Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, năm B

Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, năm B

 04:36 18/05/2018

Quả vậy, sứ mạng của các môn đệ phát xuất từ biến cố phục sinh (x. Mt 28,18-20; Mc 16,15-18.20; Lc 24,46-48; Cv 1,7-8). Sứ mạng này là một diễn tiến liên tục với sứ mạng của Đức Giêsu bắt nguồn từ Chúa Cha: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21; x. Ga 17,18). Tin Mừng Gioan nhắc đi nhắc lại nhiều lần việc Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến thế gian (5,23-24.30; 6,38-39; 7,29; 8,18.29.42; 11,42.44-45; …), nhưng đây là lần duy nhất Chúa Kitô Phục Sinh sai các môn đệ đi, theo cùng một mô thức như Người đã được Chúa Cha sai đi. Như thế, theo cái nhìn của Tin Mừng thứ tư, biến cố phục sinh là mốc điểm quan trọng của sứ mạng “được sai đi”, sứ mạng gắn liền với ơn Thánh Thần.
Kinh Thánh bằng hình: Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm B

Kinh Thánh bằng hình: Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm B

 05:44 16/05/2018

Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc nhớ việc Chúa Thánh Thần được ban cho các tín hữu sơ khai, và cũng là biến cố được xem như ngày khai sinh Giáo hội. Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay còn trình bày cho chúng ta ý nghĩa quan trọng và căn bản hơn của biến cố Hiện Xuống: sự liên kết giữa Chúa Giêsu phục sinh và Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu phục sinh là Đấng ban Thánh Thần cho các môn đệ, sai họ ra đi để qui tụ muôn dân qua lời loan báo Tin Mừng phục sinh.
Các bài suy niệm CN 5 PS B (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm CN 5 PS B (nhiều tác giả)

 22:29 23/04/2018

Chúa phán: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em". Ở lại trong Thầy phải trả giá theo Thầy. "Ai muốn theo Ta hãy từ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy". Con người chúng ta muốn được sự sống mới của Đấng Phục Sinh, chúng ta cũng phải kinh qua đau khổ, sự chết và phục sinh với Chúa. Chúa Giêsu cũng đã được cắt tỉa bởi sự khổ đau và sự chết. Dòng nhựa nguyên lưu thông từ thân tới các cành. Con người cũng hãy gắn với sự Phục Sinh của Chúa như nhựa nguyên lưu thông trong thân và các cành nho. Chúng ta hãy làm cho thế giới tốt tươi để mọi người nhận ra Cây Nho đích thực là Đức Kitô và Người trồng nho là chính Thiên Chúa.
Hoa Phục sinh

Hoa Phục sinh

 05:00 13/04/2018

Lễ nghi Tuần Thánh và Phục sinh đã khép lại. Mặc dù niềm vui Phục sinh trải dài trong suốt năm mươi ngày, gọi là Mùa Phục sinh, nhưng trong thực tế, niềm vui ấy ít khi được thể hiện nơi đời sống của người tín hữu, mà xem ra chỉ dừng lại trong Phụng vụ. Trong bài Giáo lý hằng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, hôm thứ Tư, 4-4-2018, từ một khung cảnh vui tươi của ngày đại lễ được trang trí nhiều hoa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến “Hoa Phục sinh” trong đời sống người tín hữu.
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật III Phục Sinh năm B

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật III Phục Sinh năm B

 22:19 11/04/2018

Chúa Giêsu đã phục sinh. Người đang ở giữa nhân loại và đang củng cố niềm tin cho các tông đồ. Chúa Giêsu sống lại đã hơn một lần bị ngộ nhận là ma. Lần này khi hai môn đệ trên đường Em-mau đang kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa họ và Chúa phục sinh cho các tông đồ khác” thì Chúa phục sinh hiện đến đứng giữa các ông. Các ông lo sợ, hồn vía lên mây, tưởng rằng thấy ma”( Lc 24, 40-42 ). Đức Giêsu phục sinh ban bình an cho các ông, rồi Ngài mời gọi các môn đệ hãy làm chứng nhân cho Người
Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

 23:20 09/04/2018

Phụng Lời Chúa Chúa Nhật III Phục Sinh năm B dâng hiến cho chúng ta những lời chứng mới về biến cố Phục Sinh; nhưng mầu nhiệm vinh quang này được bày tỏ ở đây trong mối liên hệ với mầu nhiệm Thương Khó của Đấng Mê-si-a chịu đau khổ. Thánh Lu-ca thuật lại cho chúng ta chuyện Đức Giê-su hiện ra cho các môn đệ của Ngài vào buổi chiều Phục Sinh. Trong câu chuyện này, Chúa Giê-su giải thích cuộc sống và cái chết của Ngài và chứng minh rằng Kinh Thánh đã tiên báo rồi cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ngài, cũng như ơn tha thứ tội lỗi.
Các bài suy niệm CN 3 Phục Sinh năm B (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm CN 3 Phục Sinh năm B (nhiều tác giả)

 22:50 09/04/2018

Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho chúng ta sự sống mới, chia sẻ quyền năng Phục Sinh của Ngài cho mỗi người chúng ta, và cho nhiều người khác qua mỗi người chúng ta.Chúa Nhật 3 PHỤC SINH cho chúng ta thấy rõ uy quyền của Đấng Phục Sinh và qua chúng ta, Ngài mời gọi từng người chúng ta trở nên nhân chứng cho Ngài. Tin mừng của thánh Luca cho hay các môn đệ khi thấy Chúa Phục Sinh hiện ra, họ tưởng là ma. Lần nào cũng vậy khi Chúa Phục Sinh hiện ra để minh chứng cho các môn đệ Ngài đã sống lại thì các môn đệ vẫn nghĩ là họ đang thấy ma.
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật II Phục Sinh, năm B. Chúa Nhật lòng Chúa thương xót

Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật II Phục Sinh, năm B. Chúa Nhật lòng Chúa thương xót

 22:53 06/04/2018

Trình thuật Ngôi Mộ Trống ghi lại bằng chứng về biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu, với điểm nhấn nơi “niềm tin” của người môn đệ được Đức Giêsu thương mến. Trình thuật Đức Giêsu hiện ra với các phụ nữ như được thánh Mátthêu trình bày ở 28,9-10 cũng có phiên bản tương ứng ở Ga 20,11-18, với Maria Magdalena là hiện thân của nỗi buồn nơi các môn đệ cũng như niềm vui của họ khi được gặp Đức Giêsu Phục Sinh. Cuối cùng, trong Ngày Phục Sinh, Đức Giêsu đã hiện ra với các môn đệ, và trong cuộc gặp gỡ này, Ngài đã ban cho các ông Thần Khí của Ngài.
Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 19/2018

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 19/2018

 04:51 05/04/2018

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 2 Phục sinh: Hãy nhìn xem; Lời mời gọi dự phần vào sứ điệp sự sống (Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ Vọng Phục sinh, 31/03/2018); Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô; Toà Thánh tuyên bố: không có thoả thuận nào sắp được ký với Trung Quốc; Đức giáo hoàng chúc mừng Lễ Vượt Qua của Cộng đồng Do Thái giáo.
Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật 2 Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật 2 Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

 23:00 02/04/2018

Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật II Phục Sinh năm B tiếp tục tưởng niệm biến cố Phục Sinh và những thành quả mà biến cố nầy đem lại trong suốt Mùa Phục Sinh cho đến lễ Ngũ Tuần. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra cho các Tông Đồ, đặc biệt là thánh Tô-ma, qua người môn đệ cứng lòng tin nầy, Ngài nhắn gởi đến tất cả chúng ta: “Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô

 06:26 02/04/2018

rưa Chúa nhật 01-04-2018, sau Thánh lễ Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Sứ điệp Phục sinh cùng với Phép lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và cho toàn thế giới), từ ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô. Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha diễn tả mầu nhiệm Phục sinh qua hình ảnh hạt lúa chịu chết đi để sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu là hạt lúa được Thiên Chúa gieo vào lòng đất đã bị tội lỗi của thế gian giết chết, nhưng Người đã phục sinh và mang lại biết bao hoa trái: hoa trái hoà bình, hoà giải, hy vọng, đối thoại, an ủi, khôn ngoan…
Thời Gian Phụng Vụ: Mùa Phục Sinh

Thời Gian Phụng Vụ: Mùa Phục Sinh

 05:11 31/03/2018

Năm phụng vụ, trong một ý nghĩa chung, mở ra cho chúng ta những sự phong phú của Mầu Nhiệm Đức Kitô. Những mầu nhiệm này trong một phương diện nào đó trở nên hiện tại trong tất cả chiều dài của thời gian ; các tín hữu được đặt để liên hệ với các mầu nhiệm này và được làm cho viên mãn nhờ ân sủng của ơn cứu độ” (HCPV, số 102).Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của Mùa phụng vụ Phục Sinh. Chu kỳ mùa Phục Sinh bao gồm:Khởi đầu với ngày thứ Tư lễ Tro, kéo dài trong 40 ngày chay tịnh và cầu nguyện. Đây cũng được xem như là thời gian chuẩn bị (cho đến Chúa nhật Lễ Lá).Tuần thánh được hoàn thiện bằng Tam nhật vượt qua (từ tối ngày thứ Năm Tuần Thánh cho đến kinh chiều ngày Chúa nhật Phục Sinh).Tuần Bát nhật Phục Sinh. Mùa Phục Sinh gồm cả lễ Chúa Thăng Thiên và kết thúc bởi lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (50 ngày sau lễ Phục Sinh).
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Vượt Qua

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Vượt Qua

 05:18 29/03/2018

Hôm nay, tôi muốn suy niệm về Tam Nhật Vượt Qua là ba ngày bắt đầu từ ngày mai, để đào sâu thêm một chút những gì mà những ngày quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ trình bày cho chúng ta, là các tín hữu. Tôi muốn hỏi anh chị em một câu hỏi: lễ nào là lễ quan trọng nhất của đức tin của chúng ta: Lễ Giáng Sinh hay Lễ Phục Sinh? Lễ Phục Sinh vì đó là ngày lễ của ơn cứu độ của chúng ta, ngày lễ của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, ngày lễ, cuộc cử hành Cái Chết và Phục Sinh của Người.
Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật Phục Sinh năm B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

 05:11 28/03/2018

Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật Phục Sinh tập trung vào biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su, vì thế, bỏ qua bài đọc Cựu Ước quen thuộc để nhường chỗ cho Tân Ước. Sau khi Đức Giê-su đã hoàn tất Kinh Thánh, Giáo Hội không còn lý do gì quan tâm đến những bản văn tiên báo. Khởi đi từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến lễ Ngũ Tuần, Bài Đọc I được trích dẫn từ sách Công Vụ Tông Đồ. Đây là một truyền thống xa xưa lên đến tận thế kỷ IV.
Tam Nhật Vượt Qua

Tam Nhật Vượt Qua

 06:17 21/03/2018

Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Tam nhật Vượt qua – gồm Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), và Lễ Phục Sinh (Easter). Điều này bao gồm Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil), đỉnh cao của Tam Nhật Thánh. Từ Triduum có gốc tiếng Latin nghĩa là “ba ngày”. Tam Nhật Thánh bắt đầu từ bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào kinh chiều (Evening Prayer) của Chúa Nhật Phục Sinh.
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật II Phục Sinh năm A

Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật II Phục Sinh năm A

 05:34 21/04/2017

Trước hết, Đức Giêsu Phục Sinh là Đấng đem lại bình an. Ba lần trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chúc bình an cho các môn đệ (Ga 20,19.21.26). Bình an ở đây không phải là thứ bình an vì không có gian nan, thử thách, đau khổ nhưng là thứ bình an vì có Chúa Phục Sinh hằng ở cùng. Việc gặp Đức Kitô Phục Sinh không làm cho các môn đệ hết sợ người Do Thái; bằng chứng là tám ngày sau lần hội ngộ đầu tiên cùng Thầy, các môn đệ vẫn lo sợ đóng kín cửa. Và có lẽ đó là lý do để Chúa Phục Sinh khẳng định lại một lần nữa rằng sự hiện diện của Người đem lại “bình an cho anh em” (Ga 20,26).
ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Thống kê

  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay9,113
  • Tháng hiện tại382,991
  • Tổng lượt truy cập46,744,595

Kết nối

 

 

 


Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây