điều luật của Giáo hội về hôn nhân, nhưng lại là những con người đầy sức sống và đem lại sinh khí? Họ có sống trong tội lỗi hay không? Tình trạng của họ có bao gồm một sự dữ thực chất hay không?
Chúng ta cần một phần mềm mới bên trong thần học luân lý để trả lời cho những câu hỏi này, hay ít nhất là để định dạng chúng theo một ngôn ngữ mà nền văn hóa của chúng ta có thể hiểu và có thể nhận ra thách thức cho mình. Và đấy không phải việc đơn giản dễ dàng, khi những áp lực và phân cực trong giáo hội và trong gia đình của chúng ta quá rõ ràng. Nhiệm vụ của chúng ta là giữ nền tảng luân lý, thách thức nền văn hóa vốn không còn hiểu hay chấp nhận cách hiểu cũ về những chuyện này. Đồng thời, chúng ta không ép chân lý theo thời, không ép Phúc âm chìu theo thế gian, từ đó ta mới xác định tình trạng luân lý của thế giới này và của nhiều người thân của mình.
Sự thật cho chúng ta tự do, nhưng Thiên Chúa thường hành động qua những đường cong. Tôi là sinh viên thần học luân lý kinh điển, và tôi thực sự tin tưởng vào các nguyên tắc của nó, đồng thời mỗi ngày tôi đều khiêm nhượng và thấy mình được thách thức trước tình yêu thương, đức tin và sức sống nơi những con người bị xem là “sai lễ giáo.” Làm sao cái tốt lại là cái xấu được? Ở thời điểm này, tôi cũng như rất nhiều người các bạn, đang hoài nghi rằng, liệu ta có buộc phải sống với sự mơ hồ, sống với câu hỏi triền miên không.
Chúng ta cần một phần mềm mới, một cách định dạng luân lý mới, một cách mới để giữ vững chân lý trong cảm thông, một cách mới để giữ điều quan thiết trong cuộc hiện sinh.

 

J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Nguồn: phanxico.vn

 Tags: chúng ta, luân lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập275
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay39,430
  • Tháng hiện tại497,480
  • Tổng lượt truy cập46,859,084

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây