Vai trò và trách nhiệm của người cha – người mẹ trong gia đình.

Thứ bảy - 01/02/2020 05:22  4139

VAI TRÒ  VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA  NGƯỜI CHA – NGƯỜI MẸ TRONG GIA ĐÌNH.

dHôn nhân là một sự kết hợp giữa người nam và người nữ.

Do khác biệt về tâm, sinh lý, nên người đàn ông-người chồng-người cha; cũng như người phụ nữ- người vợ- người mẹ  đóng những vai trò rất quan trọng, không thể thay thế để quyết định trong việc hình thành và nuôi dưỡng hạnh phúc của một gia đình.

Tự hiểu biết thấu đáo về những mặt mạnh cũng như mặt yếu của chính mình, người đàn ông cũng như người phụ nữ sẽ dễ dàng vạch ra những bổn phận của mình hơn.

Hiểu về mặt mạnh của mình, anh và chị sẽ trở thành những người tự tin. Hiểu về mặt yếu anh và chị sẽ trở nên bớt tự tôn, tự mãn hoặc tự ti… Và từ đó anh chị sẽ cảm thấy người vợ, người chồng và các con của mình là một món quà quý  giá mà Thiên Chúa đã ban cho mình.

 A.   VAI TRÒ VÀ TRỌNG TRÁCH CỦA NGƯỜI CHỒNG – NGƯỜI CHA.

I .  Vai trò của Người Chồng:

        1. Người cầm lái: với bản chất nghiêng về lý trí, người chồng:

a. Ðóng vai trò chính trong việc tạo dựng tình yêu và hạnh phúc.

b. Chủ động tìm những phương thức vượt qua khó khăn.

c. Bảo vệ và phát triển hạnh phúc vợ chồng.

       2. Người gánh vác: với thân xác khoẻ mạnh, người chồng:

a. Ðảm nhận những công việc nặng nhọc.

b. Chủ động vạch kế hoạch làm ăn.

c. Ðối phó với những đe dọa hay phá hoại gia đình mình.

II.  Bổn phận của người chồng:

       1. Ðối với chức danh làm chồng:

a. Học hỏi và thấm nhuần nhiệm vụ của một người có gia đình.

b. Có tâm hồn đạo đức, vui tươi.

c. Chấp nhận và vui với những gì mình đang có.

d. Phát huy khả năng phái mạnh để làm tròn nhiệm vụ đối với vợ.

     2. Ðối với người vợ thân yêu:

a. Tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của bạn mình.

b. Chăm sóc sức khoẻ vật chất và tinh thần cho người bạn đời.

c. Bảo vệ vợ mình trước mặt người khác.

d. Dành thời giờ cho vợ.

e. Nếu có xung khắc, cố gắng tìm ra nguyên nhân và dám đối mặt với những xung khắc ấy để giải hòa.

f. Vợ  thường theo chồng, nên phải thấy được những khó khăn để giúp vợ mình thích nghi dễ hòa hợp.

g. Làm trung gian nối kết giữa vợ mình và gia đình .

h. Tiếp tay với vợ trong công việc hằng ngày và cùng chăm sóc giáo dục con cái.

III. Vai trò của người cha trong gia đình :

  1.  Người thủ lĩnh.

– Vạch ra và hướng dẫn cách sống, thời khóa biểu, chương trình làm ăn cho gia đình.v.v.

– Phân công cho mỗi thành viên trong gia đình cho công bằng phù hợp với khả năng của từng người.

– Tạo cho gia đình một uy tín giữa cộng đồng và một vị trí trong xã hội.

  • Người đầy tớ:

– Ai muốn trở nên cao nhất phải tập làm người thấp hèn nhất.

– Ai muốn thành công trong việc lớn phải biết chu toàn những việc nhỏ.

– Người lãnh đạo chính là người đi tiên phong trong mọi công việc không nề quản bất cứ việc gì.

– Người cha phải luôn tự nguyện gánh vác những việc nặng nề xứng đáng là nơi nương tựa của vợ con.

– Trong công việc người cha nhận lãnh những giai đoạn quyết định nhất, khó khăn nhất và gay cấn nhất.

– Trong đời sống thường ngày, người cha tự coi mình bình đẳng với tất cả gia đình, làm bạn của vợ và con.

  •  Người làm gương:

– Người cha là đích nhắm của con cái noi theo bắt chước.(con hơn cha là nhà có phúc).

– Người cha là gương sáng cho con cái trở nên thánh thiện.

IV. Bổn phận người cha trong gia đình :

  1. 

Nuôi và dưỡng con cái
  • 2. Tạo bầu không khí gia đình hòa thuận,thánh thiện và tin tưởng lẫn nhau.
3.  Con cái là hình ảnh của mình, cho nên mình phải tô điểm cho hình ảnh đó được trong sáng để khỏi bị phai nhạt với thời gian; đồng thời con cái là hồng ân của Thiên Chúa, nên mình phải trân trọng, gìn giữ và thăng hoa nó.

Tóm lại, vì là người chồng, nên phải sống và hành động đúng vai trò và bổn phận của một người chèo lái gia đình. Ðể khi nhắm mắt xuôi tay, sẽ hãnh diện vì đã lưu lại được điều tốt cho cuộc sống mai sau. Người đàn ông hãy:

– Hãnh diện vì được làm cha.

– Coi con cái là hình ảnh của chính mình.

– Mình là chỗ dựa cho con cái: con có cha như nhà có nóc.

– Ðừng để gia đình bị mang tiếng “dột từ nóc xuống”.

B.   VAI TRÒ VÀ TRỌNG TRÁCH CỦA NGƯỜI VỢ – NGƯỜI MẸ.

 
I. Vai Trò chủ động của người vợ trong hạnh phúc hôn nhân.

Một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất trong thập niên 50 là nam tài tử Gali Copter. Ông nổi tiếng không những vì tài nghệ diễn xuất mà còn vì cuộc sống hôn nhân mẫu mực. Vào khoảng cuối đời, quằn quại trong thể xác, ông đã nói về Rocky, người vợ đã chung sống với ông trong gần 30 năm như sau:

Rocky là một người đàn bà kỳ diệu. Nàng là một người vợ đã biết thích nghi với tính khí và công việc của tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất là nàng đã biết ở bên cạnh tôi mỗi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng là một người vợ đích thực”.

Những lời khen tặng trên đây của tài tử Gali Copter là một lời khẳng định: người nắm giữ bí quyết hạnh phúc gia đình, người đóng vai chủ động trong việc xây dựng hạnh phúc hôn nhân chính là người vợ. Dĩ nhiên sự thành công của hôn nhân là do sự hợp tác của hai vợ chồng. Nhưng người vợ vẫn là người đóng vai trò chủ yếu.

1. Một trong những bí quyết xây dựng hạnh phúc hôn nhân là biết thích nghi với tính khí của nhau.

Thích nghi, đối với người vợ, trước tiên là chấp nhận sự thật. Chấp nhận sự thật là chấp nhận những khuyết điểm và lầm lỗi của người chồng. Một người đàn ông không có khuyết điểm là một người đàn ông ngu đần, hoặc chỉ là một kẻ giả dối. Có những khuyết điểm gắn liền với những tính tốt nơi người đàn ông mà thiết tưởng, người vợ nên chấp nhận mà thôi.

Người vợ hãy cư xử như một người quản lý trong một cơ sở; mỗi ngày, người quản lý đi một vòng xung quanh cơ sở, kiểm soát xem có hư hại, thiếu sót điều gì không. Cũng thế, người vợ phải không ngừng kiểm soát tình hình của cuộc sống chung để kịp thời thấy được những hư hỏng và sửa chữa. Một rạn nứt nếu không sửa chữa kịp thời sẽ gây đổ vỡ lớn. Một chút thiếu sót của người chồng có thể là một rạn nứt trong tòa nhà hạnh phúc. Người vợ hãy thực tế để nhìn nhận sự rạn nứt ấy và tìm cách hàn gắn lại.

2.Trong những hoàn cảnh khó khăn, lúc chồng bị suy sụp, người vợ cần phải tỏ ra là cột trụ của gia đình, là chỗ dựa của người chồng, là người đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ sự vững chắc của gia đình( Chắng hạn lúc chồng đau ốm, thất nghiệp…)

3. Một số điểm giúp người vợ bảo vệ hạnh phúc gia đình :

    –    Người vợ đừng bao giờ nghĩ rằng, đã lập gia đình thì không cần chiều chuộng chồng nữa. Người vợ cần phải không ngừng làm đẹp lòng chồng. Những lúc người chồng gặp khó khăn trong công ăn việc làm là những lúc họ cần được vợ nâng đỡ chiều chuộng hơn cả. Trong mọi sự, người vợ hãy cư xử với chồng như một người tình.

– Người vợ phải luôn tạo ra một bầu khí ấm cúng trong gia đình. Một căn nhà trật tự sạch sẽ, một bữa ăn chuẩn bị chu đáo, đó là hơi ấm mà người vợ mang lại cho chồng sau một ngày lao động vất vả hay sau những giờ phút căng thẳng vì bổn phận.

– Người vợ phải luôn biết khuyến khích cổ võ chồng trong công việc, dù công việc có tăm tối và khiêm tốn đến đâu. Ai cũng muốn được khen tặng. Trong lời khen tặng ấy, không ai có thể thành thật cho bằng người vợ.

– Người vợ nên nhớ: người chồng không muốn bị kiểm soát trong vấn đề tiền bạc. Thái độ kiểm soát của người vợ sẽ dễ đặt người chồng vào chỗ dối trá và từ đó, xem vợ như là một đối thủ.

– Việc bếp núc là một trong những chìa khóa để bảo vệ hạnh phúc hôn nhân. Khi một người chồng không cảm thấy thoải mái hoặc được săn sóc trong gia đình, họ sẽ bị cám dỗ đi ra ngoài thường xuyên hơn.

– Người vợ nên nhớ, mình là người bạn đường của chồng. Một khi người chồng không còn cảm thấy được thoải mái để tâm sự với vợ nữa, họ sẽ đi tìm một người khác. Điều này cũng có nghĩa là người vợ phải không ngừng chú ý đến những khó khăn của chồng. Chú ý không có nghĩa là theo dõi, kiểm soát, mà chính là luôn dành tất cả yêu thương cho chồng. Tựu trung, tình yêu là chìa khóa của hạnh phúc.

4. Ơn gọi của người vợ là sống cho tình yêu: Lời đó cũng có nghĩa là họ phải sống trọn vẹn cho chồng con. Khi một người vợ chỉ chờ đợi được chồng yêu thương chiều chuộng, khi một người vợ nghĩ đến tự do và những quyền lợi riêng của mình hơn hạnh phúc của chồng con, tức là họ đang đi trên con đường dẫn đến đổ vỡ. Sống đời hôn nhân là một thể hiện của ơn gọi làm Kitô hữu. Người ta chỉ tìm được hạnh phúc đích thực khi muốn tìm và xây dựng hạnh phúc cho người khác.

Người vợ hãy luôn tâm niệm lời của Chúa Giêsu:

Ai tìm sự sống của mình sẽ mất, ai mất mạng sống mình, sẽ tìm gặp lại nó”.

(Trích Cẩm nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô, D. wahrheit)

II.  Vai trò Người Nữ trong Thiên Chức Làm Mẹ

  1.  Mẹ : Một Vai trò không ai có thể thay thế:

 Giáo hội luôn khẳng định đến tầm quan trọng của thiên chức làm me, ơn gọi làm mẹ là ơn gọi cao qúi không thể thay thế (x. Mulieris dignitatem, số 18). Giáo hội mời gọi các người mẹ Kitô hữu ý thức được vai trò thánh thiêng của người mẹ: “chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc làm rất quan trọng của các người phụ nữ, những người mẹ trong lòng gia đình… Lòng mong ước hợp lý đóng góp bằng những khả năng của mình cho thiện ích chung, và chính bối cảnh xã hội, kinh tế thường đưa người phụ nữ đến một họat động nghề nghiệp. Tuy nhiên cần tránh cho gia đình và nhân loại phải chịu một sự mất mát và nghèo nàn hơn, bởi vì người phụ nữ không thể thay thế trong việc sinh sản và giáo dục con cái. Bởi vậy, các chính quyền cần phải đưa ra những luật lệ thuận lợi cho việc thăng tiến nghề nghiệp của người phụ nữ và đồng thời bảo vệ cho ơn gọi làm mẹ và làm nhà giáo dục của họ” (Gioan Phaolô II, huấn từ ngày 19.03.1994, số 3).

  • Mẹ  : Sức sống của con cái

 Ca dao Việt Nam đã ví von:

“Con không cha như nhà không nóc ; Con không mẹ như nọc nòng đứt đuôi.”

 Nhà không nóc còn có thể giữ được cuộc sống, còn nòng nọc đứt đuôi có nghĩa là cái chết gần kề, vì không đuôi nòng nọc làm sao có thể bơi đi kiếm ăn được. Như thế, cuộc sống của người mẹ chính là cuộc sống của người con.

–  Vắng bóng mẹ trong gia đình qủa là một điều bất hạnh lớn lao cho con cái. Điều đó cũng khẳng định vai trò quan trọng của người mẹ trong gia đình, như hoàng đế Napoléon đệ nhất đã qủa quyết: “Tương lai của đứa con là công trình của người mẹ”.

– Điều quan trọng nhất chính người mẹ trao ban cho người con phẩm hạnh của một con người. Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con. Thánh Alphônsô Ligouri, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế, đã khẳng quyết: “Tất cả những gì tôi có, đều do mẹ tôi ban cho”.

– Tính nết của người con được hình thành từ nơi người mẹ. Từ trong dạ mẹ, đứa bé đã biết cười khi mẹ nó vui, đã biết buồn khi mẹ tơi giọt lệ, đã biết giận dỗi khi ngừơi mẹ không quan tâm đến.

– Từ khi lọt lòng đứa bé gắn kết với mẹ qua dòng sữa mẹ. Đó không chỉ là chất dinh dưỡng qúi báu làm phát triển thí thông minh đứa bé, và tạo ra sức miễn dịch ngăn ngừa nhiễm bệnh ở đứa bé, nhưng đó còn là những giọt sữa tình yêu của ngừơi mẹ trao cho con.

–  Người mẹ còn là thầy dạy đầu tiên cho của ngườii con qua những tiếng ầu ơ ru con. Những lời ru của em êm đềm đưa con vào giấc ngủ cũng là lúc ngừơi mẹ gieo vào lòng con những lời yêu thương dành cho con, những kỳ vọng ngừơi mẹ đặt vào con, dạy con biết về lòng chung thủy vợ chồng, yêu quê hương. Chính ngừơi mẹ đã hướng dẫn con bước vào đời…

             Thế nhưng thời đại hôm nay, trong cơn lốc xoáy của chủ nghĩa đề cao tự do, cá nhân chủ nghĩa, nam nữ bình quyền… hầu như đang làm mất đi vai trò “người mẹ” trong gia đình.

Với chủ trương giải phóng phụ nữ, đưa người phụ nữ ra khỏi gia đình, tham gia vào các lãnh vực chính trị kinh tế, xã hội như nam giới. Người ta lấy làm hài lòng với con số phụ nữ ngày càng tăng trong các lãnh vực.

Thế nhưng, trong khi nỗ lực đưa phụ nữ vào giữ những chức vụ cao cấp trong chánh quyền hay trong các công ty kêu gọi phụ nữ tham gia vào các họat động xã hội để đáp ứng lại với trào lưu nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ khỏi chuyện bếp núc, giặt giũ, quét dọn, nói chung là “nội trợ”, thì vô tình người ta đang “chôn cất” thiên chức làm mẹ, một ơn gọi không ai có thể thay thế được.

 

Hậu qủa là gì? Xã hội đang ngày càng có thêm nhiều tội phạm là thanh thiếu niên. Gia đình không còn là mái ấm, nhưng chỉ còn là quán trọ. Người con thiếu vắng sự chăm lo dạy dỗ đúng mực của người mẹ. Đứa bé không còn lớn lên trong những lời ru chất chứa yêu thương, nhưng là lớn lên trong sự canh chừng của người giữ trẻ.

Có một câu chuyện thật đau lòng đã xảy ra cách đây không lâu tại một Thành phố lớn: Một em trai 14 tuổi  bị bắt vì phạm pháp đã trả lời trước tòa khi được hỏi lý do tại sao em phạm tội, em vừa khóc vừa trả lời: “ Con mồ côi không cha không mẹ ”; trong khi đó cha mẹ em đang ngồi trong phòng xử án, họ là những người đang giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty lớn. Em khẳng định em không có cha mẹ, vì em lớn lên trong sự coi sóc của người giúp việc. Người giúp việc làm tất cả những công việc thuộc bổn phận của cha mẹ em. Nước mắt ràn rụa em kể : “ Khi cô giáo chủ nhiệm mời phụ huynh lên họp, thì người giúp việc đi thế cho ba má con. Con phạm tội vì con không có vòng tay ôm ấp của mẹ, không được nghe lời yêu thương của cha…”

  1. Mẹ : Nhà truyền giáo không thể thay thế trong gia đình

 Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14-2-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói :Anh chị em thân mến, vào cuối lộ trình tìm hiểu các chứng nhân thời Kitô giáo khai sinh, chúng ta hãy dừng lại nơi vài gương mặt nữ giới đã nắm giữ một vai trò quý báu trong việc loan báo Tin Mừng. Nhiều người đã hoạt động trong khung cảnh sứ mệnh của Chúa Giêsu. Trước hết và một cách đặc biệt là Đức Trinh Nữ Maria, nhưng cũng có nhiều phụ nữ khác theo Chúa Giêsu như các bà Giovanna, Suzanna, Marta và Maria là chị và em gái của Ladarô, và Maria Madalena là người có một thế đứng đặc biệt, vì là nhân chứng đầu tiên của Chúa Kitô phục sinh. Bà được thánh Toma thành Aquino gọi là ”tông đồ của các Tông Đồ”.

Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: “ Lịch sử Kitô giáo đã kết thúc một cách khác nếu đã không có nhiều chị em phụ nữ quảng đại góp phần. Vì thế như Đức Gioan Phaolo II vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã viết trong tông thư Phẩm giá phụ nữ: ”Giáo Hội cảm tạ Chúa vì tất cả các phụ nữ và vì từng người một… Giáo Hội cám ơn vì tất cả những biểu lộ của ”thiên tài nữ giới” xuất hiện trong dòng lịch sử, giữa tất cả mọi dân tộc và quốc gia; Giáo Hội cám ơn vì tất cả các đặc sủng Chúa Thánh Thần rộng ban cho các chị em phụ nữ trong lịch sử Dân Chúa, vì tất cả những chiến thắng mà Giáo Hội có được nhờ lòng tin lòng cậy và lòng mến của nữ giới; Giáo Hội cám ơn vì tất cả mọi hoa trái thánh thiện của nữ giới” (s. 31).

Như chúng ta thấy lời ca tụng liên quan tới các phụ nữ trong dòng lịch sử Giáo Hội và được nói lên nhân danh toàn Giáo Hội. Chúng ta cũng kết hiệp với lời qúy trọng ấy và cảm tạ Chúa vì Người hướng dẫn Giáo Hội từ đời này sang đời nọ, bằng cách sử dụng các người nam nữ không phân biệt ai, những người biết sinh hoa trái lòng tin và bí tich rửa tội cho thiện ích của toàn thân mình Giáo Hội để cho danh Chúa được cả sáng hơn.

Từ góc cạnh đó, một mặt Giáo hội luôn nhấn mạnh đến phẩm giá ngang nhau giữa người nam và người nữ (x. Familiaris consortio, số 22), cả hai đều được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa; mặt khác Giáo hội lại đặc biệt quan tâm đến vai trò người vợ và người mẹ trong gia đình của người nữ.

Với thiên chức làm mẹ, người phụ nữ được giao phó trọng trách loan báo Tin Mừng cách đặc biệt qua việc giáo dục con cái. Thật vậy “trong việc giáo dục con cái, người mẹ có một vai trò ưu việt nhất. Vì mối tương quan đặc biệt nối kết nàng với đứa con, nhất là trong những năm đầu đời…mối tương quan nguyên thủy giữa mẹ và con này còn có một gía trị giáo dục đặc biệt trên lãnh vực tôn giáo, bởi vì nó giúp hướng trí lòng con cái về Thiên Chúa rất sớm, cả trứơc khi chính thức bắt đầu việc giáo dục con cái” (Gioan Phaolô II, Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần XXVIII. – 01.01.1995).

C.  CHA VÀ  MẸ  ĐỀU CÓ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRÊN CON CÁI

Hạnh phúc của cha mẹ là được thấy con cái nên người. Ngược lại, nếu con cái hư hỏng sẽ là một nỗi đắng cay phiền muộn. Kết quả đáng mừng hay đáng tủi ấy tuỳ vào sự bận tâm giáo dục của cha mẹ ngay từ đầu.

Giáo dục con cái không phải chỉ là một bổn phận quan trọng, mà còn là một vinh dự lớn lao của bậc làm cha làm mẹ, bởi vì được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo nên những con người mới, những người con của Thiên Chúa. Đó là việc trồng người. Không chỉ trồng nên những người hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh mà còn trồng nên những vị thánh. Vì thế, giáo dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng, nhưng cần có một đường hướng, một kế hoạch và những phương pháp.

I . Quyền và bổn phận giáo dục con cái

Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được, nên không thể nào khoán trắng cho người khác hoặc để người khác chiếm đoạt.

Mục tiêu của của việc giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành người và trở thành người con Thiên Chúa. Khuôn mẫu của con người hoàn hảo đó là Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa đã hạ sinh làm người để nên mẫu mực cho chúng ta noi theo. Trong việc giáo dục con cái, phải để ý đến mặt nhân bản cũng như mặt đức tin.

II.  Cha Mẹ và Đời  Sống Đức Tin của con cái.

       1/ Cần chuyển giáo đức tin và giáo dục đức tin cho con cái. “những bậc làm cha mẹ, những kẻ tham dự vào tình phụ tử của Thiên Chúa, là những kẻ đầu tiên chịu trách nhiệm giáo dục con cái và là những kẻ đầu tiên rao giảng đức tin cho con cái. Cha mẹ có bổn phận yêu thương và tôn trọng con cái như là những nhân vị và như là những con cái của Thiên Chúa. Ðặc biệt, các ngài có sứ mạng giáo dục chúng sống đức tin kitô” (Đức Bênêđictô XVI., diễn văn bế mặc Đại hội Gia đình Thế giới lần V. tại Valencia, Tây Ban Nha, 9.7.2006).

Việc chuyển giao đức tin không chỉ đơn thuần là xin cho con cái được lãnh nhận Bí tích Rửa tội; nhưng còn được trao ban cho con cái qua mẫu gương sống đạo của cha mẹ. Cha mẹ định hình đời sống đức tin cho con cái qua đời sống đức tin của chính mình. Trên hết mọi sự cha mẹ phải là người mang lại nụ cười hạnh phúc trong gia đình. Đời sống đức tin không chỉ đóng khung trong những thói quen đạo đức như đọc kinh đi lễ, nhưng đức tin cần phải là nguồn mạch tuôn chảy niềm vui trong gia đình. Vì vậy trong việc sống đức tin, cha mẹ cần vượt thắng những khó khăn trong đời để nụ cười luôn nở trên môi. Nụ cười này của người cha, người mẹ là nụ cười của sự tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa. Đó là bài học đầu tiên cho con cái về đức tin.

2/ Niềm vui tín thác của cha mẹ dìu dắt người con hiểu được tầm quan trọng của ơn Chúa trong cuộc đời.

Việc chuyển giao đức tin cho con cái còn được cha mẹ thực hiện qua những câu chuyện kể về Kinh Thánh.

Những câu chuyện Thánh Kinh là những bài học dạy về đức tin, về luân lý và đức ái Kitô giáo.

       3/  Những giờ kinh tối trong gia đình chính là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái. Thế nhưng phương thế này đang bị các gia đình công giáo lãng quên và thay thế vào đó bằng những phương thế giải trí:phim ảnh, truyền hình, computer… Bởi đó để củng cố đức tin cho con cái cần phải tái lập lại những giờ kinh tối trong gia đình, và chính cha mẹ đóng vai trò quyết định cho vấn đề nẩy.

        4/   Một gia đình trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm chuyển giao đức tin cho con cái qua những giờ kính tối trong gia đình:

Chúng tôi là cha mẹ trẻ tuổi của một gia đình Công Giáo Pháp. Ngay từ khi lấy nhau, cả hai đều thâm tín rằng, trong vấn đề giáo dục con cái, việc thông truyền Đức Tin là vấn đề quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên chúng tôi không đề ra nguyên tắc hay quy luật nào phải theo. Chúng tôi muốn tránh lối giáo dục khắt-khe cứng-nhắc. Với thời gian, lần lượt 4 đứa con chào đời, chúng tôi bắt đầu khám phá ra việc đọc kinh chung trong gia đình là phương thức tuyệt hảo để thức tỉnh và xây dựng Đức Tin.

 Khi đứa con trai đầu lòng lên 8 tuổi chuẩn bị xưng tội rước lễ lần đầu. Dịp tốt thúc đẩy chúng tôi quyết định đọc kinh tối chung trước khi đi ngủ. Từ đó chúng tôi thấy rằng, buổi đọc kinh tối chung trong gia đình trở thành giây phút hạnh phúc. Chúng tôi đặt trọn gia đình dưới cái nhìn yêu thương của THIÊN CHÚA. Tuy nhiên chúng tôi không ép buộc con cái. Đứa nào không muốn thì thôi. Nhưng tất cả đều chấp thuận tham dự. Chúng tôi đọc kinh chung trong phòng ngủ của hai vợ chồng. Chúng tôi dọn chiếc bàn nhỏ, trên đó đặt bức ảnh Đức Mẹ MARIA bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng, một bình hoa và bốn cây nến trắng. Bốn đứa con theo lượt thắp và thổi tắt bốn cây nến này. Tất cả vợ chồng và 4 đứa con ngồi trên giường. Chúng tôi bắt đầu bằng dấu Thánh Giá, rồi mỗi đứa con nói: “Con xin chào Đức Chúa GIÊSU. Con xin dâng cho Chúa lòng con. Con cám ơn Chúa vì một ngày tốt đẹp trải qua”.

Mỗi người sau đó có thể kể ra một việc cụ thể, hoặc một niềm vui nào đó, để cám ơn Chúa. Chẳng hạn như học hành chăm chỉ nơi trường học, ăn bữa trưa ngon, ăn bánh ngọt nơi nhà ông bà v.v. Rồi chúng tôi cùng đọc hoặc cùng hát kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng. Và chúng tôi kết thúc buổi đọc kinh bằng dấu Thánh Giá. Buổi cầu nguyện đọc kinh tối chung với các con trong gia đình khơi dậy trong tôi niềm khao khát cầu nguyện. Trước đó tôi từng tham gia nhiều hoạt động tông đồ trong giáo xứ, nhưng không chú ý nhiều đến việc cầu nguyện.

 Kể từ khi tôi bắt đầu nghiêm chỉnh chú ý đến đời sống đạo đức của con cái, tôi cũng ý thức sâu xa rằng, tôi cùng tiến bước với các con và cùng các con khám phá ra con đường thiêng liêng phải theo. Tôi cũng ý thức sâu xa rằng, cầu nguyện không phải chỉ dành ra một thời gian cho THIÊN CHÚA, nhưng còn phải cố gắng sống Phúc Âm nhiều hơn. Ngoài ra mỗi giây phút trong ngày, cũng còn phải hướng lòng về với Chúa, nghĩ đến Tình Yêu và lòng trìu mến Ngài dành cho mỗi người.Con cái giúp tôi tìm gặp lại cái gì là thiết yếu nhất. Chúng cũng dạy tôi biết đặt trọn niềm tin tưởng nơi Chúa, dù bất cứ điều gì xảy ra; biết yêu thương người khác và biết cám ơn Chúa về tất cả niềm vui Chúa ban cho chúng ta. (Trích”PRIER”, 1+2/1984) Minh Nguyệt chuyển dịch)

                                    Câu Hỏi Thảo Luận  trước khi nghe nói chuyện

 

  • Câu Hỏi dành cho Gia Trưởng:

1/ Anh nghĩ gì khi có người nói cho anh biết là Vợ và các Con của anh luôn mong anh trở thành: Người cầm lái, người gánh vác, người thủ lĩnh, người đầy tớ ,  người làm gương và người bạn của họ?

2/ Ngoài việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con như theo những tiêu chuẩn của xã hội; là người công giáo,  Anh thấy mình còn phải làm gì cho con mình nữa?

 

  • Câu hỏi dành cho Hiền Mẫu:

1/Trong vai trò làm Vợ và làm Mẹ, Chị mong ước những gì nơi Chồng và Con của Chị ?

2/ Ngoài việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con như theo những tiêu chuẩn của xã hội; là người công giáo, Chị thấy mình còn phải làm gì cho con mình nữa?

Câu Hỏi Thảo Luận  trước khi nghe nói chuyện

  1. Câu Hỏi dành cho Gia Trưởng:

1/ Anh nghĩ gì khi có người nói cho anh biết là Vợ và các Con của anh luôn mong anh trở thành: Người cầm lái, người gánh vác, người thủ lĩnh, người đầy tớ ,  người làm gương và người bạn của họ?

2/ Ngoài việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con như theo những tiêu chuẩn của xã hội; là người công giáo,  Anh thấy mình còn phải làm gì cho con mình nữa?
 

(Trích”PRIER”, 1+2/1984) Minh Nguyệt chuyển dịch)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm82
  • Khách viếng thăm279
  • Hôm nay39,430
  • Tháng hiện tại467,937
  • Tổng lượt truy cập46,829,541

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây