Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng C - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng C - Lm. Inhaxio Hồ Thông

  •   05/12/2018 04:30:21 AM
  •   Đã xem: 1107
  •   Phản hồi: 0
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng chuẩn bị cho người tín hữu tâm tình chờ đón Chúa đến. Giáo Hội mời gọi người Ki-tô hữu tìm lại ý nghĩa của việc Chúa đến qua những bản văn Kinh Thánh.
Các bài suy niệm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng C (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng C (nhiều tác giả)

  •   05/12/2018 04:22:24 AM
  •   Đã xem: 1363
  •   Phản hồi: 0
Khi thánh Gioan Tẩy giả đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối, cầu ơn tha tội, thì ngài dùng lời trong sách Tiên tri Isaia nói rằng:"Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".Đoạn Tin mừng này thì rất quen thuộc với chúng ta. Nhưng, khi suy nghĩ đến việc dọn đường Chúa, sửa lại đường Chúa cho ngay thẳng, thì chúng ta có thể tự hỏi: Con đường của Chúa là con đường nào?.
Suy Niệm Thánh Vịnh 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   05/12/2018 03:42:11 AM
  •   Đã xem: 1081
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh vịnh lên đền. Là một phần của tổng hợp các bài ca mà người Do Thái hát khi hành hương về Giêrusalem. Những biểu thức (ra đi…đi…trở về…về..) gợi lên một cuộc rước lên Đền Thờ, có lẽ với những bó lúa vào dịp Lễ hội người ta dâng lên Thiên Chúa những hoa màu vừa mới thu hoạch. Lưu ý đến nhịp điệu được diễn tả qua cách dùng điệp ngữ, giống như bậc cấp người ta bước lên từng bước một: dẫn về… dẫn về, ta tưởng mình…. Ta thấy mình… ôi vĩ đại…vĩ đại thay.
5 phút Lời Chúa tháng 12.2018

5 phút Lời Chúa tháng 12.2018

  •   30/11/2018 09:10:39 PM
  •   Đã xem: 1241
  •   Phản hồi: 0
Biến cố “Vầng Đông từ chốn cao với viếng thăm dân Ngài” mà ông Da-ca-ri-a tán tụng đã xảy ra cách đây 2.000 năm và cứ mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta lại tưởng niệm mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người. Bầu khí của ngày chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh, cùng với những bài thánh ca, tạo nên một sắc thái đặc biệt khiến lòng người rộn lên niềm vui mong chờ ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Thế nhưng, niềm vui phát xuất từ thẳm sâu tâm hồn, làm cho tâm hồn mình như hoà quyện với bầu khí rộn rã khát mong Vầng Đông đến viếng thăm là thứ niềm vui từ trên ban cho. Niềm vui sâu xa tràn ngập tâm hồn và được bày tỏ qua hành động ấy chỉ được ban cho bạn qua tác động và phát xuất từ Chúa Thánh Thần.
Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Vọng C - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Vọng C - Lm. Inhaxio Hồ Thông

  •   26/11/2018 10:04:36 PM
  •   Đã xem: 1261
  •   Phản hồi: 0
Với Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng ta bước vào năm Phụng Vụ mới theo chu kỳ là Năm C. Trong Mùa Vọng này, chúng ta sống lại tâm tình của dân Do thái xưa chờ đón Chúa đến. Nhưng khác với dân Do thái, chúng ta biết rằng Chúa đã đến rồi trong thân phận yếu hèn của kiếp người, hiện nay Ngài vẫn hằng đến với chúng ta mọi ngày cách mầu nhiệm và Ngài sẽ đến sau cùng với chúng ta trong vinh quang, gần nhất vào ngày mỗi người từ giả cuộc sống trần thế này, và xa hơn vào ngày Quang Lâm của Ngài. Vậy, Mùa Vọng vừa chuẩn bị chúng ta mừng kỷ niệm việc Chúa đến lần thứ nhất trong thân phận yếu hèn của kiếp người, vừa giúp chúng ta hướng lòng trông đợi Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang của Ngài.
Các bài suy niệm Chúa Nhật 1 Mùa Vọng C (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm Chúa Nhật 1 Mùa Vọng C (nhiều tác giả)

  •   26/11/2018 04:03:09 AM
  •   Đã xem: 931
  •   Phản hồi: 0
Từ "Cứu chuộc" rất thông dụng trong thư của Thánh Phaolô (1 Cr 1,30 - Rm 3,24-8,23 - Cl 1,14) nhưng trong các Tin Mừng, chỉ thấy dùng ở đây. Ta cũng biết, Luca là đệ tử của Phaolô mà! Từ "Cứu chuộc" được dịch từ "Redemptio" của Latinh. Nhưng nếu để ý đến từ gốc của tiếng Hy Lạp "apolutrosi”, người ta thường dịch là "giải thoát". Như thế, Mùa Vọng là thời giải thoát đã đến gần. “Anh em sắp được giải thoát! Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên!". Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chèn chén say sưa, lo lắng sự đời kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em.
Suy niệm hằng ngày tuần 34 thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy niệm hằng ngày tuần 34 thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   24/11/2018 11:16:10 PM
  •   Đã xem: 932
  •   Phản hồi: 0
Chỉ trong vài từ nhưng có tầm quan trọng: nhị thức ‘sống-chết’. Bí quyết, vì đây là lời cuối cùng của đời sống, là sự trung thành với Đức Kitô Giêsu. Chúng ta dấn thân cùng với ân sủng của ngài để sống những giáo huấn Tin mừng, nhất là giới răn yêu Chúa và yêu người.
Lời hứa của Chúa thật tuyệt vời! Sự trung thành là chìa khóa để đi vào căn tính sâu xa của tình yêu. Nếu bạn yêu một chút và rồi vứt bỏ bổn phận của mình, vì thấy mỏi mệt khi phải yêu thương, thì còn ý nghĩa gì cho đời sống của bạn? Lời hứa của Chúa nâng đỡ ta, làm cho ta vui mừng và ban sức mạnh cho ta.
Suy niệm chú giải Lời Chúa CN 34 TN B. Lễ Chúa Kitô Vua - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa CN 34 TN B. Lễ Chúa Kitô Vua - Lm. Inhaxio Hồ Thông

  •   19/11/2018 09:00:03 PM
  •   Đã xem: 1223
  •   Phản hồi: 0
Mục đích của Chúa Giê-su khi thành lập Giáo Hội là thiết lập một vương quốc của tình yêu, công lý và hòa bình trên mặt đất. Nhiệm vụ của mỗi Ki-tô hữu phải là nắm men làm dậy lên tình yêu, công lý và hòa bình trong đống bột trần thế. Triều đại Thiên Chúa chỉ có thể trị đến bằng hành động tích cực của mỗi thành viên. Tin Mừng được trích dẫn từ bài Thương Khó theo Tin Mừng Gioan: Đức Giê-su bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô. Ngài khẳng định mình là Vua, nhưng Nước Ngài không thuộc thế gian này.
Suy niệm hằng ngày tuần XXXIII thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy niệm hằng ngày tuần XXXIII thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   18/11/2018 02:52:37 AM
  •   Đã xem: 948
  •   Phản hồi: 0
Tin mừng hôm nay là một bài dạy về cầu nguyện. Anh mù đã nài nỉ cầu xin: ‘Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi’! Một khi được nhận lời, lời cầu nguyện của anh biến thành lời chúc tụng tôn vinh và lan rộng đến dân chúng: ‘Anh theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vậy toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa’. Lời cầu xin có hai điều kiện và cả hai đều thấy có trong trình thuật. Điều kiện thứ nhất là ý thức mình cần đến Chúa. Anh mù ý thức điều này: anh cần được nhìn thấy và anh đã kêu la lớn tiếng không ai cản được, vì anh ý thức nỗi khổ đau, thân phận bất bình thường của mình và với bất cứ giá nào muốn thoát ra khỏi đó.
Suy Niệm Thánh Vịnh 15 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 15 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   16/11/2018 02:57:52 AM
  •   Đã xem: 1264
  •   Phản hồi: 0
Tiếng kêu ‘xin giữ gìn con’, lạy Chúa Trời của con, là nơi ẩn náu, là hạnh phúc của con.
Một chọn lựa triệt để: chống lại các ngẫu thần …một phong trào ngoại giáo đang lan tràn…tuyệt đối chối từ các ngẫu thần.
Hạnh phúc được sống thân tình với Thiên Chúa: Không, tôi không hối tiếc, tôi đã chọn phần tốt nhất. Thiên Chúa là vị cố vấn của tôi… Ngài luôn đồng hành và bảo vệ tôi…Thiên Chúa là niềm vui, là sự sống và là sự sống lại….Thiên Chúa là con đường, là ý nghĩa cuộc đời tôi. Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của tôi.
Các bài suy niệm CN 33 TN B. Kính trọng thể các thánh Tử Đạo Việt Nam (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm CN 33 TN B. Kính trọng thể các thánh Tử Đạo Việt Nam (nhiều tác giả)

  •   12/11/2018 11:53:23 PM
  •   Đã xem: 713
  •   Phản hồi: 0
Sau cùng các thánh tử đạo Việt Nam là những người làm chứng cho niềm hân hoan Nước Trời. Chúa Giêsu đã phán: Ai xưng tụng Ta trước mặt người đời thì Ta sẽ xưng tụng nó trước mặt Cha Ta ở trên trời. Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu cũng bảo: Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ. Và lời Chúa đã như là một động cơ thúc đẩy các ngài cam chịu mọi đắng cay và lướt thắng mọi khó khăn, vì những đau khổ hiện thời không thể nào so sánh được với niềm hạnh phúc bất diệt mà Chúa sắm sẵn cho những kẻ yêu mến và trung thành với Ngài.
Suy niệm chú giải Lời Chúa CN 33 TN B. Kính trọng thể các thánh Tử Đạo Việt Nam - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa CN 33 TN B. Kính trọng thể các thánh Tử Đạo Việt Nam - Lm. Inhaxio Hồ Thông

  •   11/11/2018 08:53:19 PM
  •   Đã xem: 959
  •   Phản hồi: 0
Giáo Hội Việt Nam hôm nay hân hoan mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong hàng ngũ các ngài, ngoài các vị là giám mục, linh mục, thì đa số là giáo dân. Thánh Inê Đê là một phụ nữ chân quê, thánh Tô ma Thiện là một chủng sinh còn trẻ, thánh Âu-gút-tin Nguyễn văn Mới là một nông dân. Nhưng ơn Chúa đã giúp các ngài khẳng khái làm chứng cho Tin Mừng Đức Kitô. Các thánh đã bền vững đến cùng trong lòng tin vào Chúa, nêu gương sáng cho cháu con hôm nay.
Suy niệm hằng ngày tuần XXXII thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy niệm hằng ngày tuần XXXII thường niên - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   10/11/2018 04:42:36 AM
  •   Đã xem: 982
  •   Phản hồi: 0
Trong sách Khôn Ngoan có đoạn viết: ‘Đức Khôn Ngoan là thần khí hằng yêu mến con người’ (Kn 1,6). Thật đẹp: sức mạnh này hướng dẫn cách dịu dàng và mạnh mẽ, dạy ta con đường đạt đến Thiên Chúa và tìm thấy những tương quan đúng đắn với tha nhân.
‘Đức Khôn Ngoan là thần khí hằng yêu mến con người’. Ta có trải nghiệm này khi ta suy tư trước mặt Chúa: nếu ta đặt mình theo trường dạy khôn ngoan, đức khôn ngoan sẽ gợi hứng cho ta những điều tốt đẹp, cho dù lúc khởi đầu chúng làm cho ta khó chịu, nhưng rồi ta sẽ nhận ra chúng mang đến cho ta điều thiện hảo đích thật.
CN 32B: Hai bà góa, ba cách cho - Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

CN 32B: Hai bà góa, ba cách cho - Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

  •   10/11/2018 04:33:28 AM
  •   Đã xem: 871
  •   Phản hồi: 0
Bài đọc I và bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, cho chúng ta hai khuôn mặt của hai bà góa. Một bà thời Cựu Ước, một bà thời Tân Ước. Một bà góa nghèo tiến đến, gương mặt thì già nua, áo quần thì cũ kỹ, tất cả đều nói lên thân phận túng cực của bà. Bà bỏ vào hòm hai đồng xu nhỏ. Tính thành tiền đồng Việt Nam bây giờ (2015) thì hai xu khoảng hơn hai nghìn đồng giấy. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ, vì số tiền không đáng là bao nhiêu. Thế nhưng bà tin tưởng rằng Chúa sẽ biết, bởi vì cái chẳng là bao nhiêu ấy lại là tất cả những gì bà thu quén được.
Suy Niệm Thánh Vịnh 145 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 145 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   08/11/2018 02:58:12 AM
  •   Đã xem: 1137
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh Thi ca ngợi vương quyền Thiên Chúa. Từ Thánh vịnh 145 cho đến Thánh vịnh cuối cùng 150, ta có một loạt thánh vịnh được gọi là Hallel cuối cùng, bởi vì mỗi một trong sáu Thánh vịnh này đều mở đầu và kết thúc bằng Alleluia. Cũng thế, sách Thánh vịnh kết thúc bằng lời chúc tụng. Hãy lưu ý từ Alleluia, trong tiếng Do Thái có nghĩa là Hãy chúc tụng Thiên Chúa.
Tác giả Thánh vịnh ca ngợi tình yêu Chúa với một giọng điệu hân hoan bằng cách lập lại chín lần cùng một cấu trúc văn phạm được gọi là ‘động tính từ ca tụng’.
Suy niệm chú giải Lời Chúa CN XXXII TN B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

Suy niệm chú giải Lời Chúa CN XXXII TN B - Lm. Inhaxio Hồ Thông

  •   05/11/2018 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 1079
  •   Phản hồi: 0
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXXII năm B mời gọi chúng ta suy gẫm về tấm lòng quảng đại của những người nghèo hèn, họ biết cho tất cả những gì mình có với trọn niềm tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa. Tin Mừng thuật lại tấm lòng quảng đại của một bà góa nghèo khổ, bà cho tất cả những gì mình có. Xét về lượng, hai đồng xu dâng cúng của bà thật là khiêm tốn, nhưng về phẩm, của dâng nầy chất chứa biết bao lòng yêu mến và niềm tin của bà đối với Chúa. Khi đặt hai lời dạy của Chúa Giê-su bên cạnh nhau: tránh xa thói giả hình của người Biệt Phái (12: 38-40) và noi gương cách sống đạo của một bà góa (12: 41-44), thánh Mác-cô muốn nêu bật sự tương phản giữa cách sống đạo của các kinh sư, tiêu biểu cho thành phần trí thức có quyền thế và địa vị, với thái độ khiêm hạ và quảng đại của một bà góa, đại diện cho thành phần hèn mọn nhất.
Các bài suy niệm CN 32 TN B (nhiều tác giả)

Các bài suy niệm CN 32 TN B (nhiều tác giả)

  •   05/11/2018 04:29:00 AM
  •   Đã xem: 1074
  •   Phản hồi: 0
Trong bài phúc âm, kể câu truyện Chúa Giêsu đến giảng dạy trong hội đường. Chúa quan sát những hành vi cử chỉ của những thầy Luật sĩ, Biệt phái, Tư tế và mọi người đến cầu kinh. Chúa đã rút ra những bài học thực tiễn để áp dụng cuộc sống đạo. Con người chúng ta thường đánh giá con người và sự việc theo hình thức dáng vẻ bề ngoài, hơn là quan tâm đến nội tâm. Chúa Giêsu dẫn mọi người đi vào tâm ý của mình và vạch ra cách thế tế nhị, Ngài nói rằng: Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma (Mc 12, 42). Hai đồng tiền kẽm chẳng có là bao so với khối tiền trong thùng dâng cúng. Số lượng qúa nhỏ để nêu danh và ghi công. Chúa Giêsu đã nhìn tận đáy tâm hồn chân chính của người đàn bà góa và Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết (Mc 12, 43).
Suy niệm Lời Chúa hằng ngày tuần XXXI TN B - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy niệm Lời Chúa hằng ngày tuần XXXI TN B - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   04/11/2018 03:26:00 AM
  •   Đã xem: 988
  •   Phản hồi: 0
Ta thấy Đức Giêsu hết sức tự nhiên, tự phát trong đoạn tin mừng hôm nay; có vẻ nghịch lý, để cho ta thấy tư tưởng của Ngài khác biệt với chúng ta. Lời khuyên của Ngài thật không ngờ: ‘Khi nào ông đãi khách ăn trưa hoặc ăn tối, thì đừng mời bạn bè anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi’. Thật lạ lùng! Theo lẽ tự nhiên ta mời ăn trưa bạn bè, anh em hay bà con để cũng được đáp lễ. Lời khuyên thứ hai cũng lạ lùng không kém: ‘Trái lại khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù; họ không có gì đáp lễ và như thế ông mới được có phúc’.
5 phút suy niệm Lời Chúa trong tháng 11/2018

5 phút suy niệm Lời Chúa trong tháng 11/2018

  •   31/10/2018 05:33:00 AM
  •   Đã xem: 1231
  •   Phản hồi: 0
Từ một quan sát thực tế, thấy “khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi”, Chúa Giê-su kể câu chuyện dụ ngôn, thoạt nghe có vẻ như một bài học về cách giao tế đời thường với những tính toán khôn khéo: chọn chỗ cuối để vinh dự khi được mời lên chỗ trên, thay vì “thượng” ngay mâm đầu để rồi ê mặt khi bị mời xuống dưới. Và cũng như bao lần khác, Chúa Giê-su khởi đi từ những chuyện đời thường, để rồi vén mở cho chúng ta thấy ý nghĩa cao quý của mầu nhiệm Nước Trời và cách thức để tham dự bữa tiệc thiên quốc đó. Là khách được mời thì “chủ đặt đâu, khách ngồi đó” tuỳ theo mối quan hệ của khách đối với chủ tiệc. Được mời vào dự tiệc Nước Trời và ngồi ở đâu trong bàn tiệc ấy là hồng ân Chúa thương ban chứ không do công trạng riêng của mỗi người.

Các tin khác

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Thống kê

  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm403
  • Hôm nay39,430
  • Tháng hiện tại471,374
  • Tổng lượt truy cập46,832,978

Kết nối

 

 

 


Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây