Trang Tin Tức Giáo phận Nha Trang

https://giaophannhatrang.org


Hội Đông Mục Vụ Giáo hạt Nha Trang tĩnh tâm Mùa Chay

Trong chương trình sinh hoạt thường niên với tâm tình sống Mùa Chay Thánh 2019. Hội đồng mục vụ Giáo hạt Nha Trang đã có buổi Gặp gở, tĩnh tâm, hoc hỏi tại nhà thờ Giáo xứ Bình Cang vào thứ bảy, ngày 16/3/2019
Hội Đông Mục Vụ Giáo hạt Nha Trang tĩnh tâm Mùa Chay
 
3afFJRDpZIXwIv12 JUfRz36FtQa4tw9MpxzpR3Ko56Cz0hdHA8vUtonhIzkyjNVBHA218CEZa3B1L4ekOFSxibHbo59YHvcEqBbtsCfNIlo533qGaqszaYZDz1gznImRO5FVbvOCWzRaqp bZ Epp4pLubQSXviOwuMBDgk0fGiZus6OuZzs JouKWZu 2l2Vjidvl5a7 WJfiMMugUeaXtHZlHtoE4Y5mkabQMdtCTb95NfCMVwDh2BvaZeWaTrong chương trình sinh hoạt thường niên với tâm tình sống Mùa Chay Thánh 2019. Hội đồng mục vụ Giáo hạt Nha Trang đã có buổi Gặp gở, tĩnh tâm, hoc hỏi tại nhà thờ Giáo xứ Bình Cang vào thứ bảy, ngày 16/3/2019, các thành viên HĐMV của các giáo xứ trong Giáo hạt Nha Trang đã tập trung về đây tham dự tĩnh tâm . 

Trong bầu khi hiệp thông và sốt sắng, mở đầu cuộc gặp gỡ Cha Antôn Nguyễn Công Nam đặc trách HĐMV Giáo phận Nha Trang đã chia sẻ, nhắn nhủ các thành viên trong HĐ sống tâm tình của mùa chay thánh, đồng noi gương các thánh và sống  tâm tình sám hối, hoán cải như các thánh Augustino, thánh Pherô ...đã sống .

XEM HÌNH ẢNH

Sau đó Cha dặc trách giới thiệu Cha Phêrô Nguyễn Chí Công quản xứ giáo xứ Núi Sạn chia sẻ với HĐMV với đề tài " Vai trò của HĐMVGX trong việc đồng hành với những gia đình gặp khó khăn ". Sau đó ACE được lãnh nhận bí tích hòa giải để nhờ đó sống lành thánh trong mùa chay .

Tiếp theo chương trình đến 10g . Thánh lễ đồng tế được cử hánh do Đức Ông Giuse Tổng Đại Diên chủ tế cùng với các Cha: Cha Anton Nguyễn Công Nam, Cha GiacobêTrần Ngọc Anh và Cha FX Phan Huy Thoại .
Sau lời nguyện hiệp lễ BTV / HĐMV Giáo hạt đã đại diện cho cộng đoàn tham dự đã nói lên lời tri ân đến ban tổ chức và  chụp ảnh lưu niêm lần gặp gở hôm nay. Buổi tĩnh tâm đươc kết thúc sau bửa cơm huynh đệ .
Hình ảnh  buổi tĩnh tâm

Bài chia sẻ của Cha Phê rô Nguyễn Chí Công
 
Đề tài
Vai trò của hội đồng mục vụ trong việc đồng hành với những gia đình gặp khó khăn
Lời Chúa: (Lc 10, 25-37) Người Samaria nhân hậu    
 
  1. Những gia đình gặp khó khăn: “người gặp nạn, bị cướp bóc lột, đánh nhừ tử, bị bỏ rơi”. Đó là hình ảnh của những gia đình gặp khó khăn, những gia đình thiếu vắng tình yêu.
  1. Người di dân
  2. Những hôn phối khác tôn giáo
  3. Những gia đình li dị, đổ vỡ
  4. Những gia đình gặp những biến cố đau thương (nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, bạo lực...)
Những gia đình này cần đến sự đồng hành của những người bên cạnh, những kitô hữu, cách riêng của các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ.
  1. Thế nào là đồng hành:
Là làm sao để giúp cho con người cảm nhận sự hiện diện gần gũi của Chúa Giêsu trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ của họ. “Cần đón tiếp và trân trọng nỗi đau khổ của những người phải gánh chịu li hôn, li dị hoặc bị ruồng bỏ một cách bất công, hoặc buộc phá vỡ cuộc chung sống do sự ngược đãi của người phối ngẫu kia” (AL 242).
“Hội thánh cũng phải đồng hành bằng sự ân cần chăm sóc những đứa con yếu đuối nhất của mình, vốn ghi dấu bởi tình yêu bị tổn thương và lạc lối, bằng cách khôi phục lại cho họ niềm tin và hi vọng, như ánh sáng của một ngọn hải đăng hoặc một ngọn đuốc được đặt giữa mọi người hầu soi sáng cho những người đã lầm đường lạc lối hoặc đang ở giữa bão tố cuộc đời” (Amoris laetitia (AL), 291).
Người Samaria mẫu gương của sự đồng hành:
  1. Động lòng thương
  2. Tiến lại gần
  3. Chăm sóc: “băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc
  4. Hậu thuẫn: Người Samaria nói với chủ quán 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'
Do đó, để có sự đồng hành đúng nghĩa, cần có con tim biết rung cảm trước khó khăn của người khác, trái tim của Lòng thương xót.
  1. Vai trò Của HĐMV trong việc đồng hành:
Trong cuốn Kitô hữu giáo dân với Hội Đồng Mục Vụ trong gia đình giáo xứ nếu lên vai trò của HĐMV là “đồng trách nhiệm” với Cha xứ. Đây là một khái niệm mới dần dần được hình thành từ Công đồng Vaticanô II, được thánh Gioan Phaolô II phát triển qua Tông huấn “Kitô hữu giáo dân” (1988), được ĐTC Benedicto XVI tiếp nối trong sứ điệp “Đồng Trách Nhiệm vì bản chất và hoạt động của Giáo Hội” (2009)...
Với vai trò đồng trách nhiệm, HĐMV không chỉ đảm đương các công tác tổ chức trong giáo xứ, vận động và thúc đẩy giáo dân tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, lập sổ sách, công tác đối ngoại ...mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, duy trì, và phát triển các sinh hoạt của giáo xứ. (KTHGDVHĐMVTGĐGX, 220).
Hiểu thế, HĐMV có vai trò rất quan trong việc đồng hành với các gia đình gặp khó khăn khi biết đi đến, quan tâm, nâng đỡ các gia đình gặp khó khăn, cũng như đưa ra những đề nghị mục vụ với cha quản xứ. Đồng thời, HĐMV giúp cha xứ nắm bắt tình hình trong giáo xứ về mọi mặt, nhất là về đời sống đức tin và phong hóa.
Dẫu vậy, chúng ta cũng cần phân biệt “đồng trách nhiệm” chứ không “đồng quyết định”. Quyền “quyết định” vẫn thuộc về Cha quản xứ, vì lẽ “với quyền thừa ủy của Giám Mục GP, linh mục quản xứ luôn luôn là người phải thực hiện quyết định cuối cùng và cho thi hành những gì cần thiết đối với việc mục vụ của gia đình giáo xứ.” (KTHGDVHĐMVTGĐGX, 226)
 
  1. Vài câu hỏi để kiểm điểm đời sống:
  1. Trước những gia đình gặp khó khăn trong giáo xứ, tôi đã hỗ trợ họ thế nào, tôi có đi bước trước để tìm đến giúp họ  tìm thấy sự an ủi nơi Chúa?
  2. Khi những gia đình gặp khó khăn đến nhờ tôi giúp đỡ, tôi đã có thái độ nào?
  3. Bản thân gia đình tôi có thuộc về gia đình gặp khó khăn không?


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây