Giáo xứ Vĩnh Phước tổ chức giờ Cầu Nguyện cho Tổ Tiên, Ông, bà đã qua đời và mời Tôn Giáo bạn (lương dân) cùng tham dự.

Thứ hai - 25/11/2019 06:53  1660
Giáo xứ Vĩnh Phước tổ chức giờ Cầu Nguyện cho Tổ Tiên, Ông, bà đã qua đời và mời Tôn Giáo bạn (lương dân) cùng tham dự.
****************************************************************************
Có nhiều người suy nghĩ và quan niệm rằng: những ai theo Chúa, đi đạo Công giáo là những người bất hiếu, bỏ Tổ tiên, ông bà không nghĩ đến việc ma chay, giỗ, kỵ v.v… Đây là một vấn đề khá nan giải. Xin thưa với quý vị rằng:” Nếu quý vị suy nghĩ và quan niệm như thế thì không đúng, có lẽ quý vị hiểu lầm rồi.”. Xin thưa:
* Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

** Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.


*** Đêm đêm con thắp đèn trời.
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
**** Tu chi cho bằng tu nhà,
             Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu
Qua những câu ca dao, tục ngữ, những cầu thơ trên muốn đề cao công ơn cưu mang, dưỡng dục của cha mẹ và khuyên chúng ta phải hiếu kính với các bậc Tổ Tiên, ông bà. Vì thế, thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Đây là cách thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân với những người đã khuất.
Người Việt
Nam coi việc cúng giỗ là một đạo hiếu và họ không bao giờ bỏ cúng giỗ ông bà cha mẹ, cúng giỗ tổ tiên của mình. Việc cúng giỗ là biểu hiện mối dây liên kết mật thiết giữa tổ tiên (những người đã khuất) với con cháu (những người còn sống); hay là biểu hiện mối quan hệ giữa thế giới của người sống và thế giới của người đã khuất.
Đầu xuân mới là dịp mọi người trong gia đình sum họp. Đây cũng là dịp người Việt
Nam chúng ta bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ và kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên. Người dân Việt vốn trọng lễ nghĩa. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra chúng ta. Người con hiếu thảo sẽ biết ơn nghĩa sinh thành và sống hiếu thảo với cha mẹ đã sinh ra mình, đồng thời cũng phải hiếu thảo với tổ tiên là cội nguồn của mình.
Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng và phải tuân theo những lời dạy dỗ của các ngài, phải lựa ý để chiều chuộng các ngài, ăn ở sao cho các ngài được hài lòng. Khi các ngài nằm xuống, ngoài việc lo chôn cất, con cháu còn phải kính nhớ và tưởng niệm trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Do đó, việc kính nhớ tổ tiên ông bà được xuất phát từ lòng thành kính biết ơn của con cháu.
Trong giai đoạn khai mở Kitô giáo tại Việt
Nam, việc kính nhớ tổ tiên đã được hiểu như thế nào?
Vấn đề thờ cúng tổ tiên được tái khẳng định trong Công đồng Vatican II (1962 - 1965), trong đó nhấn mạnh đến sự hiệp thông với người đã mất như Vấn đề thờ cúng tổ tiên được tái khẳng định trong Công đồng Vatican II, trong đó nhấn mạnh đến sự hiệp thông với người đã mất như sau: tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và nhận lãnh Thánh thần, đều họp thành một Giáo hội duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài. Bởi vậy, sự hiệp nhất giữa người còn sống dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau. Sau Cộng đồng Vatican II, thờ cúng tổ tiên được thực hiện trong cộng đồng Công giáo ở Đông Á, trước tiên là Trung Quốc, Phillipine, Việt Nam.
      Bổn phận thảo kính đối với Ông Bà Cha Mẹ của người Công Giáo.
Khi nhìn lại quá trình loan báo Tin Mừng trong Năm Thánh, người giáo dân Việt
Nam chúng ta vẫn còn đối diện với một ngộ nhận khá phổ biến nơi người ngoài Kitô giáo cho rằng: “Theo Đạo, bỏ ông bà”. Thực ra, người Kitô hữu được yêu cầu thực hành Mười Điều Răn, trong đó Điều Thứ Tư yêu cầu người Công giáo phải thảo kính cha mẹ. Hơn nữa, mỗi khi tham dự thánh lễ, mọi Kitô hữu đều cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên đã ly trần.
Như vậy, Hội Thánh buộc ngặt con cái mình phải chu toàn đạo hiếu. Khi cha mẹ còn sống thì nghĩa cử hiếu thảo của người Công Giáo và không Công Giáo có thể coi như giống nhau: yêu mến, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ…. Nhưng đạo hiếu đối với người đã khuất có thể khác nhau. Một người không tôn giáo sẽ dành bàn thờ tổ tiên nơi trang trọng nhất trong nhà. Người Công Giáo dành nơi trang trọng nhất cho Thiên Chúa, vì Ngài là Cha, “là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất” (Eph 3, 14) và theo niềm tin của người Công Giáo thì: Khi ngắm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên : chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Nhưng nhờ ơn Cha mạc khải chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con để các ngài truyền lại cho con cháu. Cha cũng ban cho các ngài ân huệ dư đầy, để chúng con được thừa hưởng mà nhận biết, tôn thờ và phụng sự Cha.” (Lời Tiền Tụng lễ Mùng Hai Tết, kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ).
Một người theo “ đạo ông bà ” sẽ rất dị ứng, khó chịu, đôi khi cho là xúc phạm khi phải dời bàn thờ tổ tiên nơi trọng tâm gia đình sang một bên. Nhưng với tinh thần tôn thờ Thiên Chúa là “Tổ Tiên của tổ tiên”, người tín hữu, và cả tổ tiên mình cũng vui mừng dành cho Thiên Chúa nơi thờ tự cao trọng nhất. Còn việc dâng hương, xá lạy. . . ta hãy đọc lại chỉ dẫn của Hội Đồng Giám Mục. Sau đây là nguyên văn của Quyết nghị này:

 

Quyết nghị của các Giám mục Việt Nam về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên (1974)

 Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên
Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa khóa hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha trang . Quyết nghị của các Giám mục Việt
Nam về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên (1974)
 Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên
Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa khóa hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang từ ngày 12-14 tháng 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến việc thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 14.6.1965, về các lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:
“ Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định: Những cử chỉ thái độ, lễ nghi (sau này) có tính cách thế tục lịch sự xã giao để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ Tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động ” (Thông cáo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 14.06.1974).
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.
2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
3. Ngày giỗ cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.
4.Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.
     Trong trường hợp thi hành các việc trên đây sợ có sự hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu khích lệ, thông cảm… Đối với giáo dân, cần phải giải thích cho hiểu việc tôn kính Tổ Tiên và các vị anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền phải “thảo kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.
                                                                        Nha Trang, ngày 14.11.1974   
                                                               CÁC ĐỨC GIÁM MỤC VIỆT
NAM
Với những ý hướng trên, đây là những ngày cuối tháng mười một, tháng đặc biệt cầu cho các tín hữu đã qua đời. Cách riêng là tháng cầu nguyện cho công cuộc loan báo và rao giảng Tin Mừng.
Cha Quản xứ Anphong Nguyễn Công Minh (ofm) có sáng kiến tổ chức giờ Cầu Nguyện cho Tổ Tiên, Ông, bà đã qua đời trong Giáo xứ và thân mời Tôn Giáo bạn (lương dân ) cùng tham dự giờ cầu nguyện này thông qua giáo dân mời những người bạn thân quen đến tham dự. Khi đến tham dự  mỗi gia đình không phân biệt lương, giáo nhớ mang theo một di ảnh chính của Ông bà, cha mẹ.
       Trời Mùa Đông thời tiết mát mẻ, không có mưa rất thuận lợi cho giờ cầu nguyện. Giáo xứ chào đón anh chị em Tôn giáo bạn (lương dân). Trong tâm tình “ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trông cây”, vào lúc 19 giờ00, ngày 24/11/2019 cha Quản Cha Quản xứ Anphong Nguyễn Công Minh chủ sự và cha phó Giuse Phạm Như Duy (ofm) hướng dẫn giờ cầu nguyện này với chủ đề: Thắp Nén Hương Thảo Hiếu”. Lời dẫn đầu nói lên ý nghĩa và tâm tình của giờ cầu nguyện hôm nay. Tiếp theo kính mời Cha Quản xứ có đôi lời với cộng đoàn và làm dấu Thánh giá khai mạc giờ cầu nguyện. Sau lời khai mạc, mỗi gia đình đưa di ảnh lên bục đã được trang hoàng sẵn.(xem hình) giờ cầu nguyện lại tiếp tục.
Buổi cầu nguyện diễn ra thật sốt sắng đầy ắp tình thân lương giáo. Sau đó Giáo xứ mời anh chị em lương dân lưu lại Hội trường cùng giao lưu, trao đổi và liên hoan nhẹ.

 
d
d
d
d

      

Bài viết và hình ảnh: JB Nguyễn Ánh Gx Vĩnh Phước.
      















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Kết nối

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay26,079
  • Tháng hiện tại375,895
  • Tổng lượt truy cập51,707,230

Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây