105. Hỏi: Tại sao Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa của ông Gioan để “sám hối hầu được ơn tha tội” (Lc 3,3)?
Thưa: Ðể khởi đầu quãng đời công khai và để tham dự trước vào Phép rửa là cái chết của mình, Chúa Giêsu, dù không có tội lỗi nào, và là “Chiên Thiên Chúa, Ðấng xoá tội trần gian” (Ga 1,29), cũng chấp nhận liệt mình vào hàng các tội nhân. Chúa Cha tuyên bố Người là “Con yêu dấu” của mình (Mt 3,17) và Thánh Thần ngự xuống trên Người. Phép rửa của Chúa Giêsu là hình ảnh báo trước Bí tích Rửa tội của chúng ta.
263. Hỏi: Bí tích Rửa tội mang lại những hiệu quả nào?
Thưa: Bí tích Rửa tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Ðức Kitô và Hội thánh Người. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Ðức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các người Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí tích Rửa tội thuộc về Ðức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Ðức Kitô (ấn tín).
264. Hỏi: Ðâu là ý nghĩa của “tên thánh” khi lãnh Bí tích Rửa tội?
Thưa: Mọi tên gọi đều là quan trọng vì Thiên Chúa biết tên gọi của từng người, nghĩa là biết tính cách độc đáo của mỗi người. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu nhận một tên gọi đặc biệt trong Hội Thánh, ưu tiên nên chọn tên của một vị thánh, vị này là gương mẫu thánh thiện cho người nhận tên, và ngài sẽ chuyển cầu cho họ nơi Thiên Chúa.
Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn