Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

  •   30/07/2018 04:35:24 AM
  •   Đã xem: 880
  •   Phản hồi: 0
Đây là bức tranh được trưng bày trong đại lễ suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19-06-1988 tại quảng trường thánh Phêrô tại Roma, do họa sĩ Gordon Faggetter trình bày. Bức tranh lấy cảm hứng từ câu 9 trong đoạn 7 của sách Khải Huyền : “Tôi đã thấy một đoàn người đông đảo không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng rước ngài Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế”.
Mầu Nhiệm Là Gì?

Mầu Nhiệm Là Gì?

  •   05/07/2018 05:03:28 AM
  •   Đã xem: 1159
  •   Phản hồi: 0
Thực ra không phải chỉ có trong các bài giảng, chúng ta mới nghe nói tới các mầu nhiệm (= MN). Đôi khi trong kinh nguyện chúng ta cũng thấy xuất hiện tiếng MN, thí dụ như các MN Kinh Mân côi. Và rồi trong cuộc nói chuyện hằng ngày, cũng có người buộc miệng thốt lên “thật là mầu nhiệm” để nói rằng: thật là khó hiểu, bí ẩn. Không rõ tiếng MN đã xuất hiện từ lúc nào trong ngôn ngữ Việt Nam, nhưng chắc chắn là trước khi Kitô giáo đến nước ta. Tuy rằng các tôn giáo khác không hay nói tới các MN, nhưng chúng ta cũng thấy những từ tương tự, thí dụ như là: phép mầu, nhiệm mầu, nhiệm lạ, huyền bí, huyền nhiệm, bí nhiệm, vv.
“Ta Là” (egô eimi) trong Tin Mừng Gio-an

“Ta Là” (egô eimi) trong Tin Mừng Gio-an

  •   14/06/2018 05:33:04 AM
  •   Đã xem: 1897
  •   Phản hồi: 0
Kiểu nói tiếng Hy lạp “egô eimi” có nghĩa “chính tôi là” hay “chính là tôi” tuỳ theo văn mạch. “Egô eimi” có thể có nghĩa thông thường. Chẳng hạn, Gio-an Tẩy Giả trả lời những kẻ hỏi về ông ở Ga 1,20b: “Chính tôi không phải là Đấng Ki-tô (egô ouk eimi ho Khristos)”, hay Phi-la-tô nói với Đức Giê-su ở 18,35a: “Tôi là người Do Thái sao? (mêti egô Ioudaios eimi;)”. Đối với Đức Giê-su, Người dùng kiểu nói “egô eimi” có thuộc ngữ, như khi Người nói với những người Do Thái: “Chính Tôi là (egô eimi) ánh sáng của thế gian” (8,12), hay thuộc ngữ được hiểu ngầm để xác định người nói như ở 6,20, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chính là Thầy (egô eimi), đừng sợ!”
Ý nghĩa của 16 tên gọi trong Thánh Kinh

Ý nghĩa của 16 tên gọi trong Thánh Kinh

  •   17/05/2018 05:19:16 AM
  •   Đã xem: 2384
  •   Phản hồi: 0
Abraham “Cha của nhiều người” – Tiếng Hebrew (còn gọi là tiếng Hêbrơ, tiếng Do Thái) Adam “Người đàn ông” – Tiếng Hebrew Giêsu “Yahweh (Thiên Chúa) là Ơn cứu độ” – Tiếng Hebrew Micaen “Ai bằng Thiên Chúa?” – Tiếng Hebrew Raphael “Thiên Chúa đã chữa lành” – Tiếng Hebrew Gabriel “Thiên Chúa là người hùng của tôi” – Tiếng Hebrew
Tại sao Giáo hội Việt Nam không dịch lại kinh Lạy Cha như Giáo hội Pháp?

Tại sao Giáo hội Việt Nam không dịch lại kinh Lạy Cha như Giáo hội Pháp?

  •   15/05/2018 10:30:10 PM
  •   Đã xem: 3259
  •   Phản hồi: 0
Trong Đại hội đồng thường niên của Hội đồng Giám mục Pháp nhóm họp tại Lộ Đức từ 03/11-08/11/2017, các vị giám mục Pháp đã quyết định sửa lại một chữ trong kinh Lạy Cha theo đúng bản gốc tiếng Hy-lạp và sẽ được áp dụng kể từ Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng năm nay (03/12/2017). Cụ thể là câu ‘‘Ne nous soumets pas à la tentation’’ (= “xin đừng để chúng con chịu cơn cám dỗ”) theo lối dịch đại kết và của Bible de Jérusalem hoặc là câu “Ne nous conduis pas en tentation” (= “xin đừng dẫn / đem/ đưa chúng con vào/ đến cơn cám dỗ”) sẽ được đổi lại là ‘‘Ne nous laisse pas entrer en tentation’’(= “xin đừng để chúng con đi vào trong cơn cám dỗ” = ‘‘Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’’).
Thời Gian Phụng Vụ: Mùa Phục Sinh

Thời Gian Phụng Vụ: Mùa Phục Sinh

  •   31/03/2018 05:11:46 AM
  •   Đã xem: 4287
  •   Phản hồi: 0
Năm phụng vụ, trong một ý nghĩa chung, mở ra cho chúng ta những sự phong phú của Mầu Nhiệm Đức Kitô. Những mầu nhiệm này trong một phương diện nào đó trở nên hiện tại trong tất cả chiều dài của thời gian ; các tín hữu được đặt để liên hệ với các mầu nhiệm này và được làm cho viên mãn nhờ ân sủng của ơn cứu độ” (HCPV, số 102).Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của Mùa phụng vụ Phục Sinh. Chu kỳ mùa Phục Sinh bao gồm:Khởi đầu với ngày thứ Tư lễ Tro, kéo dài trong 40 ngày chay tịnh và cầu nguyện. Đây cũng được xem như là thời gian chuẩn bị (cho đến Chúa nhật Lễ Lá).Tuần thánh được hoàn thiện bằng Tam nhật vượt qua (từ tối ngày thứ Năm Tuần Thánh cho đến kinh chiều ngày Chúa nhật Phục Sinh).Tuần Bát nhật Phục Sinh. Mùa Phục Sinh gồm cả lễ Chúa Thăng Thiên và kết thúc bởi lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (50 ngày sau lễ Phục Sinh).
Tam Nhật Vượt Qua

Tam Nhật Vượt Qua

  •   21/03/2018 06:17:31 AM
  •   Đã xem: 5110
  •   Phản hồi: 0
Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Tam nhật Vượt qua – gồm Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), và Lễ Phục Sinh (Easter). Điều này bao gồm Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil), đỉnh cao của Tam Nhật Thánh. Từ Triduum có gốc tiếng Latin nghĩa là “ba ngày”. Tam Nhật Thánh bắt đầu từ bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào kinh chiều (Evening Prayer) của Chúa Nhật Phục Sinh.
Tại sao kiêng thịt mà không kiêng cá?

Tại sao kiêng thịt mà không kiêng cá?

  •   16/03/2018 04:23:59 AM
  •   Đã xem: 4020
  •   Phản hồi: 0
Trước hết, nên lưu ý tới việc sử dụng từ ngữ. Tiếng “ăn chay kiêng thịt” gợi lên cho chúng ta hai điều: một điều cấm (kiêng) và một điều khuyến khích. Điều cấm là kiêng thịt; điều khuyến khích là ăn chay. Chắc Chúng ta đã biết rằng ở Việt Nam có vài tôn giáo đã hiểu như vậy: ăn chay có nghĩa là ăn đồ chay, những đồ lạt, không mặn. Còn đối với Kitô giáo, ăn chay có nghĩa là kiêng ăn. Như thế, ngoài chuyện kiêng thịt lại còn thêm chuyện kiêng ăn nữa.
Ý nghĩa và mục đích của chuyến đi ad limina

Ý nghĩa và mục đích của chuyến đi ad limina

  •   24/02/2018 05:16:07 AM
  •   Đã xem: 2781
  •   Phản hồi: 0
Cuộc viếng thăm này được quy định rõ ràng trong các luật lệ chính thức của Bộ Giáo Luật. Khoản Giáo luật 400 định rõ là các giám mục giáo phận có bổn phận chính mình phải thực hiện cuộc viếng thăm này và quy định những việc ngài phải làm trong cuộc Viếng thăm chính thức này. Khoản giáo luật nói như sau: (1) “Vào đúng năm đệ nạp bản phúc trình lên Đức Giáo Hoàng, nếu Tông Tòa không ấn định cách khác, giám mục giáo phận phải về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và phải yết kiến Đức Giáo Hoàng. (2) Giám mục phải tự mình chu toàn nghĩa vụ nói trên, trừ khi bị ngăn trở chính đáng; trong trường hợp này, ngài phải nhờ giám mục phó, nếu có, hoặc giám mục phụ tá, hay một tư tế khác có khả năng xứng hợp thuộc linh mục đoàn hiện đang cư ngụ trong giáo phận của ngài để thay thế ngài chu toàn nghĩa vụ đó..."
Công phúc, công trạng?

Công phúc, công trạng?

  •   08/01/2018 10:39:54 PM
  •   Đã xem: 3599
  •   Phản hồi: 0
Theo Công Giáo[5]: (1) Các việc lành phúc đức, được thực hiện nhờ ân sủng và hoạt động của Chúa Thánh Thần, góp phần vào việc lớn lên trong ân sủng, nhờ đó đức chính trực do Thiên Chúa ban cho được bảo tồn, và việc hiệp thông với Chúa Kitô được sâu đậm hơn. (2) Khi nói “công trạng” của các việc lành phúc đức là phần thưởng trên trời được hứa ban cho những việc làm ấy.
Ý Nghĩa Noël

Ý Nghĩa Noël

  •   20/12/2017 05:01:54 AM
  •   Đã xem: 5477
  •   Phản hồi: 0
Theo Pháp ngữ, “Joyeux Noël” nghĩa là “Merry Christmas” – Giáng Sinh vui mừng, nhưng người Việt thường chúc nhau bằng cách nói “Giáng Sinh an lành”. Tự điển Webster năm 1828 định nghĩa đó là “tiếng reo vui” hoặc “bài ca Giáng Sinh”. Từ “noël” (mẫu tự e có “hai chấm” ở trên) có nguồn gốc là Pháp ngữ, có thể từ cổ ngữ Pháp là “nael”. Chữ này lại được “rút ra” từ La ngữ là “natalis”, nghĩa là “sinh”. Lễ Giáng Sinh là cử hành viẽc Chúa Giêsu mặc xác phàm làm người, tức là “hóa thành nhục thể”, như Thánh sử Gioan đã xác nhận: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng

Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng

  •   26/11/2017 09:15:31 PM
  •   Đã xem: 3771
  •   Phản hồi: 0
Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (''parousia'' có nghĩa là ''ĐẾN'') sang chữ Latinh là ''Adventus'' do động từ ''advenire: đến'' (1) có quá khứ phân từ (past participle) là ''adventum'': ĐÃ ĐẾN! Người Đức và Anh bỏ âm /us/ của ''adventus'' để có danh từ ''Advent, advent''. Người Pháp cũng vậy, còn bỏ mẫu tự ''d'' để có chữ ''avent''.
Chữ viết tắt "R.I.P" nghĩa là gì?

Chữ viết tắt "R.I.P" nghĩa là gì?

  •   08/11/2017 04:39:09 AM
  •   Đã xem: 5844
  •   Phản hồi: 0
Các mộ, bia, thánh giá,... của công giáo thường có ghi những chữ R.I.P. viết tắt của “Requiescat in pace” (Rest In Peace: Hãy an nghỉ trong bình an). Câu này đến từ lời nguyện lễ an táng: “Anima eius et animae omnium fidelium defunctorum per Dei misericordiam requiescant in pace: Nhờ lượng từ bi Chúa, xin cho linh hồn ấy và linh hồn các tín hữu đã qua đời được nghỉ ngơi bình an”. Cách hiểu đầy đủ nhất cho từ "R.I.P" này là “ Hãy an nghỉ bình an (trong Chúa)"
Các Thánh Thông Công Là Gì?

Các Thánh Thông Công Là Gì?

  •   23/10/2017 10:15:32 PM
  •   Đã xem: 3614
  •   Phản hồi: 0
Ngày 01-11 hàng năm, Giáo Hội mừng kính trọng thể các thánh nam nữ. Còn trong kinh Tin Kính chúng ta đọc thì có câu: “Tôi tin các thánh thông công”. Các thánh thông công có nghĩa là gì? Trước khi đi vào nội dung, cần nói qua vấn đề từ ngữ. Tiếng Việt mình nói là “các thánh thông công”, nhưng nguyên bản Latin thì nói ngược lại: “sự thông công của các thánh” (communio sanctorum). Hạn từ “Communio” thường được dịch là “thông công, thông hiệp, hiệp thông, thông hảo, giao hảo”.
Mầu nhiệm là gì?

Mầu nhiệm là gì?

  •   21/09/2017 04:50:00 AM
  •   Đã xem: 3671
  •   Phản hồi: 0
Các mầu nhiệm không phải là cái gì bí ẩn, tối tăm khó hiểu; nhưng là những việc huyền diệu mà tình yêu Chúa đã thực hiện; chúng ta muốn chiêm ngắm và hoạ lại trong đời, để đáp lại tình yêu đó. Việc cầu nguyện, suy gẫm và chiêm niệm các mầu nhiệm của Đức Kitô dần dần đưa chúng ta tới sự kết hiệp thân mật với Ngài, gọi là kết hợp thần bí (hay huyền nhiệm: mystique).
“cổ áo la mã”

“cổ áo la mã”

  •   01/09/2017 05:33:15 AM
  •   Đã xem: 4399
  •   Phản hồi: 0
Ngày xưa việc ăn mặc rất khác nhau ở vùng này qua vùng khác, cả giáo dân cũng như linh mục. Tuy nhiên, ở khắp nơi, những người trong hàng giáo sĩ và những người vị vọng đều mặc cổ trắng. Nguồn gốc của nó có từ thế kỷ thứ 16, vào thời đó, không phải chỉ hàng giáo sĩ mới mặc cổ trắng nhưng các người trong giới khoa học, văn chương, tòa án thích mặc áo thêu có đăng ten trắng sang trọng
Tại sao việc rước lễ lần cuối cùng được gọi là "Của ăn đàng"?

Tại sao việc rước lễ lần cuối cùng được gọi là "Của ăn đàng"?

  •   10/08/2017 05:26:14 AM
  •   Đã xem: 2981
  •   Phản hồi: 0
Lần rước lễ đầu tiên trong đời được gọi là “rước lễ vỡ lòng”, còn lần rước lễ lần chót trong đời được gọi là “của ăn đàng”. Từ ngữ này có ý nghĩa gì? Đây là một từ dịch bởi tiếng La-tinh viaticum và xa hơn nữa, gốc bởi tiếng Hy-lạp hodoiporion và ephodion.
NĂM THÁNH

NĂM THÁNH

  •   30/06/2017 11:06:35 PM
  •   Đã xem: 3106
  •   Phản hồi: 0
Theo truyền thống Công Giáo bắt nguồn từ thời Cựu Ước, Năm Thánh (Holy Year) là một biến cố hay nói đúng hơn là một thời kỳ hồng ân mà qua đó Thiên Chúa ban ơn đặc biệt hơn khi con người mở lòng để canh tân và thống hối. Theo nguyên gốc Latin Annum Jubilaei mà nhiều nhà chú giải Kinh Thánh giải thích là bắt nguồn từ tiếng Do Thái Jôbel (“thổi kèn tù và báo hiệu năm đại xá”)
Tại sao người Công giáo gọi linh mục là “cha”?

Tại sao người Công giáo gọi linh mục là “cha”?

  •   20/06/2017 10:39:11 PM
  •   Đã xem: 2685
  •   Phản hồi: 0
Trong Phúc âm theo thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã nói, “Đừng xưng hô ai dưới đất là “Cha” của anh em, vì Cha của anh em chỉ có một, Cha ở trên trời.” (Mt 23,9) Nghe qua, ta thấy lời này có vẻ mâu thuẫn với thói quen của người Công giáo thường gọi các linh mục là cha. Ngay cả như thế, câu này cũng có vẻ như bảo chúng ta đừng nên gọi bố mình là “cha” và chỉ có Chúa là người duy nhất chúng ta có thể gọi là cha. Chúng ta phải hiểu như thế nào?

Các tin khác

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay52,388
  • Tháng hiện tại598,956
  • Tổng lượt truy cập46,960,560

Kết nối

 

 

 


Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây