Trang Tin Tức Giáo phận Nha Trang

https://giaophannhatrang.org


Kinh thánh có thể giúp chúng ta đương đầu với nỗi tuyệt vọng?

Đối với nhiều người, năm nay là một năm vô cùng khó khăn. Đại dịch Covid-19 đang diễn ra đã khiến thế giới đảo lộn, làm ngưng trệ cuộc sống hàng ngày một cách không thể tưởng nổi và khiến nhiều người đau khổ và chết vì virus này.​
Kinh Thánh có thể giúp ích gì chăng? Tôi hy vọng là có.
0 UnNfgz3 PrYTkn1g b5Lo 2dlzFuPISycFWLgEXmiwwsdl9g7eVp91b5bid82NwvbjvI3X6C69tDR41zSOLrUefRJTMqd2CQNflvU6e3FD2pCPg9bASnPMC0o7rQfsla0QqaxUWYrXJMWQNypbluiQw3bQbDwqYK4EqRac7j57euAGf2piSdEGTLZpuYxrpoobnJUVbcztFqgsM2Ej4UeyNlspsOFUq 7EwqNru9Wke3mUg7DSsmE1RTj wOU
Kinh thánh có thể giúp chúng ta đương đầu với nỗi tuyệt vọng?
Jaime L. Waters

/uploads/news/2020_07/1594352137.pngĐối với nhiều người, năm nay là một năm vô cùng khó khăn. Đại dịch Covid-19 đang diễn ra đã khiến thế giới đảo lộn, làm ngưng trệ cuộc sống hàng ngày một cách không thể tưởng nổi và khiến nhiều người đau khổ và chết vì virus này. Cũng vậy, vụ sĩ quan cảnh sát giết Breonna Taylor hồi tháng 3 và George Floyd hồi tháng 5 gây ra đã thêm tên hai người nữa vào danh sách những người da màu chết dưới tay của những người thi hành luật pháp hống hách. Chúng ta đã chứng kiến nỗi buồn, sự thất vọng và thịnh nộ mà vụ giết Floyd đã khơi mào cách đặc biệt. Sự xác nhận trực quan về một vụ giết người rõ ràng vào ban ngày đã cho thế giới lúc này thấy một ví dụ khác về cách đối xử vô nhân đạo và hoàn toàn coi thường tính mạng của người da màu. Là một người phụ nữ da màu, tôi cảm thấy tuyệt vọng. Kinh Thánh có thể giúp ích gì chăng? Tôi hy vọng là có.

Bài đọc hai trích từ thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma thật là thích hợp. Thánh Phaolô nói các thụ tạo “rên siết như người đàn bà chuyển dạ”, sử dụng hình ảnh một người phụ nữ sinh con để thu hút nỗi đau khổ tập thể. Hình ảnh sống động này được sử dụng trong suốt Kinh Thánh để diễn tả một giai đoạn khó khăn rồi cuối cùng sẽ chấm dứt, nhưng chỉ sau nhiều đau khổ. Chẳng hạn, ngôn sứ Giêrêmia đã nói về sự đau khổ của dân Giuđa như một người phụ nữ rên la chuyển dạ khi sinh đứa con đầu lòng. Bà thở hổn hển, dang tay, ngất đi, và kiệt sức vì những khó khăn phải chịu đựng (Gr 4,31). Tương tự như vậy, khi ngôn sứ Isaia mô tả sự đau khổ sẽ xảy ra cho thành Babylon, thành phố được nhân cách hóa thành một người phụ nữ cảm nghiệm nỗi đau đớn khi sinh con (Is 13,8).

Tin mừng theo thánh Maccô và thánh Gioan cũng sử dụng ngôn ngữ diễn tả nỗi đau trước giờ sinh. Maccô viết Tin mừng trong cuộc chiến tranh thứ nhất giữa Do Thái và Rôma, là cuộc khởi nghĩa vĩ đại mà người Do Thái nổi lên chống lại đế quốc Rôma, gây ra nhiều chết chóc và những cuộc tàn phá khủng khiếp, đáng chú ý nhất là việc phá hủy đền thờ. Thánh Maccô đã mô tả đặc điểm thời kỳ này như là “khởi đầu các cơn đau đớn” (Mc 13,8). Thánh Gioan cũng sử dụng ngôn ngữ này, tuy nhiên  ngài nhấn mạnh niềm vui xuất hiện sau nỗ lực chiến đấu: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một người con đã được sinh ra trong thế gian” (Ga 16,21). Tuy nhiên, tôi chắc rằng nhiều phụ nữ đều nhớ cả nỗi đau khi sinh con lẫn niềm vui khi có một sự sống mới. Nếu chúng ta hiện đang nỗ lực trước bất công, chúng ta không thể chỉ chú trọng vào niềm vui trong tương lai. Chúng ta phải cùng nhau tranh đấu để đạt đến xã hội mà chúng ta mong muốn thấy.

Giống như cách sử dụng phép ẩn dụ của thánh Gioan về nỗi đau lúc sinh con, thư gửi tín hữu Roma cũng đề cao niềm hy vọng khi cảm nghiệm nỗi đau khổ tập thể. Thánh Phaolô xem  đau khổ như là một phần của thân phận con người, điều mà ngài thường xuyên liên kết với tội đầu tiên của con người trong vườn Êden. Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng khẳng định rằng vinh quang tương lai sẽ được mặc khải qua Chúa Thánh Thần. Như đoạn văn tiếp theo sau bài đọc hôm nay, thánh Phaolo vẫn lạc quan, kêu gọi mọi người kiên nhẫn chờ đợi ơn cứu chuộc trong tương lai.

Tôi mong mình có thể chia sẻ sự lạc quan của thánh Phaolô, nhưng tôi không còn kiên nhẫn nữa. Chúng ta không còn có thể chỉ chờ đợi mọi thứ trở nên tốt hơn. Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta hoạt động hăng say để nhận ra “vinh quang đã được mạc khải cho chúng ta,” khi tất cả mọi người cuối cùng đều được đối xử với phẩm giá và sự tôn trọng.

Hình ảnh sinh nở không phải để chỉ công việc nặng nhọc, nhưng ngay lúc này chúng ta đang rên rỉ đau đớn chuyển dạ cũng không đủ. Chúng ta đã quá chậm trễ để có một xã hội công bằng cho mọi người: Đây là thời điểm để hành động.

Nguồn: https://www.americamagazine.org/faith/2020/06/26/can-scripture-help-us-cope-despair
Chuyển ngữ: ĐCV Sao Biển
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây